Thạc Sĩ Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ con người và biện pháp can thiệ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa Trang
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục I
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt III
    Danh mục các bảng IV
    Danh mục các hình (hình vẽ, ảnh chụp, đồ thị .) VI
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
    1.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành
    của người nông dân thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật
    5
    1.3. Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật và một số yếu tố nguy cơ
    liên quan đến sức khoẻ của người tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật
    13
    1.3. Phân tích một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp
    xúc với hoá chất bảo vệ thực vật đã triển khai tại Việt Nam
    21
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 24
    2.3. Thời gian nghiên cứu 25
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 25
    2.5. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 25
    2.6. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 27
    2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35
    2.8. Phương pháp đánh giá, phân tích và xử lý số liệu 36 II
    2.9. Khống chế sai số 37
    2.10. Đạo đức nghiên cứu 37
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
    3.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè 38
    3.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của
    người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật
    49
    3.3. Các hoạt động của mô hình phòng chống nhiễm độc HCBVTV, bảo
    vệ sức khoẻ cộng đồng và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
    52
    Chương 4. BÀN LUẬN 72
    4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng, bảo quản và phòng chống
    ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật của người canh tác chè
    72
    4.2. Tình hình sức khỏe và một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của
    người thường xuyên tiếp xúc hoá chất bảo vệ thực vật
    80
    4.3. Xác định vấn đề can thiệp, xây dựng mô hình phòng chống nhiễm
    độc HCBVTV và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
    85
    4.4. Khả năng duy trì và mở rộng của mô hình 91
    KẾT LUẬN 95
    KHUYẾN NGHỊ 97
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
    PHỤ LỤC III
    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
    ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động
    BHLĐ Bảo hộ lao động
    BNN & PTNN Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
    BYT Bộ Y tế
    BVĐK Bệnh viện Đa khoa
    BVTV Bảo vệ thực vật
    CSSKND Chăm sóc sức khoẻ nhân dân
    CS Cộng sự
    CSHQ Chỉ số hiệu quả
    CT Can thiệp
    ĐC Đối chứng
    ĐT Điều tra
    FAO Tổ chức lương thực-nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
    (Food and Agriculture Organization)
    HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật
    HQCT Hiệu quả can thiệp
    KHCN Khoa học công nghệ
    LD 50 Liều chết trung bình
    ILO Tổ chức Lao động Thế giới (International Labour
    Organization)
    PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân
    TCT Trước can thiệp
    THCS Trung học cơ sở
    THPT Trung học phổ thông
    TCCP Tiêu chuẩn cho phép
    TMH Tai - mũi - họng
    TTS Thuốc trừ sâu
    SCT Sau can thiệp
    WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) IV
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    TÊN BẢNG Trang
    Bảng 3.1. Tỷ lệ giới tính theo nhóm tuổi của người chuyên canh chè 39
    Bảng 3.2. Thời gian người chuyên canh chè tiếp xúc HCBVTV 40
    Bảng 3.3.
    Hiểu biết của người chuyên canh chè về tác dụng, tác hại và
    nhận biết mức độ độc hại của HCBVTV qua vạch màu trên
    nhãn lọ, bao bì
    40
    Bảng 3.4. Kiến thức của người chuyên canh chè về chọn thời tiết và hướng
    gió khi phun HCBVTV
    41
    Bảng 3.5. Người chuyên canh chè kể được tên phương tiện bảo vệ cá nhân
    khi tiếp xúc HCBVTV
    42
    Bảng 3.6. Người chuyên canh chè hiểu về đường xâm nhập của HCBVTV
    vào cơ thể người
    43
    Bảng 3.7. Kiến thức bảo quản, cất giữ HCBVTV của người chuyên canh
    chè
    43
    Bảng 3.8. Hiểu biết về điều kiện đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV
    của người chuyên canh chè
    44
    Bảng 3.9. Người chuyên canh chè kể được các dấu hiệu, triệu chứng ngộ
    độc HCBVTV
    44
    Bảng 3.10. Người chuyên canh chè biết xử trí khi bị ngộ độc HCBVTV 45
    Bảng 3.11. Thái độ của người tiếp xúc HCBVTV 45
    Bảng 3.12. Thực hành pha thuốc của người chuyên canh chè 46
    Bảng 3.13. Thực hành sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của người
    chuyên canh chè
    46
    Bảng 3.14. Tỷ lệ người chuyên canh chè còn sử dụng HCBVTV cấm 47 V
    Bảng 3.15. Thực hành huỷ vỏ bao bì, chai đựng HCBVTV sau phun của
    người chuyên canh chè
    47
    Bảng 3.16. Nguồn cung cấp thông tin 48
    Bảng 3.17. Tình hình bệnh tật của người nông dân chuyên canh chè 49
    Bảng 3.18. Thực trạng các triệu chứng cơ năng trong tháng qua của người
    chuyên canh chè tiếp xúc HCBVTV
    50
    Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các bệnh mũi họng với thực hành pha,
    phun HCBVTV
    50
    Bảng 3.20.
