Luận Văn Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc & quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc & quốc tế trong cách mạng VN thời kỳ đổi mới

    MỤC LỤC

    Nội dung Trang

    Phần mở đầu 2
    Phần nội dung 6
    Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 6

    I- Cơ sở lý luận của vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 6
    II- Truyền thống kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ 13
    Chương II : Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới 21
    A- Thực trạng đất nước trước năm 1986 21
    B- Thời kỳ đổi mới 23
    I- Phát huy sức mạnh dân tộc, mở rộng quan hệ đối ngoại trên mọi phương diện, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại trong thời kỳ mới 23
    II- Tiếp tục sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 37
    III- Những thành tựu đạt được sau 15 năm đổi mới trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế 50
    IV- Phương hướng của sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới 53
    V- Những kết luận về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới 56
    Phần kết luận 58


    PHẦN MỞ ĐẦU

    I- TÍNH CẤP THIẾT CỬA ĐỀ TÀI
    Khát vọng về cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc là khát vọng của mỗi con người. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới để có được một xã hội tiến bộ, một cuộc sống hài hoà, một nền kinh tế phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải được quan tâm đặt lên vị trí hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Với chiều dài lịch sử hàng trăm năm nay thì sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vẫn là một vấn đề mang tính chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các nước. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại là một vấn đề không mới, trong kháng chiến giành độc lập dân tộc nhờ sự kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế mà họ đã đánh đuổi được quân xâm lược. Vì vậy trong thời kì đổi mới đòi hỏi các nước đang phát triển phải tăng cường mở rộng hơn nữa sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để tiến hành xây dựng đất nước.
    Dân tộc việt nam cũng vậy để có được cuộc sống hoà bình, hạnh phúc thì ngay từ xa xưa cha ông ta đã biết vận dụng sức người sức của, vận dụng sức mạnh đoàn kết toàn dân và tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài tạo thành sức mạnh để xây dựng đất nước
    Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã thể hiện sâu sắc lòng qyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Duới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản dân tộc ta đã biết đoàn kết một lòng, tự lực tự cường, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân. Không phân biệt già trẻ gái trai, tôn giáo đảng phái . kết hợp sức mạnh trong nước với quốc tế làm nên những chiến thắng rực rỡ từ cách mạng tháng 8 - 1945 đến chiến thắng 1954- chiến thắng Điện Biên Phủ làm chất động địa cầu đến mùa xuân 1975 ta đẫ giành được thắng lợi hoàn toàn, giang sơn về một mối, đất nước đi vào xây dựng cuộc sống mới hoà bình ấm no.
    Như vậy trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đã được đảng ta vận dụng để chiến thắng kẻ thù mang lại độc lập tự do cho đất nước. Nhưng trong thời kỳ đổi mới với xu thế thời đại mới sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại được Đảng ta vận dụng như thế nào. Ngay từ đại hội đảng VI - 1986 Đảng đã chủ chương đẩy mạnh sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Đại hội đảng VII, VIII, IX tiếp tục kế thừa và phát triển đường lối đúng đắn đó.
    Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới với những thành tựu đã đạt được, chứng tỏ quan điểm của đảng về sự đẩy mạnh kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kì đổi mới là đúng đắn. Tuy nhiên có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Trong xu thế thời đại mới sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế còn là tất yếu khách quan đối với nền kinh tế nước ta hay không? Nhìn nhận sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của nước ta trong những năm qua như thế nào? nó có vai trò như thế nào trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Quan điểm, nội dung cụ thể, giải pháp bước đi của đảng ta trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế ra sao? đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng, thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người. Với lý do đó tôi chọn đề tài: "Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới"
    II- MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
    Với mục đích làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam thời kỳ đôỉ mới, nhiệm vụ đặt ra là phải xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của dề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát chi tiết, cụ thể những chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của đất nước, đề tài sẽ làm rõ sự cần thiết phải có sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế, đó là vấn đề khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung. Trên cơ sở đó đề tài sẽ làm rõ được quan điểm, nội dung, bước đi của sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại thông qua các kỳ Đại hội, bắt đầu từ Đại hội VI cho đến nay.
    III- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
    Đây là một đề tài rất rộng lớn về nội dung, phạm vi góc độ. Từ trước đến nay đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng. Song chủ yếu là nghiên cứu trong phạm vi : Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong suốt cả thời kỳ trước và sau đổi mới,chủ trương chính sách đối ngoại nói chung của Đảngvà Nhà nước trước và sau đổi mới Một số đề tài còn nghiên cứu từng góc độ của sự kết hợp dân tộc và quốc tế như : Sẵn sàng là bạn chủ động hội nhập, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới . Ngoài ra còn một số bài báo được đăng trên các tạp chí như : Nắm chắc thời cơ vượt qua thách thức, tạo những điều kiện để chủ động hội nhập ; phát huy sức mạnh dân tộc với sự ngiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .
    Ở đề tài này với thời gian và trình độ có hạn tôi đi vào nghiên cứu : "Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc ế trong cách mạng Việt Nam trong thời kì đổi mới. "
    IV - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Khoá luận khảo sát và nghiên cứu các quan điểm, đường lối chủ trương, phương hướng giải quyết của Đảng ta về sự kết hợp hài hoà nhân tố dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế vốn có từ khi cha ông ta bắt đầu dựng nước và giữ nước , trải qua bao thời kỳ lịch sử đất nước và duy trì cho đến ngày nay. Nhưng trong thời kỳ mới sự kết hợp đó phải được phát triển như thế nào? từ đó có thể sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu.
    1. Phương pháp thống kê phân loại : Sử dụng phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý những tư liệu cần thiết có liên quan đến sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng ta trong cách mạngViệt Nam trong thời kỳ đổi mới.
    2. Phương pháp phân tích và tổng hợp khái quát: Sử dụng phương pháp này trên cơ sở phân tích mổ xẻ từng vấn đề cụ thể sau đó tổng hợp lại thành từng luận điểm rồi nâng lên tầm khái quát chung.
    Ngoài ra để nghiên cứu, đề tài này còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp diễn dịch và quy nạp nhằm tổng hợp nhấn mạnh một số vấn đề đã phân tích.
    V- NHỮNG NÉT MỚI TRONG ĐỀ TÀI.
    Nét mới ở đây là đề tài nghiên cứu khảo sát sâu hơn, kỹ hơn, toàn diện hơn những quan điểm, chủ chương của Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam kể từ năm 1986 trở lại đây
    Hiện nay xu thế thế giới đang bước vào quá trình toàn cầu hoá, đòi hỏi mọi quốc gia trên thế giới phải chủ động hội nhập vì vậy nét mới ở đây là nghiên cứu sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế của Đảng ta trong sự phát triển của xu thế thế giới hiện đại.

