Thạc Sĩ Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị
    kinh doanh Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học kinh tế, khóa 10
    từ năm 2013 - 2015.
    Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
    quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng các thầy giáo, cô
    giáo. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
    Tác giả xin chân thành cảm ơn tới TS. Trần Đình Tuấn - người hướng
    dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu,
    giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
    Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng
    Tổng Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, Chi Cục Kiểm
    Lâm tỉnh Bắc Kạn, UBND xã Côn Minh, xã Quang Phong, huyện Na Rì;
    UBND xã Bằng Lãng, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, các bạn bè đồng
    nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
    học tập và triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ luận văn.
    Xin chân thành cảm ơn!
    Bắc Kạn, tháng 5 năm 2015
    Tác giả



    Nguyễn Xuân Mạnh
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC BIỂU . viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Những đóng góp mới của luận văn . 4
    5. Bố cục của luận văn 4
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỪNG VÀ
    CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 5
    1.1. Cơ sở lý luận về rừng và chính sách quản lý bảo vệ rừng . 5
    1.1.1. Một số vấn đề chung về rừng và chính sách quản lý bảo
    vệ rừng . 5
    1.1.2. Những vấn đề chung về quản lý, bảo vệ rừng và phát
    triển rừng 13
    1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng . 18
    1.2.1. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số
    nước trên thế giới . 18
    1.2.2. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một số
    địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn . 21
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iv
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 25
    2.1. Câu hỏi nghiên cứu 25
    2.2. Phương pháp tiếp cận đề tài . 25
    2.2.1. Phương pháp tiếp cận 25
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 26
    Chương 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH
    SÁCH QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở
    TỈNH BẮC KẠN . 30
    3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn . 30
    3.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 30
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 38
    3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của tỉnh Bắc Kạn có ảnh hưởng
    đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 40
    3.2. Các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai
    thực hiện ở tỉnh Bắc Kạn . 42
    3.2.1. Các chính sách của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát
    triển rừng . 42
    3.2.2. Các chính sách của tỉnh Bắc Kạn ban hành về quản lý, bảo
    vệ và phát triển rừng 46
    3.3. Thực trạng thực hiện chính sách và kết quả tác động của các chính
    sách đến phát triển rừng 47
    3.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách ở tỉnh Bắc Kạn 47
    3.3.2. Đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách . 49
    3.3.3. Kết quả tác động của các chính sách quản lý bảo vệ rừng đến
    phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn 51
    3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách . 62
    3.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên 62
    3.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố con người 63
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    v
    3.4.3. Ảnh hưởng từ hệ thống tổ chức quản lý 63
    3.4.4. Ảnh hưởng từ cơ sở hạ tầng . 63
    3.4.5. Ảnh hưởng của chính sách theo tính đồng bộ, nhất quán 64
    3.5. Đánh giá tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát
    triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn qua kết quả điều tra . 64
    3.5.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở địa
    bàn điều tra . 64
    3.5.2. Kết quả điều tra thực tế 67
    3.6. Đánh giá chung về tác động của chính sách quản lý bảo vệ rừng
    đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn . 71
    3.6.1. Những kết quả đạt được . 71
    3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân . 72
    Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC
    CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
    RỪNG TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020 . 74
    4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
    đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn . 74
    4.2. Định hướng nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng
    đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn . 76
    4.3. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ
    rừng đến phát triển rừng của tỉnh Bắc Kạn . 83
    4.3.1. Giải pháp chung . 83
    4.3.2. Giải pháp cụ thể . 83
    4.3.3. Đề xuất các chính sách hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp 86
    4.4. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý 91
    KẾT LUẬN 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    PHỤ LỤC . 99
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    BQLDA :
    BVR :
    HĐND :
    NN&PTNT :
    PCCCR :
    PTNT :
    QLBVR :
    QLBV&PTR :
    UBND :

    Ban quản lý dự án
    Bảo vệ rừng
    Hội đồng nhân dân
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Phòng cháy chữa cháy rừng
    Phát triển nông thôn
    Quản lý bảo vệ rừng
    Quản lý bảo vệ và phát triển rừng
    Uỷ ban nhân dân