    Mối liên quan giữa các bệnh mắt với thực hành pha, phun
    HCBVTV
    51
    Bảng 3.21. Tổng hợp hoạt động tập huấn, truyền thông 54
    Bảng 3.22. Kiến thức của cán bộ y tế và người bán HCBVTV 55
    Bảng 3.23.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về kiến
    thức mức độ độc qua vạch màu trên nhãn lọ, tác dụng, tác hại
    của HCBVTV
    56
    Bảng 3.24.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về sử
    dụng và bảo quản HCBVTV
    57
    Bảng 3.25.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về kể
    được các loại bảo hộ lao động cần thiết
    58 VI
    Bảng 3.26
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh kết quả
    điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về biết
    đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể người về kể được
    các triệu chứng ngộ độc
    59
    Bảng 3.27.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về biết
    điều cần thiết đảm bảo sức khoẻ khi phun HCBVTV
    60
    Bảng 3.28.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về kiến
    thức xử trí khi bị ngộ độc HCBVTV
    61
    Bảng 3.29.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về thái
    độ khi sử dụng HCBVTV.
    62
    Bảng 3.30.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về thực
    hành pha, phun và sử dụng HCBVTV cấm
    63
    Bảng 3.31.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết quả
    điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về thực hành
    sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
    64
    Bảng 3.32. So sánh kết quả xét nghiệm hoạt tính enzym cholinesterase 65
    Bảng 3.33.
    So sánh kết quả xét nghiệm lần 1 và xét nghiệm lần 2 về tổng số
    loại HCBVTV/01 mẫu và số loại HCBVTV trung bình/01 mẫu
    chè thành phẩm
    65
    Bảng 3.34. So sánh kết quả xét nghiệm HCBVTV trước và sau can thiệp
    về số mẫu có HCBVTV trong danh mục cấm sử dụng
    66 VII
    Bảng 3.35.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ 2 tại xã Phục Linh về các
    triệu chứng cơ năng xuất hiện trong tháng qua của người nông
    dân chuyên canh chè
    67
    Bảng 3.36.
    So sánh kết quả trước và sau can thiệp tại xã Tân Linh, kết
    quả điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai tại Phục Linh về các
    bệnh lý thực thể của người nông dân chuyên canh chè
    68
    Bảng 3.37. Hiệu quả thực sự đối với KAP của người chuyên canh chè
    tiếp xúc với HCBVTV sau 2 năm can thiệp tại Tân Linh
    69
    Bảng 3.38. Hiệu quả thực sự đối với sức khoẻ của người chuyên canh chè
    tiếp xúc với HCBVTV sau 2 năm can thiệp tại Tân Linh
    70
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ MÔ HÌNH
    Biểu đồ 3.1. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 38
    Biểu đồ 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 39
    Biểu đồ 3.3. Người chuyên canh chè kể được phương tiện bảo vệ cá
    nhân cần thiết.
