Thạc Sĩ đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lịch sử loài người từ khi xuất hiện cho tới nay, con người vẫn hàng ngày
    hàng giờ sử dụng và khai thác các nguồn lực tự nhiên của trái đất nhằm phục
    vụ cho cuộc sống của mình. Thuở sơ khai săn bắn chim thú, hái lượm hoa quả
    làm thức ăn để tồn tại, tiến hoá hơn, con người chặt cây để làm nhà ở, với đất
    gieo hạt để thu lấy lương thực làm thức ăn. Sự phát triển sau này cho thấy con
    người ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau từ việc khai thác và sử
    dụng các nguồn lực tự nhiên nhằm phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên ở mỗi
    thời điểm khác nhau và phạm vi không gian khác nhau thì việc sử dụng các
    nguồn lực tự nhiên cũng mang lại những kết quả khác nhau, và ở mỗi quốc
    gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau thì việc khai thác, sử dụng các nguồn lực
    lực tự nhiên cũng khác nhau. Chẳng hạn các quốc gia như Nhật Bản hay Hàn
    Quốc là hai quốc gia tuy có nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nhưng lại là hai
    cường quốc về kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân ở mức rất cao
    Ngược lại một số quốc gia như Liberia hay Seraleon có nguồn lực tự nhiên rất
    đa dạng, phong phú và rồi rào thì nền kinh tế vẫn kém phát triển, đời sống của
    người dân ở mức thấp thậm chí còn rơi vào tình trạng đói nghèo [2]. Điều đó
    cho thấy các nguồn lực tự nhiên rất quan trọng và quý với con người nhưng
    việc sử dụng và khai thác chúng sao cho có hiệu quả để phục vụ con người
    còn quan trọng hơn. Lịch sử thế giới cho tới nay đã chứng kiến nhiều cuộc
    chiến tranh xâm lược mà suy cho cùng cũng chỉ là giành quyền khai thác và
    sử dụng các nguồn lực tự nhiên.
    Việt nam chúng ta là một quốc gia có các nguồn lực tự nhiên cũng rất
    phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là
    thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Thực tế cho thấy qua việc khai
    thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp chúng ta
    cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Như trong sản xuất lương thực, từ
    nước nhập khẩu lương thực những năm chiến tranh mới kết thúc, chúng ta
    vươn lên thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới, hàng
    năm xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo, sản xuất lương thực bình quân đầu người
    đạt 455kg năm 2000 so với 280kg năm 1987[14]. Cây công nghiệp và thuỷ
    sản xuất khẩu cũng phát triển rất mạnh dựa trên lợi thế từ đất đai và mặt nước
    tự nhiên Nhờ thế mà thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được
    nâng cao, vấn đề an toàn lương thực ngày càng được giải quyết đến tận các
    vùng, miền, địa phương. Nhưng vấn đề đặt ra là ở đây là sự phân bố các
    nguồn lực tự nhiên không đồng đều và việc khai thác, sử dụng chúng cũng
    đem lại các kết quả khác nhau ở những vùng miền khác nhau, thậm chí ở
    ngay các hộ gia đình cũng khác nhau. Có vùng người dân có mức sống đảm
    bảo, có vùng thì người dân lại ở trong tình trạng đói nghèo. Có một nghịch lý
    là ở khu vực vùng cao và miền núi, nơi tập trung ¾ diện tích toàn quốc và
    nguồn lực tự nhiên cũng đa dạng và phong phú thì người dân lại có thu nhập
    và mức sống thấp hơn so với các khu vực khác.
    Trong số các địa phương Miền núi, Định Hoá là một huyện Miền núi của
    tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
    50km về phía Tấy - Bắc. Đây là An toàn khu kháng chiến khi xưa. Toàn
    huyện có 23 xã, 1 thị trấn với 435 xóm, bản gồm 19.813 hộ dân [9]. Định Hoá
    là huyện có diện tích rộng của tỉnh Thái nguyên, mật độ dân số thấp thứ hai
    trong tỉnh nhưng đây lại là một huyện nghèo của tỉnh, thu nhập bình quân đầu
    người thấp, đạt 2.100.000 đ/ người/năm (2001) [16]. Do vậy vấn đề phát triển
    kinh tế hộ gia đình dựa trên việc khai thác các nguồn lực tự nhiên là vấn đề
    đặt ra đối với hộ nông dân của địa phương này. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn
    như vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc sử
    dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn
    lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá- tỉnh Thái Nguyên
    ”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    2.1.Mục tiêu chung
    Đánh giá được sự ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng các nguồn lực
    tự nhiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp đến đời sống kinh tế, xã hội của
    người dân huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
    2.2.Mục tiêu cụ thể
    - Hiểu được thực trạng của các nguồn lực nhiên trong hộ nông dân và
    việc khai thác, sử dụng các nguồn lực đó ở khu vực huyện Định Hoá, tỉnh
    Thái Nguyên.
