Báo Cáo Đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp kiến nghị giải pháp bổ sung sửa đổi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt nội dung

    Luật doanh nghiệp đánh dấu một bước tiến dài trong đổi mới tư duy và thực hiện cải cách
    kinh tế và cải cách hành chính ở Việt nam trong mấy năm qua. Tuy nhiên, hệ thống pháp
    luật về đăng ký kinh doanh vẫn còn tản mạn và phức tạp một cách không cần thiết. Báo
    cáo này đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của Luật Doanh Nghiệp năm 1999 để hỗ trợ
    và cung cấp thông tin cho các nỗ lực soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật nhằm tiếp
    tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm - thông qua việc “chuyển tải” được
    sự thành công của Luật Doanh Nghiệp hiện hành sang cả khu vực doanh nghiệp nhà nước
    và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

    Những mặt được của Luật Doanh nghiệp:
    ƒ Đơn giản hóa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, kết hợp với bãi bỏ
    hàng trăm giấy phép không cần thiết nhằm xóa bỏ và giảm mạnh rào cản gia
    nhập thị trường.
    ƒ Quy định rõ những quyền cơ bản của doanh nghiệp được kinh doanh ở tất cả
    các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; và
    ƒ Đa dạng hóa loại hình tổ chức kinh doanh; đồng thời, xác định được khung
    quản trị công ty với các thành tố cơ bản của nó.

    Tuy nhiên, Luật Doanh Nghiệp hiện hành chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp tư nhân
    trong nước - một khu vực mới xuất hiện với quy mô còn nhỏ và chỉ chiếm khoảng 10%
    GDP và 5% tổng số việc làm của cả nước. Các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và các
    doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - chiếm khoảng trên 50% GDP của cả nước - lại
    hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Khuyến khích Đầu tư nước ngoài.
    Điều này làm cho không những các loại hình sở hữu khác nhau được đối xử một cách
    khác nhau nhưng bản chất của sự khác biệt này lại thường không rõ ràng.

    Xác định những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện Luật Doanh nghiệp - và các biện
    pháp phù hợp để khắc phục các khiếm khuyết này - là cần thiết để mở rộng phạm vi hoạt
    động của Luật. Ngoài ra cũng cần phải phân tích sâu hơn các vấn đề khó khăn có thể nảy
    sinh khi áp dụng Luật Doanh nghiệp Chung với các loại hình doanh nghiệp mới không có
    trong Luật Doanh Nghiệp hiện hành chỉ dành cho các doanh nghiệp như nhân trong nước.
    Một trong những thách thức nổi bật nhất là công tác quản trị doanh nghiệp của các công
    ty mà ở đó động cơ lợi nhuận không rõ ràng là nguyên tắc quản lý nội bộ của công ty. Nói
    cách khác, đó là vấn đề quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước.

    Những khiếm khuyết của Luật Doanh nghiệp được đề cập trong báo cáo này bao gồm:

    ƒ Chưa thiết lập được nguyên tắc kiểm soát việc ban hành giấy phép mới và chưa
    thường xuyên đánh giá hiệu lực và tính hữu ích của giấy phép, và các điều kiện kinh
    doanh hiện hành khác. Giấy phép không cần thiết, thậm chí trái luật chưa được ngăn
    chặn hiệu quả, hoặc chưa bãi bỏ kịp thời.
    ƒ Chưa kiểm soát được tên doanh nghiệp, doanh nghiệp trùng tên hoặc có tên có thể gây
    nhầm lẫn trên phạm vi cả nước chưa được ngăn chặn mà trái lại đang tăng lên.
    ƒ Hạn chế góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp
    quá khắt khe, có trường hợp đến mức vô lý.
    ƒ Góp vốn bằng tài sản không phải là tiền mặt, nhất là giá trị quyền sử dụng đất đang
    gặp khó khăn(thủ tục không rõ ràng, phức tạp và chi phí cao), thậm chí không thực
    hiện được.
    ƒ Quyền của cổ đông nhất là cổ đông thiểu số còn yếu và chưa đầy đủ.
    ƒ Những yêu cầu cơ bản về cuộc họp cổ đông còn tối thiểu so với chuẩn mực quốc tế
    ƒ Cơ cấu quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn chưa tính đến sự tách biệt giữa chủ sở
    hữu và người quản lý. Vì vậy, có thể chưa phù hợp với các công ty trách nhiệm hữu
    hạn mà các thành viên của nó là pháp nhân.
    ƒ Cơ chế giám sát trực tiếp của các thành viên, cổ đông, hoặc gián tiếp thông qua các
    thể chế như kiểm toán, kiểm soát nội bộ.v.v chưa được quy định đầy đủ, hoặc chưa
    phát huy được hiệu lực như mong muốn.
    ƒ Nhóm người có liên quan cũng như sự giám sát các giao dịch của họ với công ty chưa
    được quy định đầy đủ, hợp lý và chưa được thực hiện có hiệu quả.
    ƒ Chế độ công khai hoá thông tin cho cổ đông, thành viên cũng như đối với công chúng
    còn mờ nhạt, và kém hiệu quả trên thực tế.

    Rõ ràng, không thể phủ nhận thành công chung của Luật Doanh nghiệp, nhưng các khiếm
    khuyết nói trên đã và đang hạn chế không nhỏ đến sự phát triển của từng công ty nói
    riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung ở Việt nam. Bởi vì các nhà đầu tư tiềm tàng có
    thể do dự trong việc quyết định đầu tư vào Việt Nam khi họ cảm thấy thiếu tin tưởng là
    các thoả thuận về đầu tư sẽ được triển khai thực hiện một cách đúng đắn.

    Giải quyết các điểm yếu ở trên, rõ ràng, là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên không có lý
    do gì để không tích cực bắt đầu quá trình này ngay từ bây giờ. Tương tự như vậy, việc đưa
    tất cả các loại hình doanh nghiệp vào một bộ luật về kinh doanh chắc chắn sẽ phải đối
    mặt với rất nhiều thách thức. Có thể tiếp tục duy trì một số ưu đãi cho một số loại hình
    doanh nghiệp nhất định. Tuy nhiên, việc xây dựng Luật Doanh Nghiệp Chung có ý nghĩa
    rất quan trọng, bởi vì nó giúp các quyết định như vậy được minh bạch hơn – vì nó sẽ tạo
    điều kiện để các nhà lập pháp và các đối tượng bị tác động trong xã hội được tham vấn
    đầy đủ hơn. Điều này có thể giúp giảm thiểu các nhầm lẫn và các cách diễn giải khác
    nhau trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật ở cấp địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...