Luận Văn Đánh giá ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu đầu vào đến hiệu quả khử protein bằng NaOH trong qui tr

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của tính chất nguyên liệu đầu vào đến hiệu quả khử protein bằng NaOH trong qui trình sản xuất chitin


    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN . I
    MỤC LỤC II
    DANH MỤC IV
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. NGUỒN PHẾ LIỆU TÔM VÀ CÁC HƯỚNG TẬN DỤNG . 3
    1.1.1. Nguồn phế liệu tôm . 3
    1.1.2. Cấu tạo và thành phần hóa học của phế liệu tôm [1] 4
    1.1.3. Các hướng tận dụng của nguồn phế liệu tôm 7
    1.2. TỔNG QUAN VỀ CHITIN . 8
    1.2.1. Nguồn gốc và sự tồn tại của chitin trong tự nhiên [1] 8
    1.2.2. Cấu tạo và tính chất chitin . 9
    1.2.3. Ứng dụng của chitin - chitosan [5] 11
    1.2.4. Công nghệ sản xuất chitin . 13
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 25
    2.1.1. Phế liệu vỏ, đầu tôm 25
    2.1.2. Hóa chất nghiên cứu 25
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.2.1. Phương pháp thu nhận mẫu . 25
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm: 25
    2.2.3. Phương pháp phân tích và xác định các chỉ tiêu . 29
    2.2.4. Thiết bị 29
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
    3.1. Kết quả nghiên cứu quá trình khử protein cho vỏ 30
    3.1.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khử
    protein trên vỏ . 30
    3.1.2. Kết quả tối ưu quá trình khử protein trên vỏ . 32
    iii
    3.2. Kết quả nghiên cứu quá trình khử protein cho đầu - vỏ tôm . 37
    3.2.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khử
    protein trên đầu - vỏ tôm . 37
    3.2.2. Kết quả tối ưu quá trình khử protein trên đầu-vỏ 40
    3.3. Kết quả nghiên cứu quá trình khử protein cho đầu 44
    3.3.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khử
    protein trên đầu . 44
    3.3.2. Kết quả tối ưu quá trình khử protein trên đầu . 46
    3.4. So sánh chế độ khử protein tối ưu của đầu, vỏ,và đầu - vỏ 51
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54
    PHỤ LỤC 56
    iv
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1. Sơ đồ tổng hợp các hướng tận dụng phế liệu tôm . 8
    Hình 1.2 Cấu tạo của Chitin. . 10
    Hình 1.3. Sự sắp xếp của chuỗi polymer của α-chitin, β-chitin và γ-chitin 10
    Hình 1.4. Chitosan và glucosamine tạo thành từ sự thủy phân chitin . 11
    Hình 1.5. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu thủy sản 13
    Hình 1.6 Quy trình sản xuất của Pháp . 17
    Hình 1.7. Quy tình sản xuất của Stevens, Viện công nghệ Châu Á (AIT), Thái
    Lan (2002) . 18
    Hình 1.8. Quy trình của Đỗ Minh Phụng, trường Đại học Thủy sản Nha Trang . 19
    Hình 1.9. Quy trình sản xuất chitin và chitosan củaTrang Sĩ Trung, Đại học
    Nha Trang (2006) 20
    Hình 1.10. Quy Trình của Trung tâm Chế biến Đại họcThủy sản . 21
    Hình 1.11. Quy trình sản xuất chitin của Holanda vàNetto . 22
    Hình 1.12. Quy trình sử dụng Enzyme papain để sản xuất chitosan (Trần Thị
    Luyến, 2003) . 23
    Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát 26
    Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng và tương tác của các yếu tố nghiên cứu . 31
    Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn độ lệch chuẩn theo thí nghiệm . 36
    Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn xác suất phân phối chuẩntheo độ lệch chuẩn 36
    Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng và tương tác của các yếu tố nghiên cứu . 39
    Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn xác suất phân phối chuẩntheo độ lệch chuẩn 43
    Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự ảnh hưởng và tương tác của các yếu tố nghiên cứu . 45
    Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn độ lệch chuẩn theo thí nghiệm . 50
    Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn xác suất phân phối chuẩntheo độ lệch chuẩn 50
    Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn phương trình đường chuẩncủa phương pháp
    Microbiuret 59
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1. Thành phần khối lượng của một số loài tôm 4
    Bảng 1.2. Thành phần hóa học của đầu và vỏ tôm sú 6
    Bảng 1.3. Thành phần hóa học của đầu và vỏ tôm thẻ chân trắng 6
    Bảng 1.4. Tổng hợp điều kiện khử protein trong quá trình sản xuất chitin từ các
    nguồn phế liệu khác nhau . 15
    Bảng 1.5. Tổng hợp các thông số của công đoạn khử protein –của một số nghiên
    cứu trong và ngoài nước. . 24
    Bảng 2.1. Ma trận thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng củacác yếu tố . 27
    Bảng 2.2. Ma trận thí nghiệm tối ưu công đoạn khử protein bằng NaOH 28
    Bảng 3.1. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố . 30
    Bảng 3.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi xử lýNaOH với vỏ tôm thẻ
    chân trắng 31
    Bảng 3.3. Kết quả tối ưu quá trình khử protein trênvỏ 32
    Bảng 3.4. Kết quả phân tích dự đoán mô hình 33
    Bảng 3.5. Kết quả phân tích ANOVA 33
    Bảng 3.6. Kết quả phân tích các chỉ số thống kê ứngvới mô hình lựa chọn 35
    Bảng 3.7. Kết quả chọn chế độ tối ưu trên phần mềm DX . 37
    Bảng 3.8. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố . 37
    Bảng 3.9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi xử lýNaOH với đầu + vỏ tôm
    thẻ chân trắng 38
    Bảng 3.10. Kết quả tối ưu quá trình khử protein trên đầu-vỏ . 40
    Bảng 3.11. Kết quả phân tích dự đoán mô hình 41
    Bảng 3.12. Kết quả phân tích ANOVA 41
    Bảng 3.13. Kết quả phân tích các chỉ số thống kê ứng với mô hình lựa chọn 42
    Bảng 3.14. Kết quả chọn chế độ tối ưu trên phần mềmDX . 44
    Bảng 3.15. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố . 44
    vi
    Bảng 3.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khi xử lý NaOH với đầu tôm thẻ
    chân trắng 45
    Bảng 3.17. Kết quả tối ưu quá trình khử protein trên đầu 46
    Bảng 3.18. Kết quả phân tích dự đoán mô hình 47
    Bảng 3.19. Kết quả phân tích ANOVA 48
    Bảng 3.20. Kết quả phân tích các chỉ số thống kê ứng với mô hình lựa chọn 49
    Bảng 3.21. Kết quả chọn chế độ tối ưu . 51
    Bảng 3.22. Tổng hợp chế độ tối ưu cho hiệu quả khử cao nhất 51
    Bảng 3.23. Bảng tối ưu khi cố đinh hiệu quả khử protein ở 97.42% 52
    Bảng 3.23 cho thấy với cùng hiệu suất thu được như nhau nhưng với các đối
    tượng khác nhau cho chế độ khử khác nhau. 52
    Bảng 3.24. Bố trí thí nghiệm chạy đường chuẩn của ph ương pháp Microbiuret . 58
    Bảng 3.25. Kết quả đo OD330nm . 59
    Bảng 3.26. Thành phần khối lượng của tôm thẻ chân trắng . 60
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Là một trong những ngành kinh tế trọng tâm của nềnkinh tế quốc dân, ngành
    Thuỷ sản trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu quan trọng về nuôi
    trồng, chế biến thuỷ sản cũng như xuất nhập khẩu, trong đó lĩnh vực chế biến tôm
    xuất khẩu đóng góp một vai trò đáng kể. Mặc dù đã có sự quan tâm cải tiến công
    nghệ, đa dạng hoá mặt hàng để khai thác triệt để nguồn lợi giáp xác nuôi trồng và
    đánh bắt được nhưng tỷ lệ nguyên liệu còn lại trongchế biến tôm còn khá cao,
    khoảng 30-40%, đòi hỏi phải được xử lý để tận thu nhằm hạn chế tổn thất và ô nhiễm
    môi trường.
