Thạc Sĩ Đánh giá ảnh hưởng của khí Radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, tỉ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
    LUẬN VĂN CAO HỌC
    NĂM -2010

    MỤC LỤC


    MỤC LỤC i
    BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC BẢNG BIỂU . v
    DANH MỤC HÌNH ẢNH – ĐỒ THỊ vi
    ABSTRACT vii
    CHƯƠNG MỞ ĐẦU . 0

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 0
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 2
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1 TỔNG QUAN VỀ RADON 3
    1.1.1 Radon là gì? 3
    1.1.2 Đặc tính của Radon: . 3
    1.1.3 Sản phẩm con cháu Radon 4
    1.1.4 Sự vận chuyển radon trong môi trường . 4
    1.1.4.1 Các nguồn sơ cấp . 4
    1.1.4.2 Sự vận chuyển radon trong đất 5
    1.1.4.3 Sự hiện diện và vận chuyển radon trong nước 6
    1.1.4.4 Các nguồn radon khác . 7
    1.1.5 Quá trình hình thành khí radon trong nhà 7
    1.1.6 Những ảnh hưởng của radon 8
    1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU RADON TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 10
    1.2.1 Tình hình nghiên cứu radon trên thế giới . 10
    1.2.1.1 Các nghiên cứu radon ở Châu Âu . 11
    1.2.1.2 Các nghiên cứu radon ở Mỹ 12
    1.2.1.3 Các nghiên cứu radon ở Châu Á . 17

    1.2.1.4 Chương trình radon của WHO 18
    1.2.2 Tình hình nghiên cứu radon tại Việt Nam 21
    1.3 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU . 23
    1.3.1 Đặc điểm tự nhiên 23
    1.3.1.1 Vị trí địa lý 23
    1.3.1.2 Đặc điểm địa hình 25
    1.3.1.3 Đặc điểm kiến tạo địa chất 25
    1.3.1.4 Đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên 26
    1.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội . 27

    CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29

    2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THEO BẢNG CÂU HỎI . 29
    2.1.1 Các đặc điểm chung của hộ gia đình 29
    2.1.2 Các đặc điểm về cấu trúc nhà ở 29
    2.1.3 Các đặc điểm về phòng đặt mẫu . 30
    2.1.4 Một số vấn đề khác . 30
    2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO NỒNG ĐỘ RADON TRONG NHÀ . 30
    2.2.1 Lựa chọn vị trí đặt mẫu 30
    2.2.2 Quy trình xác định nồng độ khí radon trong nhà . 31
    2.2.2.1 Thiết bị đo radon . 31
    2.2.2.2 Cách thiết lập holder 32
    2.2.2.3 Quy cách treo mẫu . 33
    2.2.2.4 Lấy mẫu và xử lý mẫu . 34
    2.2.2.5 Đọc mẫu 35
    2.3 THU THẬP SỐ LIỆU Y TẾ - HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG. 35
    2.3.1 Thu thập số liệu y tế . 35
    2.3.2 Nhận xét hiện trạng công tác quản lý y tế Thị xã Thủ Dầu Một 35
    2.3.2.1 Hiện trạng công tác quản lý y tế 35
    2.3.2.2 Nhận xét về công tác quản lý y tế . 36

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐIỀU TRA 37

    3.1 KẾT QUẢ TỔNG HỢP TỪ BẢNG CÂU HỎI. . 37
    3.1.1 Kết quả khảo sát các thông tin của hộ gia đình. . 37
    3.1.1.1 Tình trạng hút thuốc 37
    3.1.1.2 Số lần khám sức khỏe hằng năm của người dân: 37