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Chọn mẫu điều tra số liệu sơ cấp 27
    Bảng 3.1. Diện tích các loại đất tỉnh Bắc Ka ̣n năm 2014 . 33
    Bảng 3.2. Diện tích đất đai và dân số tỉnh Bắc Kạn năm 2014 . 38
    Bảng 3.3. Hệ thống một số văn bản về quản lý, bảo vệ và phát triển
    rừng quan trọng của Nhà nước . 42
    Bảng 3.4. Độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn so với các tỉnh Đông
    Bắc giai đoạn 2011 - 2013 51
    Bảng 3.5. Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn 53
    Bảng 3.6. Số vụ vi phạm và diện tích rừng bị tàn phá, bị cháy tỉnh
    Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2013 55
    Bảng 3.7. Kết quả chăm sóc rừng trồng và giao khoán rừng giai đoạn
    2011-2013 . 56
    Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá về tình hình thực hiện chính sách quản lý,
    bảo vệ và phát triển rừng của các cán bộ quản lý các cấp
    tỉnh Bắc Kạn . 67
    Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tác động của các
    chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng 69
    Bảng 4.1. Định hướng đất sử dụng đất lâm nghiê ̣p đến năm 2020 . 78
    Bảng 4.2. Định hướng qui hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng đến
    năm 2020 . 79
    Bảng 4.3. Định hướng qui hoạch rừng sản xuất đến năm 2020 81

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC BIỂU

    Biểu đồ 3.1. Độ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 52
    Biểu đồ 3.2. Kết quả trồng rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 56
    Biểu đồ 3.3. Biểu chi trả dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Bắc Kạn giai
    đoạn 2013 - 2014 và ước thực hiện 2015 . 60

