    Nguyên liệu còn lại trong quá trình chế biến tôm gồm có đầu, vỏ và thịt vụn,
    trong đó đầu và vỏ tôm có thể sử dụng để sản xuất chitin và chitosan mang lại giá trị
    kinh tế cao. Một số nghiên cứu đã cho thấy đầu và vỏ tôm có đặc điểm cấu tạo và
    thành phần hoá học khác nhau đáng kể, nhưng trong các qui trình sản xuất chitin hiện
    nay ở nước ta hai đối tượng này vẫn được xử lý chung trong cùng một qui trình. Điều
    này có thể dẫn đến việc sử dụng lượng hoá chất không hợp lý và ảnh hưởng xấu đến
    chất lượng của chitin thu được.
    Thực tế cho thấy trong dây chuyền sản xuất tôm, đầuvà vỏ tôm hoàn toàn có
    thể tách riêng một cách dễ dàng vì vậy việc áp dụngchế độ xử lý theo đặc điểm riêng
    của từng đối tượng là cần thiết và khả thi nhằm kiểm soát lượng hoá chất sử dụng và
    hạn chế tác động không có lợi đến tính chất của chitin thành phẩm.
    Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Chủ nhiệm Khoa Công Nghệ
    Thực Phẩm, Trường Đại học Nha Trang, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của tính chất
    nguyên liệu đầu vào đến hiệu quả khử protein bằng NaOH trong qui trình sản
    xuất chitin” đã được thực hiện.
    2
    2. Mục tiêu đề tài
    Nghiên cứu tối ưu hóa công đoạn khử protein trong quy trình sản xuất chitin
    cho riêng đầu; vỏ; và đầu + vỏ tôm thẻ chân trắng .Từ đó, đề xuất chế độ khử protein
    hợp lý cho từng đối tượng,
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khửprotein trên vỏ, đầu, và
    đầu + vỏ tôm
    - Tối ưu hóa công đoạn khử protein cho vỏ tôm bằng NaOH.
    - Tối ưu hóa công đoạn khử protein cho đầu tôm bằng NaOH.
    - Tối ưu hóa công đoạn khử protein cho đầu - vỏ tôm bằng NaOH.
    - Đề xuất chế độ khử protein hợp lý riêng cho đầu, vỏ, và đầu-vỏ.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bên cạnh một số kết quả đạt


    Chương 1: TỔNG QUAN
    1.1. NGUỒN PHẾ LIỆU TÔM VÀ CÁC HƯỚNG TẬN DỤNG
    1.1.1. Nguồn phế liệu tôm
    Ở Việt Nam nguồn nguyên liệu tôm rất dồi dào, đượcthu từ 2 nguồn chính là
    đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Đặc biệt, nuôi tôm đã phát triển mạnh trong những
    năm gần đây và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2008 Kim ngạch xuất khẩu
    thủy sản đạt 4,27 tỉ USD. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 4,3 tỷ
    USD. Năm 2010 xuất khẩu thủy sản trên 5 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2009. Đây
    là lần đầu tiên xuất khẩu tôm của Việt Nam vượt 2 tỷ USD, với 241.000 tấn, tăng
    13,4% về khối lượng và 24,4% về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675 tỷ USD của năm
    2009. Năm 2011, XK thủy sản của Việt Nam đạt 6,1 tỷUSD, tăng 21% so với năm
    2010 và tăng gấp hơn 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 2002, XK tôm của Việt Nam
    tiếp tục tăng trưởng mạnh với giá trị năm 2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, trong đó XK tôm
    sú chiếm 59,7% tổng giá trị, XK tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là tôm các loại khác.
    Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Chế biến Thủy sản, Đại học Nha
    Trang sản thì lượng phế liệu năm 2004 tại Việt Nam ước tính khoảng 45.000 tấn phế
    liệu, năm 2005 tính riêng cho phế liệu tôm ước tínhkhoảng 70.000 tấn/năm [9]. Đến
    năm 2008, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu chế biến khoảng 200.000 tấn tôm/năm,
    quá trình chế biến tôm tạo ra một lượng phế liệu (đầu, vỏ) khoảng 100.000 tấn [13].
    Phần lớn tôm được đưa vào chế biến dưới dạng tôm vỏ bỏ đầu hoặc tôm lột
    PTO. Từ thực tế trên ta thấy chất rắn thải trong sản xuất sản phẩm tôm chủ yếu là đầu
    và vỏ nhưng tỷ lệ đầu tôm cao hơn. Phần đầu chiếm 34 ư 45%, phần vỏ 10 ư 15%
    trọng lượng tôm nguyên liệu[2]. Sản lượng xuất khẩutôm ngày càng cao thì lượng
    phế thải ra càng lớn. Phế liệu đầu và vỏ tôm chiếm 50- 70% nguyên liệu ban đầu (Đỗ
    Văn Nam và cộng sự, 2005: Shahidi và Synowiecki, 1991). Nguồn phế liệu tôm này
    nếu biết tận dụng triệt để sẽ mang lại nguồn lợi khổng lồ. Nó không chỉ đem lại giá trị
    kinh tế cao mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Thành phần phế liệu đầu và vỏ
    một số loài tôm ở Bảng 1.1
    4
    Bảng 1.1. Thành phần khối lượng của một số loài tôm:[3]
    Loài tôm Đầu tôm (%) Vỏ tôm (%)
    He 29,80 10,00
    Thẻ 28,00 9.00
    Sú 31,40 8,90
    Rằn 33,90 10,40
    Gân 33,14 11,27
    Chì 31,85 11,07
    Bột 31,55 12,15
    Sắt 42,38 11,62
    Càng 51,95 8,56
    Hùm 63,40 5,50
    Mũ ni 52,02 12,57
    1.1.2. Cấu tạo và thành phần hóa học của phế liệu tôm [1]
    1.1.2.1. Cấu tạo vỏ tôm
    Lớp ngoài cùng của vỏ tôm có cấu trúc chitin-protein bao phủ, lớp vỏ này
    thường bị hóa cứng khắp bề mặt cơ thể do sự lắng đọng của muối canxi và các hợp
    chất hữu cơ khác nằm dưới dạng phức tạp do sự tươngtác giữa protein và các chất
    không hòa tan.
    Lớp biểu bì, lớp màu, lớp canxi hóa cứng do sự lắng đọng của canxi. Lớp màu,
    lớp canxi hóa, lớp không bị canxi hóa chứa chitin nhưng lớp biểu bì thì không. Ta gọi
    các lớp có chứa chitin là lớp endocuticle.
    * Vỏ chia làm 4 lớp chính:
    ã Lớp biểu bì (epicuticle).
    ã Lớp màu.
    ã Lớp canxi.
    ã Lớp không bị canxi hóa.