    - Tìm hiểu sự tác động của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên đến thu
    nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân.
    - Đề xuất một số giải pháp cho hộ nông dân nhằm sử dụng các nguồn lực
    tự nhiên có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao thu nhập và đảm bảo an toàn
    lương thực cho hộ gia đình khu vực nghiên cứu.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng các nguồn lực tự
    nhiên (đất, rừng, mặt nước tự nhiên) của hộ nông dân huyện Định Hoá.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại huyện Định Hoá- tỉnh Thái Nguyên.
    - Đề tài tập chung nghiên cứu số liệu sơ cấp năm 2005 và số liệu thứ cấp
    thời kỳ 2003-2005.
    4. Đóng góp mới của đề tài
    - Việc ứng dụng phần mềm SPSS vào kiểm định sự khác biệt giữa các
    nhóm hộ sẽ cho kết chính xác và khách quan hơn.
    - Ứng dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas vào phân tích sự tác động của
    các yếu tố tới thu nhập cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động
    đó.
    - Các giải pháp đưa ra cho hộ nông dân cụ thể và xuất phát từ đánh giá
    điểm mạnh, điểm yếu của từng vùng do đó thực tế và phù hợp với điều kiện
    từng vùng.
    5. Bố cục của luận văn ( gồm 2 phần và 3 chương)
    + Phần mở đầu
    + Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
    + Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng nguồn lực tự nhiên ảnh
    hưởng tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân Định Hoá
    + Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự
    nhiên nhằm tăng thu nhập và đảm bảo an toàn lương thực vùng nghiên cứu
    + Kết luận
    MỤC LỤC
    Nội dung
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục biểu đồ
    Trang
    Phần mở đầu 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
    2.1. Mục tiêu chung 3
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    4. Đóng góp mới của đề tài 4
    5. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 5
    1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5
    1.1.1. Nguồn lực đất đai 5
    1.1.2. An toàn lương thực đối với hộ nông dân Việt Nam 17
    1.1.3. Đặc điểm của hộ nông dân khi nghiên cứu 21
    1.2. Phương pháp nghiên cứu 25
    1.2.1. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu 25
    1.2.2. Cơ sở phương pháp luận 27
    1.2.3. phương pháp nghiên cứu cụ thể 27
    1.2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 30
    Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng tới thu nhập và an toàn lương thực của hoonông dân Định Hoá 32
    2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Định Hoá 32
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Định Hoá 32
    2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 39
    2.2. Thực trạng nguồn lực của nhóm hộ nghiên cứu 47
    2.2.1. Thực trạng nguồn lực tự nhiên của vùng nghiên cứu 47
    2.2.2. Nguồn lực khác của hộ vùng nghiên cứu 53
    2.3. Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất vùng nghiên cứu 59
    2.3.1. Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra 59
    2.3.2. Hiệu quả sản xuất của nhóm hộ điều tra 65
    2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất của nhóm hộ điều tra 68
    2.3.4. Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ 72
    2.4. Đánh giá mức độ an toàn lương thực các hộ vùng nghiên cứu 75
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên nhằm tăng thu nhập và đảm
    bảo an toàn lương thực vùng nghiên cứu 78

    3.1. Quan điểm phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền núi, vùng cao 78
    3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên nhằm nâng cao thu nhập và đảm bảo an toàn lương thực vùng nghiên cứu 79
    3.2.1. Một số giải pháp chung 79
    3.2.2. Giải pháp cho từng vùng cụ thể 82
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/72434b464040454b/LV_07_KT_NN_NQH.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...