    3.1.1.3 Tình trạng sức khỏe tại khu vực khảo sát theo tiền sử mắc bệnh 38
    3.1.1.4 Thời gian ở nhà trung bình hằng ngày 38
    3.1.2 Kết quả khảo sát các đặc điểm về nhà ở . 39
    3.1.3 Kết quả khảo sát các thông tin về phòng lấy mẫu 40
    3.1.4 Kết quả khảo sát thông tin cơ bản về radon . 41
    3.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ RADON TRONG NHÀ . 41
    3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA SỐ LIỆU TỪ CƠ QUAN Y TẾ 43
    3.3.1 Số liệu tử vong do ung thư trong 5 năm 2005 – 2009 43
    3.3.2 Số liệu y tế tổng hợp tại Bệnh Viện Đa khoa Bình Dương. . 46

    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ RADON TRONG NHÀ . . 48

    4.1 CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA RADON LÊN CƠ THỂ SỐNG . 49
    4.1.1 Cấu trúc vết và tầm phát xạ của tia alpha con cháu radon . 49
    4.1.2 Khả năng gây chết tế bào . 49
    4.1.3 Những biến đổi gây ung thư . 50
    4.1.4 Cơ chế của chất gây ung thư 51
    4.2 ĐÁNH GIÁ PHƠI NHIỄM . 52
    4.2.1 Con đường phơi nhiễm . 52
    4.2.2 Tính toán phơi nhiễm khí radon trong nhà . 53
    4.2.2.1 Tính toán phơi nhiễm tích lũy . 53
    4.2.2.2 Giá trị tỷ lệ phơi nhiễm trung bình được ước tính trong một năm 54
    4.2.2.3 Kết quả đánh giá phơi nhiễm radon trong nhà tại Thủ Dầu Một 55
    4.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE DO PHƠI NHIỄM RADON . 56
    4.3.1 Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe . 56
    4.3.1.1 Ước tính rủi ro tương đối vượt mức 56
    4.3.1.2 Ước tính rủi ro trung bình tử vong do ung thư phổi vì phơi nhiễm radon 58
    4.3.2 Đánh giá rủi ro sức khoẻ do phơi nhiễm radon tại Thủ Dầu Một 59
    4.3.3 Đánh giá tỉ lệ tử vong . 60
    4.3.4 Đánh giá ảnh hưởng theo số liệu y tế thống kê tại địa phương 61
    4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 62
    KẾT LUẬN . 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 66
    PHỤ LỤC 68



    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1: Rủi ro ung thư phổi do phơi nhiễm radon với người hút thuốc và không hút thuốc theo EPA . 17
    Bảng 1.2: Ước tính rủi ro radon của EPA . 17
    Bảng 1.3: Nồng độ radon trong nhà và ngoài trời tại một số đô thị 22
    Bảng 1.4: Kết quả phân tích phóng xạ các nguồn nước 27
    Bảng 3.1: Thống kê số lần khám sức khỏe hằng năm của người dân . 38
    Bảng 3.2: Thống kê tình trạng sức khỏe người dân 38
    Bảng 3.3: Độ tuổi các nhà khảo sát . 39
    Bảng 3.4: Số lượng cửa chính và cửa số trong toàn bộ căn nhà 40
    Bảng 3.5: Vết nứt trong phòng đo radon . 41
    Bảng 3.6: Thiết bị thông gió được sử dụng trong phòng đo . 41
    Bảng 3.7: Phân bố của nồng độ radon trong các căn nhà được khảo sát 2 mùa 42
    Bảng 3.8: Bảng thể hiện nồng độ radon tại khu vực Thủ Dầu Một 42
    Bảng 3.9: Các mức khuyến cáo nồng độ radon trong nhà ở một số quốc gia.[21] . 43
    Bảng 3.10: Số liệu tử vong do ung thư từ 2005-2009 tại thị xã Thủ Dầu Một . 43
    Bảng 3.11: Tỉ lệ tử vong do ung thư phổi tại các xã phường (2005-2009) . 44
    Bảng 3.12: Số liệu y tế bệnh viện Đa Khoa Bình Dương (2005-2009) 46
    Bảng 4.1: Các đơn vị tính toán - chuyển đổi được sử dụng trong luận văn 53
    Bảng 4.2: Các thông số ước tính cho mô hình nồng độ [11] . 57
    Bảng 4.3: Ước tính rủi ro/WLM theo giới tính và tình trạng hút thuốc 58
    Bảng 4.4: Mô tả rủi ro trung bình tử vong cho các nhóm đối tượng nghiên cứu 60


