Báo Cáo Đánh giá các nguyên nhân cơ bản từ điều kiện kinh tế xã hội đến suy giảm nguồn lợi và đa dạng sinh h

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG 1

    1.1. Giới thiệu . 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3. Tổng quan về một số vườn quốc gia và khu bảo tồn vùng ĐBSCL 2
    1.3.1. Vườn quốc gia Tràm Chim . 2

    Phần II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    2.1. Phạm vi nghiên cứu . 8
    2.2. Nội dung nghiên cứu . 9
    2.4. Xử lý và phân tích dữ liệu . 10
    2.4.1. Xử lý số liệu 10
    2.4.2. Phân tích số liệu 10

    Phần III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
    3.1. Điều kiện kinh tế của nông hộ . 11
    3.2. Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ . 12
    3.3. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học động vật thủy sản . 13
    3.3.1. Điều kiện kinh tế xã hội 13
    3.3.3. Thu hẹp môi trường sống 18
    3.3.5. Đề nghị của nông hộ trong việc quản lý nguồn tài nguyên . 22

    Phần IV. KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT 24
    4.1. Kết luận . 24
    4.2. Đề xuất . 24

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
    PHỤ LỤC 26



    Phần I

    Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG

    1.1. Giới thiệu

    Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tuy chỉ chiếm 12% diện tích của cả nước, nhưng đây là nơi có các khu vực khai thác thủy sản rất quan trọng, đặc biệt là khai thác thủy sản nội địa. Theo số liệu thống kê năm 2006, khai thác thủy sản vùng ĐBSCL đóng góp 75% sản lượng khai thác thủy sản nội địa và 39% sản lượng khai thác hải sản của cả nước. Nghề khai thác thủy sản ĐBSCL vẫn chủ yếu là nghề cá quy mô nhỏ, nhưng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và cung cấp thực phẩm hàng ngày cho hàng triệu người dân địa phương. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vai trò quan trọng của nghề cá nội địa, chẳng hạn theo Hortle (2006) thì lượng thủy sản tiêu thụ bình quân vùng ĐBSCL là 56kg/người/năm (với sản lượng từ nguồn nội địa chiếm
    40%), nghề cá nội địa cũng đã tạo công việc cho khoảng 60% số hộ gia đình sống ở vùng lũ (Phạm Mai Phương & Nguyễn Văn Trọng, 2005) và khoảng 60% số hộ gia đình ở tỉnh An Giang và Trà Vinh (Phan Thanh Lâm, 2002). Nguồn lợi thủy sản ở đây cũng khá phong phú và đa dạng. Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư và Vườn quốc gia U Minh Hạ (sau đây gọi chung là khu bảo tồn) đã được thành lập với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học của các vùng đất ngập nước của vùng ĐBSCL. Theo kết quả thống kê, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) có diện tích 7.588 ha, Khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư (Cà Mau) có diện tích 844 ha và Vườn quốc gia U Minh Hạ (Kiên Giang) có diện tích 8l.286 ha. Đây cũng là những khu bảo tồn đa dạng sinh học động vật thủy sản đặc trưng ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, cuộc sống cộng đồng cư dân vùng đệm sống xung quanh các khu bảo tồn còn nghèo và nguồn sinh kế của họ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lợi thủy sản. Từ khi các khu bảo tồn được thành lập đã làm vùng khai thác thủy sản của ngư dân bị thu hẹp một cách đáng kể, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng do phải thay đổi phương kế sinh nhai. Tình hình khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn còn tồn tại mặc dù không nhiều và không phổ biến nhưng cũng ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học các khu bảo tồn trên. Do đó vấn đề đặt ra là cần phải có giải pháp hợp lý cho người dân nghèo sống ở vùng đệm có thể tham gia khai thác thủy sản hợp lý cả bên trong và bên ngoài các khu bảo tồn; từ đó sẽ góp phần giúp người dân ổn định thu nhập, cải thiện cuộc sống. Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình, dự án nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học đất ngập nước được thực hiện; tuy nhiên việc xây dựng một gói giải pháp tổng hợp nhằm đảm bảo sinh kế của cư dân, bảo tồn tính đa dạng sinh học nói chung và các loài động vật thủy sản nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định và chưa mang tính đặc thù riêng đối với quản lý nghề cá. Để giải quyết vấn đề trên, các khu bảo tồn đã và đang gặp phải một số khó khăn. Do vậy chuyên đề này được thực hiện nhằm đưa ra các đánh giá cơ bản về khía KTXH của cộng đồng cư dân sống xung quanh các khu bảo tồn để làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp tổng hợp phục vụ công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại nơi đây.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    Phân tích và đánh giá các nguyên nhân cơ bản từ điều kiện kinh tế xã hội đến suy giảm nguồn lợi và đa dạng sinh học động vật thủy sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...