    5
    - Lớp biểu bì (epicuticle): Những nghiên cứu cho thấy lớp màng này nhanh
    chóng bị biến đỏ bởi fuxin, có điểm pH=5,1 không chứa chitin. Nó khác với các lớp
    vỏ còn lại, bắt màu với anilin xanh. Lớp epicuticlecó lipid vì thế nó cản trở tác động
    của acid ở nhiệt độ thường trong công đoạn khử khoáng bằng acid hơn là các lớp bên
    trong. Màu của lớp này thường vàng rất nhạt có chứapolyphenol-oxidase và bị hóa
    cứng bởi quinone-tanin. Lớp epicuticle liên kết vớimột số màng mỏng bên ngoài cản
    trở hòa tan ngay cả trong môi trường acid đậm đặc do nó có chứa các mắt xích paratin
    mạch thẳng.
    - Lớp màu: Tính chất của lớp này do sự có mặt của những thể hình hạt của vật
    chất mang màu giống dạng melanin. Chúng gồm những túi khí hoặc những không
    bào. Một vài vùng xuất hiện những hệ thống rãnh thẳng đứng có phân nhánh, là con
    đường cho canxi thẩm thấu vào.
    - Lớp canxi hóa: Lớp này chiếm phần lớn vỏ, thườngcó màu xanh trải đều
    khắp, chitin ở trạng thái tạo phức với canxi.
    - Lớp không bị canxi hóa: Vùng trong cùng của lớp vỏ được tạo thành bởi một
    phần tương đối nhỏ so với tổng chiều dày bao gồm các phức chitin-protein bền vững
    không có canxi và quinone.
    1.1.2.2. Thành phần hóa học của phế liệu tôm
    Thành phần hóa học chiếm tỉ lệ đáng kể trong phế liệu tôm là protein, chitin,
    khoáng, enzyme và sắc tố. Trong đó đầu tôm có hàm lượng protein chiếm khoảng
    50%, trong khi vỏ chỉ chiếm khoảng 22%. Ngoài ra, một số loài tôm trong vỏ, đầu có
    hàm lượng lipid tương đối cao (trên 10%) thì cần phải lưu ý công đoạn xử lý lipid.
    Thông thường lượng lipid này cũng được loại đi trong công đoạn khử protein. Thành
    phần khoáng của phế liệu tôm, cua, ghẹ, nang mực chủ yếu là Ca; ngoài ra có P, K,
    Mg, Mn và Fe.
    Đối với tôm sú ta có bảng thành phần ở bảng 1.2
    6
    Bảng 1.2. Thành phần hóa học của đầu và vỏ tôm sú [3]
    Bộ phận Protein thực Chất béo Chitin Tro
    Đầu 53.5 8.9 11.1 22.6
    Vỏ 22.8 0.4 27.2 11.7
    Trong thời gian gần đây, việc nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaaus vannamei)
    thương phẩm phát triển mạnh, nguồn phế liệu tôm thẻtrở thành nguồn nguyên liệu
    chính để sản xuất chitin. Tương tự như phế liệu tômsú, thành phần protein trong phế
    liệu tôm thẻ tương đối cao.
    Bảng 1.3. Thành phần hóa học của đầu và vỏ tôm thẻ chân trắng[3][4]
    Protein (%) Khoáng (%)
    Vỏ 21 ± 2.1 27.5 ± 2.3
    Đầu 49.01 25.23
    Đầu + vỏ 47,4 ± 1,8 24,6 ± 0,8
    Kết quả ở Bảng 1.3 cho thấy đầu tôm thẻ chân trắng(Penaeus vannamei) có
    hàm lượng protein cao hơn đáng kể so phần vỏ. Vì vậy, trong quá trình sản xuất
    chitin từ phế liệu tôm thẻ cần lưu ý đến đặc điểm này.
    Protein trong phế liệu tôm thường là loại protein không hoà tan do đó khó tách
    ra khỏi vỏ, tồn tại dưới 2 dạng [2]: Dạng tự do tồntại trong nội tạng và trong các cơ
    thịt tôm, dạng phức tạp ở dạng này protein không hòa tan và thường liên kết với
    chitin, canxi carbonate, với lipid tạo lipoprotein,với sắc tố tạo protein-carotenoid
    như một phần thống nhất quyết định tính bền vững của vỏ tôm.