    DANH MỤC HÌNH ẢNH – ĐỒ THỊ

    Hình 1.1: Chu trình phân rã phóng xạ radium . 4
    Hình 1.2: Quá trình phát xạ hạt alpha . 5
    Hình 1.3: Quá trình khuyếch tán radon trong đất 6
    Hình 1.4: Các con đường xâm nhập của radon vào nhà 8
    Hình 1.5: Các nguồn phơi nhiễm phóng xạ (theo UNSCEAR) 10
    Hình 1.6: Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới về ảnh hưởng của radon . 21
    Hình 1.7: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu thị xã Thủ Dầu Một. . 24
    Hình 1.8: Bản đồ các đặc điểm địa chất thị xã Thủ Dầu Một. 26
    Hình 2.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu . 31
    Hình 2.2: Mô tả thiết bị đo radon trong nhà 33
    Hình 2.3: Một hũ nhựa gắn CR-39 được đặt tại hộ gia đình . 34
    Hình 2.4: CR-39 đã được xử lý hóa chất . 34
    Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ hút thuốc theo giới tính . 37
    Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện thời gian trung bình ở nhà (giờ/ngày) của người dân 39
    Hình 3.3: Thông tin loại phòng lấy mẫu . 40
    Hình 3.4: Biểu đồ tần số phân bố nồng độ radon tại các điểm khảo sát . 42
    Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn số ca tử vong do ung thư phổi và các ung thư khác. 45
    Hình 3.6: Biểu đồ tỉ lệ % các loại ung thư (2005-2009) . 46
    Hình 4.1: Quy trình đánh giá rủi ro radon . 48
    Hình 4.2: Tầm phát xạ của 2 hạt alpha phát xạ bởi con cháu radon 49
    Hình 4.3: Sơ đồ mô tả con đường phơi nhiễm radon 53
    Hình 4.4: Biểu đồ tần số phơi nhiễm radon của các hộ gia đình . 55
    Hình 4.5: Rủi ro tử vong do ung thư phổi của người dân Thủ Dầu Một do phơi nhiễm radon suốt đời ở nồng độ khảo sát đối với các nhóm đối tượng . 60
    Hình 4.6: Nồng độ radon trung bình năm tại các xã phường và số lượng tử vong do ung thư phổi . 62



    CHƯƠNG MỞ ĐẦU

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Radon là một khí phóng xạ hiện hữu trong tự nhiên, không màu, không mùi, không vị, được tìm thấy vào năm 1990 do nhà hóa học người Đức Ernest Dorn [19]. Khí Radon có mặt ở hầu hết các nơi trong vỏ trái đất, được thoát lên từ đất, đá đi vào trong không khí bằng con đường khuyếch tán, đối lưu. Radon tồn tại với nồng độ cao hơn tại các khu vực như: hầm mỏ, trong nhà ở, đặc biệt trong các phòng kín như: phòng ngủ, phòng làm việc; và trong các loại vật liệu xây dựng. Đây là loại khí được các tổ chức quốc tế như: Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (The Centers for Disease Control), Tổ Chức Phổi Hoa Kỳ (The American Lung Association) xếp vào danh mục chất gây ung thư cùng với những ảnh hưởng sức khỏe con người.

    Mối nguy hiểm chính của bức xạ đối với sức khỏe là do sự chiếu trong của các phóng xạ alpha trong quá trình hít thở và ăn uống. Radon và các sản phẩm con cháu của nó được xem là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi sau hút thuốc lá. Radon cũng được xác định là liên quan đến nhiều ca tử vong do ung thư phổi và nghi ngờ ở 1 số loại ung thư khác như: các bệnh bạch cầu, u ác tính, ung thư thận và một số bệnh ung thư của trẻ em. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy radon có thể xâm nhập vào cơ thể, hòa trong tế bào mỡ và máu như cách mà oxy đi vào máu; kết quả là tích lũy trong tế bào mỡ của tủy xương; hay nói một cách khác, radon đi vào cơ thể người như việc cây hấp thu ánh sáng mặt trời – một cách lặng lẽ và để lại những hậu quả khó lường [19]. Trong số các bệnh ung thư, ung thư phổi là được xem là bệnh nguy hiểm nhất. Nguy hiểm là vì số trường hợp tử vong do bệnh này gây ra thuộc vào hàng cao nhất so với các bệnh ung thư khác[8].

