Luận Văn Đánh giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ bằng trắc nghiệm đi bộ 6 phút kết hợp máy điện tâm đồ cầm tay

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tổng quan về bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ 3
    1.2. Tổng quan về trắc nghiệm đi bộ 6 phút 10
    1.3. Tổng quan về máy Dailycare 8F 12
    1.4. Nghiên cứu đánh giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
    bằng trắc nghiệm đi bộ 6 phút 13
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 15
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
    3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 22
    3.2. Đặc điểm về tuổi và giới của nhóm bệnh 23
    3.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 24
    3.4. Các yếu tố nguy cơ 25
    3.5. Đặc điểm về siêu âm Doppler của nhóm bệnh 27
    3.6. Các thay đổi thông số sống của nhóm chứng khi
    thực hiện trắc nghiệm đi bộ 6 phút 28
    3.7. Các thay đổi thông số sống của nhóm bệnh khi
    thực hiện trắc nghiệm đi bộ 6 phút 28
    3.8. Giá trị quãng đường của trắc nghiệm đi bộ 6 phút ở nhóm bệnh
    và nhóm chứng 29
    3.9. Thay đổi các chỉ số: Thời gian QRS, chênh ST và QTc 30
    3.10. Tương quan giữa quãng đường đi được của trắc nghiệm đi bộ
    6 phút và chiều cao, cân nặng, tuổi ở nhóm chứng 30
    3.11. Tương quan giữa quãng đường đi được của trắc nghiệm đi bộ 6 phút
    và EF, FS 32
    Chương 4: BÀN LUẬN 33
    4.1.Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng nghiên cứu
    và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ 33
    4.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
    và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ 34
    4.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch
    và bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ 36
    4.4. Về kết quả của trắc nghiệm đi bộ 6 phút ở nhóm chứng 37
    4.5. Về kết quả của trắc nghiệm đi bộ 6 phút ở nhóm bệnh 40
    4.6. Về biến đổi khoảng QTc, thời gian QRS, chênh ST ở bệnh nhân
    trước và sau làm trắc nghiệm đi bộ 6 phút 42
    KẾT LUẬN 43
    ĐỀ XUẤT 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố nguy cơ tim mạch hiện diện ngày càng nhiều, bệnh tim mạch ngày càng gia tăng đặc biệt trong những năm gần đây trong đó bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là bệnh khá thường gặp. Cho đến bây giờ, đây là bệnh lý tim mạch chiếm tỷ lệ cao ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển [5]. Ở Châu Âu bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ chiếm khoảng chừng 6% đàn ông trên 50 tuổi, hàng năm có thêm khoảng 0,3-0,6% người mắc bệnh. Về tỷ lệ tử vong thì mỗi năm chiếm khoảng 120-250 người chết /100.000 người dân ở các nước công nghiệp phát triển. Tỷ lệ này tăng lên với tuổi: 800-1000 tử vong/100.000 ở lứa tuổi 65-74 đối với nam giới, 300/100.000 đối với phụ nữ ở cùng lứa tuổi [1]. Ở Việt Nam chưa có thống kê toàn dân nhưng các thống kê ban đầu tại các bệnh viên lớn cho thấy bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hầu hết ở tuổi trên 50 trở lên, bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và chiếm tỷ lệ ngày càng cao, đứng thứ ba sau bệnh van tim và tăng huyết áp [5], [9].
    Việc chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ có thể dựa vào gợi ý của các triệu chứng lâm sàng nhưng nhiều khi không rõ ràng và thiếu chính xác đặc biệt là ở giai đoạn sớm. Các phương pháp thăm dò cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, bao gồm các phương pháp như: Điện tâm đồ, Holter điện tim 24h, trắc nghiệm gắng sức, siêu âm tim gắng sức, chụp mạch vành, cộng hưởng từ [3], [7], [10], [15] . Bên cạnh đó, hiện nay người ta cũng có thể sử dụng các nghiệm pháp gắng sức để đánh giá nhanh bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ như phương pháp trắc nghiệm đi bộ 6 phút kết hợp máy điện tâm đồ cầm tay.
    Trắc nghiệm đi bộ 6 phút là một trắc nghiệm lâm sàng lượng giá hoạt động chức năng một cách khách quan, đã được áp dụng từ những năm 1960 khi phong trào thể dục nhịp điệu điều trị béo phì trở nên thông dụng. Hiệp hội chức năng hô hấp Mỹ đang tiến hành thực hiện khuyến cáo về trắc nghiệm đi bộ 6 phút. Theo hiệp hội này, trắc nghiệm đi bộ 6 phút đơn giản nhất, thích nghi tốt cho bệnh nhân và phản ánh đúng các hoạt động hàng ngày hơn các trắc nghiệm đi bộ khác [11], [36]. Chỉ định ưu tiên của trắc nghiệm đi bộ 6 phút là đánh giá tiên lượng bệnh tim nặng trước, sau điều trị và bệnh phổi, có thể dùng đánh giá chức năng, dùng cho nghiên cứu dịch tễ, để dự báo tần suất và nguy cơ tử vong của bệnh tim phổi. Trắc nghiệm đi bộ 6 phút được dự đoán là có giá trị quan trọng trong việc tiên lượng, cũng như góp phần phân loại, theo dõi diễn tiến và hiệu quả điều trị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ [35].
    Trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu thực hiện trắc nghiệm đi bộ 6 phút ở người khỏe mạnh và nghiên cứu áp dụng đánh giá suy tim [10], [12], [15], [27] nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về trắc nghiệm đi bộ 6 phút trong đánh giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ .
    Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ bằng trắc nghiệm đi bộ 6 phút kết hợp máy điện tâm đồ cầm tay (Dailycare 8F)”, với các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá quãng đường đi được trung bình ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ.
    2. Đánh giá biến đổi khoảng QTc, thời gian QRS, chênh ST ở bệnh nhân bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ trước và sau làm trắc nghiệm đi bộ 6 phút bằng máy Dailycare 8F.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Bộ môn nội-Trường Đại học Y Dược Huế (2007), “Suy mạch vành”, Bệnh học nội khoa, (tập 1), tr.53-65.
    2. Bộ môn nội-Trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Cơn đau thắt ngực”, Bệnh học nội khoa, (tập 2), tr.100-105.
    3. Nguyễn Huy Dung (2002), “Nghiệm pháp gắng sức”, Bệnh mạch vành, NXB Y học Hà Nội, tr.38-53.
    4. Nguyễn Huy Dung (2002), “Đau thắt ngực và sinh lý bệnh”, Bệnh mạch vành, Nxb Y học Hà Nội, tr.7-37.
    5. Nguyễn Huy Dung (2005), “Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”, Bệnh học nội khoa, NXB Y học Hà Nội, tr.34-45.
    6. Nguyễn Hữu Trâm Em (1999), “Sử dụng nghiệm pháp gắng sức trong đánh giá bệnh lý tim mạch”, Thời sự y học, tr.241-246.
    7. Võ Thị Hà Hoa (2002), Nghiên cứu thiếu máu cơ tim qua nghiệm pháp nghiệm pháp gắng sức ở bệnh nhân Đái tháo đường thể 2, Luận án Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Huế.
    8. Phạm Gia Khải (2001), “Đại cương siêu âm 1D và 2D”, Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr.174-220.
    9. Phạm Quốc Khánh (2001), “Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ”, Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tr.163-173.
    10. Huỳnh Văn Minh (2003), “Chụp động mạch vành”, Bài giảng sau đại học bệnh lý tim mạch, Trường Đại học Y khoa Huế, (2), tr.69-81. (20)
    11. Huỳnh Văn Minh (2004), “Trắc nghiệm đi bộ 6 phút”, Thông tin nội khoa, Bệnh viện Trường đại học Y khoa Huế, tr.20-22.
    12. Lê Thị Nguyệt (2007), Nghiên cứu trắc nghiệm đi bộ 6 phút trong đánh giá bệnh nhân suy tim ở khoa nội tim mạch bệnh viện trung ương Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa, Đại học Y Dược Huế.
    13. Giao Thị Thoa (2005) 10A, Nghiên cứu các thông số biên độ sóng R, nhịp thất, huyết áp tâm thu của nghiệm pháp gắng sức trong đánh giá suy mạch vành, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Đại học Y khoa Huế.
    14. Hoàng Anh Tiến (2008), “Nghiên cứu áp dụng máy Dailycare 8F trong đánh giá bệnh nhân suy tim trước và sau trắc nghiệm đi bộ 6 phút”, Y học thực hành, Nhà xuất bản Y học 2009, tr.68-79.
    15. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (1999), “Bệnh mạch vành”, Hướng dẫn đọc điện tim, Nhà xuất bản Y học Hà Nội 1999, tr.135-148.
    16. Nguyễn Thị Vân (2004) (người dịch), “Thử nghiệm đi bộ 6 phút trong việc chỉ định điều trị oxy lâu dài trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, Y học Việt Nam, (10), tr. 33-36.
    17. Nguyễn Lân Việt (2003), “Đau thắt ngực ổn định”, Thực hành Bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học 2003, tr.26-45.
    18. Nguyễn Lân Việt (2003), “Đau thắt ngực không ổn định”, Thực hành Bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học 2003, tr.26-45.
