Thạc Sĩ Đánh giá biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng các chỉ số biến đổi khí hậu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của toàn nhân loại. Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia có nhiều khả năng chịu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH). Trên thực tế ở Việt Nam đã có những biểu hiện của BĐKH liên quan đến các yếu tố khí hậu cơ bản (nhiệt độ, lượng mưa .) cũng như các hiện tượng khí hậu cực đoan (bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán .). Tác động tiềm tàng của BĐKH ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ngành và các lĩnh vực chủ yếu: tài nguyên nước, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, sức khỏe, trong đó nông nghiệp và tài nguyên nước được khuyến cáo sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất.
    Làm thế nào để nhận biết được mức độ biến đổi của khí hậu trong 10 năm, 30, 50 năm hoặc nhiều năm qua và trong 20 năm, 50 hoặc 100 năm sắp tới? Nhiều người, kể cả các nhà khí hậu học, đã đối mặt với những câu hỏi này trong nhiều năm, không chỉ vì sự quan tâm khoa học, mà còn để hỗ trợ trong các hoạch định chính sách (IPCC năm 2001) và để thông báo cho công chúng. Và khi thừa nhận về những biểu hiện của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học, các nhà lập chính sách và cộng đồng nhận thấy cần có những thước đo định lượng về BĐKH để xây dựng các chiến lược ứng phó với những tác động bất lợi, đồng thời khai thác những cơ hội mà BĐKH mang lại. Những cuộc phỏng vấn các đại biểu của 57 nước tham gia Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên hợp quốc năm 2005 tại Montreal cho thấy cần có một thước đo tích hợp về BĐKH, và một trong những thước đo đó là các chỉ số về biến đổi khí hậu. Một trong những chỉ số biến đổi khí hậu đầu tiên đã được thiết lập, ví dụ: 1) Chỉ số các cực đoan khí hậu ở Hoa Kỳ (Climate Extremes Index-CEI) do Karl và và cộng sự [26] đề xuất và 2) Chỉ số phản ứng khí hậu nhà kính (Greenhouse Climate Response Index) của Hoa Kỳ do Karl [26] và các cộng sự đề xuất và được phát triển từ kết quả công bố ban đầu của nó trong các báo cáo của IPCC (1990; 1992; 1995) [24]. Bộ các chỉ số khí hậu và có liên quan đến biến đổi khí hậu, đặc biệt là các chỉ số rủi ro biến đổi khí hậu (Climate change risk indices) do Công ty Maplecroft xây dựng (www.maplecroft.com) đã mở rộng một cách đáng kể các thước đo và công cụ đánh giá định lượng mức độ biến đổi của khí hậu. Trong các chỉ số biến đổi khí hậu hiện có thì chỉ số biến đổi khí hậu (Climate Change Index, CCI) do Baettig và các cộng sự đề xuất được sử dụng khá phổ biến trong việc định lượng hóa mức độ biến đổi và mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu ở các khu vực cụ thể [15], [16]. Nhằm mục đích tìm hiểu và khảo sát biến đổi khí hậu (BĐKH) tại các vùng khí hậu ở Việt Nam dựa trên chỉ số biến đổi khí hậu để đáp ứng yêu cầu của các nhà hoạch định chính sách về các thông tin BĐKH luận văn đã nghiên cứu và ứngdụng 2 phương pháp tính 02 chỉ số biến đổi khí hậu (CCI) và chỉ số biến đổi khí hậu vùng (Regional Climate Change Index, RCCI). Cả hai chỉ số này được tính toán trên cơ sở các chỉ thị năm và mùa của nhiệt độ, lượng mưa (lượng mưa) được quan trắc từ các trạm khí tượng/khí hậu và số liệu khí hậu được chiết xuất từ mô phỏng dựa trên mô hình khí hậu PRECIS và kịch bản phát thải của thế kỷ 21.
