Chuyên Đề Đánh giá bước đầu về đặc điểm lâm sàng suy giảm chức năng trí tuệ ở bệnh nhân sau nhồi máu não trên

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đánh giá bước đầu về đặc điểm lâm sàng suy giảm chức năng trí tuệ ở bệnh nhân sau nhồi máu não trên 60 tuổi
    Sự lão hoá của hệ thần kinh, đặc biệt là não đã gây nên nhiều tình trạng bệnh lý trong đó có tình trạng suy giảm chức năng trí tuệ ở người cao tuổi. Tình trạng này bao gồm sự suy giảm nhận thức nhẹ (SGNTN) và sa sút trí tuệ (SSTT). Kể từ tuổi 60, trung bình cứ sau 5 năm thì tỷ lệ bệnh SSTT tăng gấp đôi [4, 5]. SSTT biểu hiện bằng tình trạng suy giảm trí nhớ kèm theo một hoặc nhiều rối loạn chức năng nhận thức như mất ngôn ngữ, mất dùng động tác, mất nhận thức và mất khả năng điều hành. Các thể sa sút trí tuệ bao gồm: Bệnh Alzheimer (AD), SSTT do mạch, SSTT thể Lewy, SSTT thuỳ trán - thái dương [6]. Trong đó SSTT do nguyên nhân mạch máu (vascular dementia viết tắt là VaD) là nguyên nhân đứng hàng thứ hai của SSTT sau bệnh AD. Nó chiếm khoảng 10 - 50% các trường hợp SSTT tuỳ theo từng vùng địa dư, đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán.Viện Lão khoa Quốc gia gần đây đã công bố kết quả nghiên cứu đánh giá chức năng nhận thức ở người Việt Nam tuổi từ 60 trở lên bằng một số trắc nghiệm thần kinh tâm lý [1]. Kết quả nghiên cứu này bước đầu cho chúng ta giá trị chuẩn của các trắc nghiệm thần kinh tâm lý để làm căn cứ đối chứng cho việc sử dụng các trắc nghiệm này trong chẩn đoán, theo dõi suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ trong cộng đồng người cao tuổi ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về rối loạn nhận thức nói chung, cũng như SGNTN và SSTT do nguyên nhân mạch máu (VCI, VaD). Để góp phần tìm hiểu về những căn bệnh thoái hoá não này, tiếp cận với những khái niệm bệnh lý mới SGNTN và SSTT chúng tôi tiến hành nghiên cứu bước đầu về VCI và VaD sau nhồi máu não ở người có tuổi nhằm mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ ở bệnh nhân sau nhồi máu não lần đầu trên 60 tuổi.2. Đưa ra những nhận xét bước đầu về tình trạng sa sút trí tuệ ở bệnh lý tổn thương thần kinh này.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứu
    1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
    - 30 bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu não cấp lần 1 (có tiêu chuẩn vàng là chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não có ổ nhồi máu não) sẽ được lấy vào nghiên cứu.- 30 người bình thường, cùng giới, tuổi so với bệnh nhân ± 5 tuổi, cùng vào khám và điều trị với ca bệnh (không có tai biến mạch não, Parkinson, trầm cảm, hoặc nghi ngờ trầm cảm, suy giáp, cường giáp, thiếu máu, bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính, khối u hoặc ung thư và các yếu tố nguy cơ mạch: tăng huyết áp, đái tháo đường .) sẽ được lấy vào nhóm chứng.Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội A, khoa Thần kinh bệnh viện Hữu nghị và Đơn vị nghiên cứu về trí nhớ tại Viện Lão khoa Quốc gia.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
    - Bệnh nhân đã có tai biến mạch não trước đó. Bệnh nhân bị xuất huyết não. Bệnh nhân có nhồi máu não mà có bệnh Parkinson trước đó, hoặc đang có bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính, thất ngôn, khiếm khuyết về thị lực, thính lực và không hợp tác đầy đủ, các bệnh nhân có thiếu máu, suy giáp, cường giáp, khối u hoặc ung thư.Bệnh nhân đã có SGNTN và SSTT trước đó, hoặc có bằng chứng rối loạn trí nhớ trước đó được xác định qua bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Hoặc bệnh nhân nghi ngờ có trầm cảm hoặc có trầm cảm qua thăm khám sàng lọc trước đóMục tiêu: 1) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ ở bệnh nhân sau nhồi máu não lần đầu trên 60 tuổi; 2) Đưa ra những nhận xét bước đầu về tình trạng sa sút trí tuệ ở bệnh lý tổn thương thần kinh này. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân trên 60 tuổi nhồi máu não lần đầu (sau 1 tháng) tại bệnh viện Hữu nghị và 30 bệnh nhân nhóm chứng. Sử dụng các trắc nghiệm thần kinh tâm lý đánh giá một số lĩnh vực của chức năng trí tuệ. Kết quả: Chức năng nhận thức tổng quát cùng các chức năng khác như chức năng chú ý, chức năng thị giác không gian, chức năng thực hiện nhiệm vụ và sự suy giảm trí nhớ của nhóm bệnh nhân nhồi máu não giảm một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng. Chức năng ngôn ngữ ở nhóm bệnh có bị ảnh hưởng song giảm không nhiều so với các chức năng khác. Tỷ lệ sa sút trí tuệ sau nhồi máu não là 12,3%, tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não là 47%. Kết luận: Nhồi máu não lần đầu đã làm suy giảm hầu hết các chức năng trí tuệ của vỏ não.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...