    42
    Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ người mua được người bán HCBVTV hướng dẫn 48
    Mô hình 2.1. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng 30
    Mô hình 2.2. Mô hình xương cá 31
    Mô hình 2.3. Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiên cứu can thiệp 32
    Mô hình 2.4. Sơ đồ chọn các giải pháp và phương pháp can thiệp 33 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật là một thực tế khách quan và là
    một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Hoá chất bảo vệ
    thực vật là một loại hàng hoá đặc biệt do đặc tính độc hại của chúng đối với
    sức khoẻ con người và môi trường sinh thái [134], nhưng nó cũng là một loại
    hàng hoá rất thông dụng đối với những người làm nông nghiệp [72]. Nhiễm
    độc hoá chất bảo vệ thực vật luôn là một vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức
    khỏe cộng đồng dân cư nông nghiệp.
    Trên thế giới ước tính có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp
    tính hàng năm do ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật [115]. Trong đó có
    khoảng 3 triệu người bị ngộ độc cấp tính nghiêm trọng và 220 nghìn người tử
    vong mỗi năm [133]. Trong khi nhu cầu sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên
    thế giới ngày càng tăng, sản lượng hoá chất bảo vệ thực vật tăng từ 400.000 tấn
    (1955) lên 4,4 triệu tấn (2009) [124]. Đi đôi với số lượng hoá chất bảo vệ thực
    vật sử dụng tăng là số người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật cũng tăng, đặc
    biệt là tại các nước đang phát triển, 99 % trường hợp ngộ độc xảy ra ở các
    nước này, cho dù lượng tiêu thụ hoá chất bảo vệ thực vật chỉ chiếm 20 % [37],
    [39]. Tuy nhiên, phần lớn người nông dân tại các nước này chưa nhận biết đầy
    đủ về tác hại cũng như nguy cơ do hoá chất bảo vệ thực vật gây ra [37].
    Thực trạng nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam vẫn còn
    nghiêm trọng. Thống kê sơ bộ tại 38 tỉnh, thành phố, trong năm 2007 đã xảy
    ra gần 4.700 vụ, với 5.207 trường hợp bị nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật
    và 106 người đã tử vong. Năm 2009 có 4.372 vụ nhiễm độc với 4.515 trường
    hợp, tử vong 138 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,05 % [14]. Theo Hà Minh Trung
    và cộng sự, cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, số người tiếp xúc
    nghề nghiệp với hoá chất bảo vệ thực vật ít nhất cũng tới 11,5 triệu người.
    Với tỷ lệ nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật mạn tính là 18,26 % thì số
    người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước có thể lên tới 2,1 triệu người [79].
    Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi hoá chất bảo
    vệ thực vật, 98 % trường hợp lạm dụng hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn
    trên bao bì 2-3 lần, có 84,17 % đến 93,23 % không sử dụng đầy đủ phương 2
    tiện bảo vệ cá nhân khi phun hoá chất bảo vệ thực vật [35], [55], [86].
    Việt Nam có diện tích chè khoảng 120.000 ha hiện đứng thứ 5 trên thế
    giới về số lượng chè xuất khẩu (hơn 100.000 tấn năm 2009) [16]. Sử dụng
    hoá chất bảo vệ thực vật trong chuyên canh chè đứng hàng đầu về số lượng
    thuốc sử dụng và số lần phun [53], [71]. Thái Nguyên có diện tích chè lớn với
    gần 16.000 ha, chè Thái Nguyên nổi tiếng trong nước và thế giới. Nhiều khu
    vực chuyên canh chè thuộc các huyện miền núi, vùng sâu vùng khó khăn,
    điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học vấn còn thấp [55],
    [86]. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật còn hạn
    chế. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật bừa bãi, không đúng hướng dẫn
    gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người [61], [86]. Đã có một số
    đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người
    chuyên canh chè nhưng chưa có một đề tài nghiên cứu can thiệp có hệ thống
    giúp người chuyên canh chè bảo vệ sức khoẻ trong khi tiếp xúc với hoá chất
    bảo vệ thực vật. Để góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nông
    dân chuyên canh chè và xây dựng mô hình can thiệp phù hợp với điều kiện
    thực tế nơi đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
    1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp
    xúc với hoá chất bảo vệ thực vật.
    2. Xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức
    khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật.
    3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức
    khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...