    Do vậy, luận văn có tên là "Đánh giá biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng các chỉ số biến đổi khí hậu"
    Bố cục của luận văn bao gồm:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương này sẽ khái quát về những biểu hiện của BĐKH và những phỏng đoán về BĐKH trên quy mô toàn cầu và Việt Nam; tổng quan về những công trình nghiên cứu BĐKH dựa trên chỉ số BĐKH. Từ các kết quả tổng quan sẽ xác định mục đích và nội dung nghiên cứu của luận văn.
    Chương 2: Cở sở số liệu và phương pháp tính toán.
    Chương này sẽ trình bày về cơ sở số liệu quan trắc khí hậu và kết quả mô phỏng khí hậu khu vực bằng mô hình PRECIS và giới thiệu nội dung của 2 phương pháp tính hai chỉ số biến đổi khí hậu CCI và RCCI được ứng dụng trong luận văn.
    Chương 3: Đánh giá biến đổi khí hậu dựa vào hai chỉ số biến đổi khí hậu RCCI và CCI.
    Chương này trình bày hai nội dung: 1) Các kết quả tính toán của 2 chỉ số CCI và RCCI; 2) Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu ở 7 vùng khí hậu dựa kết quả tính toán 2 chỉ số CCI và RCCI; 3) Khuyến nghị sử dụng 2 chỉ số biến đổi khí hậu RCCI và CCI trong việc cung cấp thông tin về BĐKH ở Việt Nam trong tương lai.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .3
    1.1. Bằng chứng biến đổi khí hậu và phỏng đoán về biến đổi khí hậu tương lai trên
    quy mô toàn cầu .3
    1.2. Một số công trình nghiên cứu về BĐKH, biến đổi của một số các yếu tố khí hậu
    cơ bản và phỏng đoán khí hậu trong tương lai ở Việt Nam .4
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ SỐ LIỆU SỬ DỤNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN 14
    2.1. Cơ sở số liệu sử dụng . 14
    2.1.1. Số liệu quan trắc 14
    2.1.2. Số liệu mô phỏng khí hậu .14
    2.2. Phương pháp tính toán hai chỉ số biến đổi khí hậu 17
    2.2.1. Chỉ số biến đổi khí hậu khu vực RCCI 17
    2.2.2. Chỉ số biến đổi khí hậu CCI .22
    CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA TRÊN HAI CHỈ SỐ
    BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU . 27
    3.1. Biến đổi khí hậu dựa trên chỉ số RCCI và CCI .27
    3.1.1. Xác định khung thời gian tính toán và các nhóm chỉ thị cho hai chỉ số .27
    3.1.2. Tính toán và đánh giá biến đổi về 8 chỉ thị hợp phần của chỉ số RCCI .30
    3.1.2.1. Các biến thành phần của RCCI theo nhiệt độ 30
    3.1.2.2. Các biến thành phần của RCCI theo lượng mưa 37
    3.1.2.3. Tích hợp các chỉ số thành phần thành chỉ số RCCI 43
    3.1.3. Biến đổi khí hậu dựa trên chỉ số CCI 49
    3.1.3.1. Nhóm chỉ thị trong nhiệt độ nóng nhất năm và theo mùa .49
    3.1.3.2. Nhóm chỉ thị trong lượng mưa năm và mùa .51
    3.1.3.3. Tích hợp các chỉ số thành phần thành chỉ số CCI 53
    3.1.4. Đánh giá mức độ phù hợp của 2 chỉ số CCI và RCCI .54
    3.2. Ước lượng biến đổi khí hậu trong tương lai dựa trên chỉ số CCI 59
    3.2.1. Nhóm chỉ thị sự kiện nóng nhất năm và theo mùa 60
    3.2.2. Nhóm chỉ thị về lượng mưa năm và mùa .63
    3.2.3. Chỉ số CCI trong tương lai .67
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
    Tiếng Việt .72
    Tiếng Anh .73
     
Đang tải...