Luận Văn Đánh giá các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh đủ tháng tại các nhà hộ sinh khu vực thành p

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 5/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
    VỀ THỂ CHẤT 3
    1.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN VỀ THỂ CHẤT 4
    1.3. TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG 6

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 14
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    15
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 19
    3.2. THÔNG TIN VỀ TRẺ VÀ CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 25
    3.3.YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 28

    Chương 4. BÀN LUẬN 30
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 30
    4.2. THÔNG TIN VỀ TRẺ VÀ CÁC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN 35
    KẾT LUẬN 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Chỉ số phát triển thể chất là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ đặc biệt trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Theo dõi sự phát triển thể chất của trẻ qua từng độ tuổi là việc làm quan trọng trong chăm sóc trẻ khoẻ đặt biệt giai đoạn sơ sinh. Khám trẻ toàn diện là phải đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ có phù hợp với lứa tuổi, song song với việc thăm khám lâm sàng phát hiện ra bệnh lý [2], [3], [5].
    Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài tử cung từ lúc sinh ra đến 4 tuần tuổi. Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng đã cho thấy phần lớn các trẻ sơ sinh sống là đủ tháng (hơn 80%), tỉ lệ đẻ non chiếm 8 - 15% trong tổng số trẻ sinh sống (ở các nước phát triển tỉ lệ thấp 5 - 7%) [11], [22].
    Nghiên cứu các chỉ số phát triển thể chất của trẻ trong các cơ sở sản khoa là một việc làm cần thiết. Từ đó có thể tìm hiểu những yếu tố liên quan của mẹ trong khi mang thai ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con khi sinh. Nghiên cứu này sẽ rèn luyện người bác sĩ thực hành trong công tác chăm sóc sơ sinh tại các nhà hộ sinh khu vực nói chung thói quen phỏng vấn tiền sử mang thai, những chỉ số phát triển của trẻ như chiều cao, vòng đầu, trọng lượng, tuổi thai để có hướng tư vấn cho cộng đồng về cách chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh hợp lý trong tuần đầu sau đẻ. Thay đổi được hành vi thực hành sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh.
    Sơ sinh đủ tháng có nhiều yếu tố thuận lợi để giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần và vận động sau này [5], [8]. Tuy nhiên để hiểu rõ bản chất cũng như so sánh các chỉ số phát triển thể chất của trẻ cũng như các mối liên quan với mẹ của trẻ là một việc làm cần thiết.
    Trong những năm gần đây ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của người dân được cải thiện, việc chăm sóc và quản lý thai nghén tốt hơn, trọng lượng trẻ sơ sinh đủ tháng có khuynh hướng tăng cao hơn so với những năm trước [1], [5]. Việc nghiên cứu đánh giá lại các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh là việc làm cần được tiến hành đều đặn theo thời gian. Vì vậy, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đánh giá các chỉ số phát triển thể chất của trẻ sơ sinh đủ tháng tại các nhà hộ sinh khu vực thành phố Huế”. Đề tài đã được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
    1. Ghi nhận một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và các chỉ số phát triển (cân nặng, chiều cao, vòng đầu) trẻ sơ sinh đủ tháng tại các nhà Hộ sinh Khu vực thành phố Huế
    2. Xác định một số yếu tố liên quan từ mẹ và con đến các chỉ số phát triển thể chất này của trẻ sơ sinh đủ tháng
     
Đang tải...