    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lâm nghiê ̣p là n gành kinh tế kỹ thuật đặc thù với nguồn tài nguyên có
    thể tái ta ̣o được. Là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có giá trị to lớn đối
    với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân. Trong những
    năm qua, hoạt động lâm nghiệp không chỉ ta ̣o ra các sản phẩm đóng góp cho
    ngân sách quốc gia, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
    các dân tộc ít người và nông thôn miền núi mà còn có vai trò đặc biệt quan
    trọng trong bảo vệ môi trư ờng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất
    nước. Môi trường hoa ̣t đô ̣ng của ngành lâm nghiê ̣p luôn gắn với rừng , vì vậy
    để ngành kinh tế này phát triển được cần phải có các chính sách để bảo vệ và
    phát triển rừ ng. Trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng có ghi "Rừng là tài
    nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của
    môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền
    với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc”. Qua các giai đoạn
    lịch sử và quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước Việt Nam luôn coi
    trọng công tác quản lý , bảo vệ và phát triển rừng . Năm 1972, Pháp lệnh bảo
    vê ̣ rừng ra đời , đây là văn bản pháp qui đầu tiên tạo khuôn khổ pháp lý cho
    công tác quản lý bảo vệ rừng. Đặc biệt, từ khi Nhà nước ban hành Luật bảo vệ
    và phát triển rừng (1991), đã có nhiều đạo Luật và chính sách được tiếp tục
    ban hành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng,
    trong đó nổi bật là Quyết định 327/CT (1992), nay là Quyết định 550/TTg về
    phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án 661 về trồng 5 triệu ha rừng, .
    Bắc Kạn là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có thế
    mạnh về phát triển kinh tế rừng. Trong nhiều năm qua, công tác quản lý
    bảo vệ và phát triển vốn rừng ở tỉnh Bắc Kạn đã được quan tâm chú ý.
    Thông qua các chương trình, dự án như: 327; 747; 1382; chương trình trồng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    2
    5 triệu ha rừng (661 và nhất là thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp theo
    quan điểm sản xuất hàng hóa nên đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá
    rừng làm nương rẫy. Kết quả là diện tích rừng đã tăng dần sau 10 năm. Theo
    niên giám thống kê, diện tích rừng sản xuất từ 163.500 ha năm 2000 đã tăng
    245.836 ha năm 2012, rừng phòng hộ từ 94.130 ha năm 2000 đã tăng lên
    107.513 ha năm 2012 đạt tốc độ tăng bình quân 12,69% về diện tích so với
    năm 2000. Độ che phủ rừng tăng dần qua các năm từ 35,5% năm 2000 lên
    55,18% năm 2011 và 70,6% năm 2013.
    Ngoài tác động làm tăng trưởng rừng, hệ thống chính sách quản lý, bảo
    vệ rừng, đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển vốn
    rừng, bằng việc trồng rừng, trông coi rừng tự nhiên, rừng tái sinh, thực hiện
    nông lâm kết hợp. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông - lâm kết hợp
    đem lại hiệu quả kinh tế cao và một bộ phận dân cư làm nghề rừng sống được
    với nghề, thậm chí có hộ đã làm giàu từ nghề rừng,
    Tuy nhiên , từ thực tế cho thấy , hệ thống chính sách quản lý , bảo vệ
    rừng hiện hành đã bộc lộ những hạn chế , tuy vốn rừng thời gian qua đang
    có sự phát triển nhưng kém bền vững , tính đa dạng sinh học của rừng tự
    nhiên vẫn tiếp tu ̣c bi ̣ suy giảm , phát triển chưa đi đôi với quản lý và bảo vệ
    rừng, ở nhiều nơi rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá . Chưa khai thác được tổng
    hợp tiềm năng tài nguyên rừng , nhất là các lâm sản ngoài gỗ và di ̣ch vu ̣
    môi trường sinh thái . Đó là chưa thiết lập được hệ thống chủ rừng đích
    thực, chưa tạo đô ̣ng lực thu hút người dân và cộng đồng địa phương tham
    gia vào quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng , đời sống thu nhập của đại
    đa số người làm nghề rừng còn thấp .vv. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài:
    “Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát
    triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn” là cần thiết và cấp bách , góp phần giải quyết
    các hạn chế đă ̣t ra ở trên .
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    3
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện chính sách quản lý và bảo vệ
    rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn nhằm đề xuất các giải pháp tăng
    cường quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng, phát huy thế mạnh kinh tế
    rừng ở tỉnh Bắc Kạn.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá ảnh hưởng của chính sách
    quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng
    - Đánh giá thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo vệ và phát
    triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn
    - Đề xuất được giải pháp, chính sách nhằm tăng cường công tác quản
    lý, bảo vệ và phát triển rừng cho tỉnh Bắc Kạn trong giai đoa ̣n 2016-2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu các ảnh hưởng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
    phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
    - Phạm vi về thời gian: Đề tài tâ ̣p trung thu thập thông tin đánh giá thực
    trạng t rong 5 năm gần đây (giai đoạn 2010-2014), các giải pháp đượ c xây
    dựng cho giai đoa ̣n 2016-2020, tầm nhìn 2025.
    - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các ảnh hưởng của chính sách quản lý,
    bảo vệ rừng đến phát triển rừng trong phạm vi tỉnh Bắc Kạn. Trong đó tập
    trung đánh giá tác động của các chính sách có liên quan đến quản lý bảo vệ và
    phát triển rừng như sau:
    - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
    - Tác động của chính sách giao, khoán cho thuê rừng và đất rừng
    - Tác động của các dự án: 327/TTg, 661/TTg, 143/TTg, .
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    4
    - Tác động của các quy hoạch và định hướng phát triển lâm nghiệp của Tỉnh.
    4. Những đóng góp mới của luận văn
    Luận văn có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Hệ thống hóa cơ sở khoa
    học về công tác quản lý và bảo vệ và phát triển rừng. Đánh giá được thực
    trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng của một số địa
    phương trong tỉnh và của tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở đó đề xuất được một số
    giải pháp cơ bản về công tác quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng trên
    địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham
    khảo cho các cơ quan quản lý hoạch định chính sách đối với công tác quản lý,
    bảo vệ rừng đến phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn tới.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được kết cấu gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rừng và chính sách quản lý,
    bảo vệ và phát triển rừng
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Chương 3: Đánh giá thực trạng tác động của chính sách quản lý, bảo
    vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn
    Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả của các chính sách quản lý,
    bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016 - 2020
     
Đang tải...