Thạc Sĩ Đánh giá các hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
     MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN! . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ . viii
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích nghiên cứu . 3
    1.3 Ý nghĩa khoa học . 3
    1.4 Ý nghĩa thực tiến . 3
    1.5 Giới hạn của đề tài 3
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1 Cơ sở lý luận . 4
    2.1.1 Lý thuyết về hệ thống 4
    2.1.2 Lý luận về hệ thống nông nghiệp . 6
    2.1.3 Lý luận về hệ thống chăn nuôi 10
    2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới . 15
    2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 15
    2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 17
    2.3 Chăn nuôi gà công nghiệp - thực trạng và giải pháp 22
    3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    3.1 Đối tượng nghiên cứu . 25
    3.2 Địa điểm nghiên cứu 25
    3.3 Thời gian nghiên cứu 25
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iii


    3.4 Nội dung nghiên cứu 26
    3.4.1 Các thông tin về vùng nghiên cứu: 26
    3.4.2 Các thông tin về nông hộ 26
    3.4.3 Chăn nuôi gà công nghiệp 26
    3.5 Phương pháp nghiên cứu 27
    3.5.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra . 27
    3.5.2 Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra 27
    3.5.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 27
    3.5.4 Phương pháp phân loại các hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp . 29
    3.5.5 Phương pháp xử lý số liệu 30
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 31
    4.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chương Mỹ 31
    4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Chương Mỹ . 33
    4.3.1 Hoạt động trồng trọt 35
    4.3.2 Hoạt động chăn nuôi 36
    4.3.3 Hoạt động phi nông nghiệp 37
    4.4 Đặc điểm các xã nghiên cứu 39
    4.4.1 Điều kiện tự nhiên các xã nghiên cứu . 39
    4.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội các xã nghiên cứu 40
    4.4.3 Tình hình chăn nuôi gà tại các xã nghiên cứu . 41
    4.5 Phân loại và đặc điểm hóa các hệ thống chăn nuôi 43
    4.6 Thông tin chung về các nông hộ điều tra 46
    4.7 Quy mô chăn nuôi theo từng hệ thống 47
    4.8 Con giống, thức ăn và chuồng trại trong các hệ thống chăn nuôi 50
    4.9 Năng suất chăn nuôi gà công nghiệp theo các hệ thống . 53
    4.9.1 Năng suất nuôi gà thịt . 53
    4.9.2 Năng suất chăn nuôi gà sinh sản 57
    4.10 Hiệu quả chăn nuôi trong các hệ thống 59
    4.10.1 Hiệu quả chăn nuôi gà thịt 59
    4.10.2 Hiệu quả chăn nuôi gà sinh sản 63
    4.10.3 So sánh hiệu quả chăn nuôi các hệ thống 66
    4.11 Tình hình dịch bệnh trong các hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp .68
    4.12 Tình hình sử dụng vắc-xin và công tác vệ sinh thú y 69
    4.13 Phân, chất độn chuồng và nguy cơ dịch bệnh . 72
    4.14 Tính liên hoàn trong các khâu của quá trình chăn nuôi 73
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
    5.1 Kết luận . 77
    5.2 Kiến nghị 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 79


    1. MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Chăn nuôi chiếm một tỷ trọng khá quan trọng trong cơ cấu ngành nông
    nghiệp, ngoài lợi nhuận mà nó mang lại ngành chăn nuôi còn góp phần giải
    quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại nông thôn. Sau khi gia nhập WTO
    ngành chăn nuôi nước ta đã có nhiều sự thay đổi để có thể đáp ứng các yêu
    cầu của xã hôi và thị trường thế giới trong xu thế hội nhập. Ngày nay, thay
    đổi cơ cấu chăn nuôi đang diễn ra mọi nơi để thích ứng với kinh tế toàn cầu,
    nhiều nhà sản xuất phải đầu tư vốn để phát triển các hệ thốn chăn nuôi với
    năng suất cao, quay vòng vốn nhanh. Chăn nuôi công nghiệp ra đời từ những
    ngày đó. Mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 của nước ta chỉ
    rõ "đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất theo phương
    thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng
    cho tiêu dùng và xuất khẩu", như vậy có thể thấy chăn nuôi công nghiệp trở
    thành một hướng đi tất yếu trong chiến lược phát triển chăn nuôi quốc gia.
    Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành chăn nuôi đang cùng
    đất nước chuyển mình và khẳng định vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tính
    đến năm 2006 số trang trại chăn nuôi tính trên cả nước đạt 17.721 [15] (chưa
    kể các trang trại chăn nuôi gia súc không thường xuyên như: thỏ, dê .), đây
    chưa phải là một con số thuyết phục cho một nền chăn nuôi bền vững nhưng
    với những thành quả mà nó tạo ra trong thời gian qua có thể khẳng định đây
    là hệ thống chăn nuôi ưu việt. Chỉ đạo định hướng chuyển dịch cơ cấu sản
    xuất chăn nuôi gia cầm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ mục
    tiêu đạt được “(1) Tạo ra bước đột phá về phương thức sản xuất chăn nuôi gia
    cầm, theo đó tăng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn,
    tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn. Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức
    lại theo hướng có kiểm soát bảo đảm an toàn sinh học và giảm dần tỷ trọng.
    Dự kiến sản lượng thịt và trứng gà sản xuất theo phương thức trang trại, công
    nghiệp đến năm 2020 chiếm tỷ trọng trên 80%; Sản lượng thịt và trứng thuỷ
    cầm sản xuất theo phương thức trang trại, công nghiệp đến năm 2020 chiếm
    tỷ trọng trên 65%. (2) Nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng khả năng cạnh
    tranh của sản phẩm chăn nuôi, đưa giá trị sản xuất chăn nuôi gia cầm từ 23%
    năm 2008 lên 30% vào năm 2010; 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020
    trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi .” [17]. Với mục tiêu đó, chăn
    nuôi công nghiệp đang dự báo sự phát triển mạnh mẽ.