    Vì sự góp mặt của radon vào một số lượng đáng kể các ca tử vong do ung thư phổi hằng năm, đặc biệt ở người hút thuốc. Vì vậy đã có các nghiên cứu trên thế giới về những ảnh hưởng của radon đến sức khỏe con người. Đầu tiên, Thụy Điển là quốc gia khảo sát radon trong nhà dân sớm nhất. Năm 1956 Hultqvist đã nghiên cứu phóng xạ xảy ra tự nhiên trong các tòa nhà, nhằm đánh giá các liều bức xạ đối với dân cư từ các nguồn tự nhiên [27]. Châu Âu cũng thực hiện một số nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu ở thời điểm này vẫn còn hồ nghi về các ảnh hưởng của radon [20]. Cùng với bước tiến của khoa học thế giới, các tổ chức uy tín như: NAS, EPA, UNSCEAR, WHO . đã thực hiện các đánh giá cụ thể từ năm 1988 đến nay về mối nguy hại của radon và đưa ra những kết luận có cơ sở khoa học. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng trong nhận thức về mối nguy hại của radon lên sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh các tổ chức nêu trên, các quốc gia khác trên thế giới cũng có nhiều báo cáo, chương trình điều tra radon như: CH Czech; Áo; Anh; Nhật Bản . nhưng đều chưa xây dựng hoàn chỉnh thành phương pháp đánh giá chung và hầu như vẫn dựa trên các mô hình đánh giá của EPA, NAS và thiết lập Chương Trình Radon quốc gia theo WHO. Như thống kê của EPA, tại Mỹ năm 1995 có 146.400 ca tử vong do ung thư phổi và trong đó 21.100 ca (14.4%) liên quan đến radon; con số này có thể so sánh với tỉ lệ tử vong do tai nạn ô tô và cao hơn hàng trăm lần rủi ro do ô nhiễm bên ngoài như nước, không khí .[20].

    Việt Nam cũng có 1 chương trình khảo sát về radon trong nhà tại Hà Nội và 1 chương trình Điều tra địa chất đô thị từ năm 1992 đến 2002. Chương trình điều tra địa chất trên 54 đô thị trong cả nước đã tiến hành khảo sát bức xạ gamma và trường bức xạ alpha, bao gồm đo nồng độ radon trong không khí ngoài trời và trong nhà ở. Việt Nam chưa có đánh giá về mức độ ảnh hưởng của radon lên sức khỏe người dân.

    Khu vực Thủ Dầu Một phân bố dọc đứt gãy sông Sài Gòn được xem là đứt gãy đang hoạt động, vì vậy khu vực xung quanh đứt gãy có thể phân bố nồng độ khí radon ở mức cao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Thủ Dầu Một nói riêng, chưa có các phân tích nồng độ radon cũng như những nghiên cứu đánh giá về tình hình y tế cộng đồng của khu vực.

    Chính vì vậy tác giả thực hiện đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của khí radon trong nhà đối với sức khỏe cộng đồng khu vực thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả điều tra số liệu y tế, tình hình tử vong, khảo sát tình trạng hút thuốc trong cộng đồng và các yếu tố liên quan khác, kết hợp với kết quả phân tích nồng độ radon tại khu vực nhằm đánh giá phơi nhiễm và rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng địa phương.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Mục tiêu của đề tài là xác định nồng độ khí radon trong nhà và đánh giá ảnh hưởng của khí radon đối với sức khỏe của cộng đồng khu vực Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...