    19. Phạm Nguyễn Vinh (2001), “Khuyến cáo mới về chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt ngực ổn định”, Thời sự Y dược học, Bộ IV, (3), tr.136-141.
    20. Phạm Nguyễn Vinh, Hoàng Trọng Kim, Nguyễn Mạnh Phan, Nguyễn Lân Việt (2002), ”Nghiệm pháp gắng sức”, Bệnh học tim mạch, NXB Y học chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, (1), tr.113-124.

    B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    21. Bernard J.Gersh, Eugene Braunwald, John D.Rutherford (1997), “Chronic Coronary Artery Disease”, 5th edition, chapter 38, pp.1289-1313.
    22. Bernard R.Chaitman (1997), “Exercise Stress Testing”, Heart Disease. 5th edition, chapter 5, pp.153-174.
    23. Charles pollick (1997), “Exercise Testing and Noninvasive Assessment of CAD”, The Guide to Cardiology, third edition, chapter 6, pp.79-87.
    24. Enright PL. (1998), “Reference equations for six-minute walk test in healthy adults”, Am J Respir Crit Care Med, 158(13), pp.84-87.
    25. Gita Ramamurthy Jamie E.Kerr, David harsha, Morton E.Tavel (1999), “The treadmill Test: Where to stop and What dose it mean?”, Chest, Vol 115, (4), pp.1-17.
    26. Goffredo G.gensini, “Cononary Arteriography”, Heart disease, pp.242-244.
    27. Haass M., Zugck C. (2000), “The six minute walk test: a cost-effective alternative to spiro- ergometry in patients with chronic heart failure”, Z Kardiol, 89(2), pp.72-80.
    28. Joel W.Heger, R.Fernado Roth, James T.Niemann, J.Micheal Criley (1994), “Exercise Stress testing”, Cardiology, third edition, chapter 3, pp.76-86.
    29. Louis J. Acierno (1994), “Coronary artery diease”, The history of cardilogy, chapter 18, pp.281-312.
    30. MA. Woo, DK. Moser (1997), “Six minute walk test and heart rate variability: lack of association in advanced stages of heart failure”, American Journal of Critical Care,(5), pp. 348-354.
    31. Merete Vaage – Nilsen, verner Rasmussen, Charlotte Sorum, Gorm Jensen (1991), “ST – Segment deviation during 24 – hour ambulatory electrocardiographic monitoring and exercise stress test in healthy male subject 51 to 75 years of age, The Copenhagen City heart Study”, American Heart Journal, Vol 137, (6), pp.1-9.
    32. Micheal S.Lauer (2001), “Exercise in secondary prevetion and cardiac rahabilitation”, Cardiology clinics, Vol 19, (3), pp.1-14.
    33. Nasaraiah Nallamothu, Massroor Ghods, Jaekyeong Heo, Abdulmassih S.Iskandrian (1995), “Comparision of Thallium – 201 Single – Phonton Emission Computed tomography and Electrocardiographic Results”, JACC, Vol 25, (4), pp.830-836.
    34. Neil Coplan, Alejandro Junger, Victor Atallah, et al (2001), “The Magninude of Exercise – Related ST Depression as a Predictor of Exercise Nuclear Results: Effect of Age and Gender”, Cardiovascular Reviews and Reports, vol XXII, (1), pp.26-30.
    35. Ponikowski Piotr et al (1997), “Depressed Heart Rate Variability as an Independent Predictor of Death in Chronic Congestive Heart Failure Secondary to Ischemic or Idiopathic Dilated Cardiomyopathy”, Am J Cadiol, (79), pp. 1645-1650.
    36. Poole Wilson PA. (1999), “the six minute walk test: A simple test with clinical application”, Eur Heart J, 21(7),pp.507-508.
    37. Richard M.Streingart (2001), “*** differences in diagnosic and treatment of CAD”, Cardiology Review, Vol 18, (3), pp.22-25.
    38. Sakir Arslan MD, Mustafa Kemal Erol MD, Fuat Gundogdu MD (2003), “Prognostic Value of 6-Minute Walk Test in Stable Outpatients with Heart Failure”, Texas Heart Institute Journal 2007, 32(2), pp.166-169.
    39. T. Trooster (2002), “Six minute walk test: a valuable test, when properly standardized”, Physical Therapy, 82(8), pp. 826.
    40. T. Trooster, R. Gosselink, M. Decramer (1999), “Six minute walking distance in healthy elderly subjects”, Eur Respir J, (14), pp. 270-274.
    41. WHO (2000), “The international classification of adult underweight, overweight and obesity according to BMI”, www.who.int
    42. WHO- Western Pacific Region, IASO (International Association for the Study of Obesity) (2000), “The Asian-Pacific respective: Redefining Obesity and its treatment”, www.who.int
     
Đang tải...