    Bước vào hội nhập kinh tế trong viễn cảnh khủng hoảng tài chính toàn
    cầu đã trở thành những thách thức mới cho chăn nuôi nước ta. Mở cửa đón các
    công ty nước ngoài vào trong điều kiện hàng rào thuế quan bị gỡ bỏ đã tạo cơ
    hội cho các đại công ty chiếm lĩnh thị trường. Giờ đây, chăn nuôi nước ta có
    thêm một mô hình mới là chăn nuôi gia công, trong đó các tập đoàn chăn nuôi
    lớn thực hiện khâu cung ứng và phân phối sản phẩm, người chăn nuôi chỉ “lấy
    công làm lãi”. Chăn nuôi gia công đang ngày càng khẳng định tính bền vững
    của nó khi mà số nông hộ chọn mô hình chăn nuôi này ngày càng tăng. Một ưu
    thế không thể phủ nhận của chăn nuôi gia công là người chăn nuôi được đảm
    bảo trước sự bấp bênh của thị trường và tình hình dịch bệnh bởi nhà cung cứng.
    Sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường của các đại công ty đang tạo ra nguy cơ
    mất lợi thế trên thị trường của mô hình chăn nuôi nông hộ.
    Tập đoàn CP (Charoen Pokphand) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh
    đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong
    lĩnh vực công - nông nghiệp. Năm 1993 CP được cấp giấy phép đầu tư số
    545A/GP tại Việt Nam với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài [12]. CP
    group xuất hiện và đưa những công nghệ hiện đại vào nước ta đã đặt chăn nuôi
    nước ta trước thế đôi đầu mới. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh,
    nhiều doanh nghiệp tư nhân nước ta phải lao đao thì CP group vẫn hoàn toàn
    đứng vững và ngày càng khẳng định sự ưu việt của công nghệ chăn nuôi khi họ
    từng bước chiếm lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi và con giống. Huyện
    Chương Mỹ, Hà Nội là địa bàn đóng quân của CP và tại đây nhiều trang trại
    gia công gà công nghiệp đã ra đời và phát triển với nhiều hệ thống khác nhau.
    Với những quan tâm và trăn trở trên chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu các
    hệ thống chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội với mong
    mỏi cung cấp những thông tin liên quan đến các hệ thống (HT) chăn nuôi gà
    công nghiệp làm cơ sở cho việc lựa chọn hệ thống chăn nuôi.
    1.2 Mục đích nghiên cứu
    - Xác định và đặc điểm hoá một số HT chăn nuôi gà công nghiệp tại
    huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
    - Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nghiên cứu
    - Phát hiện những thuận lợi và hạn chế trong các HT chăn nuôi gà công
    nghiệp.
    1.3 Ý nghĩa khoa học
    - Góp phận hoàn thiện về phương pháp nghiên cứu HT chăn nuôi.
    - Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà
    nông hộ.
    1.4 Ý nghĩa thực tiến
    - Nhằm cung cấp những thông tin cho việc lựa chọn các HT chăn nuôi và
    chỉ ra những hạn chế của các HT.
    - Làm tư liệu tham khảo cho việc xây dựng các chương trình phát triển
    chăn nuôi gia cầm.
    1.5 Giới hạn của đề tài
    Đề tài chỉ thực hiện trên số lượng trang trại hạn chế và chỉ tiến hành
    trên một huyện.
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Lý thuyết về hệ thống
    2.1.1.1 Khái niệm hệ thống
    Khái niệm "hệ thống" đã xuất hiện từ thời cổ đại nhằm mô tả về thế
    giới hiện thực, Aristot một nhà triết học cổ đại Hy Lạp đã đưa ra khái niệm về
    HT "cái tổng thể lớn hơn tổng thể các bộ phận của nó". Khái niệm này của
    Aristot đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
    Đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến các HT và theo đó nhiều khái
    niệm mới, hoàn chỉnh về HT đã ra đời. HT là một tập hợp của những thành
    phần có liên quan với nhau trong một ranh giới (Von Bertalanffy, 1978;
    Conway, 1984) (Dẫn theo Phạm Văn Hiền) [4]. Năm 1979, Spedding lại đưa
    ra một khái niệm khác về HT "là tổ hợp những thành phần có tương quan với
    nhau, giới hạn trong một ranh giới rõ rệt, hoạt động như một tổng thể cùng
    chung mục tiêu, có thể tác động qua lại và với môi trường bên ngoài" (Dẫn
    theo Phạm Văn Hiền) [4].
    Theo Phạm Văn Hiền, HT là một tập hợp có tổ chức các thành phần với
    những mối liên hệ về cấu trúc và chức năng xác định, nhằm thực hiện những
    mục tiêu xác định. Đưa ra ví dụ minh họa cho khái niệm Phạm Văn Hiền cho
    rằng xe đạp là một HT trong đó mỗi bộ phận của chiếc xe là một phần tử thực
    hiện những chức năng khác nhau và cùng thực hiện một chức năng chung là
    giúp con người chuyển động nhanh. Theo đó, Phạm Văn Hiền cũng đưa ra
    khái niệm về phân tử “Phân tử là thành phần tạo nên HT, có tính độc lập
    tương đối, có cấu trúc và thực hiện một chức năng nhất định” [4].
    Nhắc đến HT người ta nghĩ ngay đến một tập hợp gồm nhiều phần tử.
    Tuy nhiên bản thân HT không phải là phép tính tổng của các phần tử tạo
    thành nó, các bộ phận, các phần tử này có thể cùng hoạt động hoặc hoạt động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...