    Chitin: Tồn tại dưới dạng liên kết với protein, khoáng và nhiều hợp chất hữu
    cơ khác, đây là nguyên nhân gây khó khăn cho việc tách và tinh chế chúng.
    Canxi: Trong vỏ tôm, đầu tôm, vỏ ghẹ có chứa một lượng lớn muối vô cơ, chủ
    yếu là muối CaCO
    3
    , hàm lượng Ca
    3
    (PO4)
    2
    , mặc dù không nhiều nhưng trong quá
    trình khử khoáng dễ hình thành hợp chất CaHPO
    4
    không tan trong HCl gây khó khăn
    cho quá trình khử khoáng.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tài liệu tiếng Việt
    [1]. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, 03/2005, Sản xuất các
    chế phẩm kỹ thuật và y d ược từ phế liệu Thủy sản - NXB Nông nghiệp.
    [2]. Trần Thị Luyến và cộng sự (2003), Nghiên cứu sản xuất Chitosan từ vỏ tôm
    sú bằng phương pháp hóa h ọc với một công đoạn xử lý kiềm , Tạp chí KHCN
    Thủy sản, Đại học Thủy Sản, số 5, 18 -20
    [3]. Đặng Thị Hiền (2008), nghiên cứu sử dụng enzyme protease trong quy trình sản
    xuất chitin – chitosan.
    [4].Trang Sỹ Trung, Ngô Thị Hoài Dương, Phạm Thị Đan Phượng (2008), “Kết hợp
    xử lý sơ bộ bằng acid formic trong quy trình chế biến phế liệu tôm để nâng cao chất
    lượng chitin- chitosan”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy Sản, số 4, tr. 11.
    [5]. Trang Sĩ Trung, Trần Thị Luyến, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hằng Phương,
    chitin – chitosan từ phế liệu thủy sản và ứng dụng-NXB Nông nghiệp
    [6]. Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Thuần Anh, Vũ Ngọc Bội – Phân
    tích thực phẩm kiểm nghiệm thủy sản – Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006.
    [7] Vũ Thị Thúy (2011), đánh giá khả năng sữ dụng enzyme pepsin để khử protein
    cho đầu tôm trong quá trình sản xuất chitin.
    [8].Trang Sĩ Trung, Nguyễn Công Minh, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Thị Như Thường,
    Chất lượng của chitin – chitosan chiết rút từ vỏ tôm thẻ chân trắng khử khoáng bằng
    hỗn hợp acid formic và acid lactic, tạp chí khoa học - công nghệ thủy sản số 2/2011
    [9]. Trần Thị Luyến, 2004, Báo cáo tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ sản
    xuất chitin, Chitosan từ phế liệu chế biến thủy sản , Mã số B2002-33-01-DA,8-15
    [10]. Nguyễn Cảnh (1993), Quy hoạch thực nghiệm, Trường Đại học BáchKhoa
    Tp.Hồ Chí Minh, 10-15
    [11]. Phan Hiếu Hiền (2001), Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu–
    NXB Nông nghi ệp,22-24.
    55
    [12]. Nguyễn Hoàng Vân (2010), Nghiên cứu tối ưu hóa công đoạn khử khoáng và
    khử protein của phế liệu tôm thẻ chân trắng sau khi ép trong quy trình sản xuất
    chitin-chitosan, đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nha Trang.
    [13] . Trang Sĩ Trung (2008), “Đánh giá chất lượng sản phẩm và hiệu quả môi trường
    của quy trình sản xuất chitin cải tiến kết hợp xử lý enzyme”, Tạp chí Khoa học -
    Công nghệ Thuỷ sản, số 04/2008.
    B. Tài liệu tiếng Anh
    [18]. Aslak Einbu (2007), Characterisation of chitin and a study of its acid-catalysed
    hydrolysis, Norwegian University of Science and Technology.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...