    VI- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
    Về mặt lý luận đề tài nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ gắn bó giữa đoàn kết dân tộcvà đoàn kết quốc tế. Thực chất đề tài nghiên cứu sự áp dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước của Đảng trong sự nghiệp đổi mới. Vì vậy nghiên cứu đề tài sẽ giúp người viết bước đầu làm quen với việc đọc và tìm hiểu tài liệu , rèn luyện tư duy khoa học. Qua nghiên cứu đề tài sẽ thấy được sự đúng đắn khoa học của chủ nghĩa Mác -Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó người đọc sẽ giữ vững quan điểm và lập trường đúng đắn của học thuyết chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Về mặt thực tiễn: đề tài khảo sát trên thực tế Đảng ta với sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam vào thời điểm từ năm 1986 đến nay. Chính vì vậy qua đề tài người đọc sẽ thấy được sự phát trriển của đất nước qua các số liệu đề tài thống kê, thấy được sự pháp triển hẳn về chất khi có sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ mới. Đặc biệt qua đề tài chúng ta sẽ thấy được quan điểm đúng đắn của Đảng ta về sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới, từ đó sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào chủ trương của Đảng có ý thức thực hiện nó. Đồng thời qua đề tài chúng ta sẽ tin tưởng vững chắc vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, tin tưởng vào một xã hội tiến bộ trong tương lai.





    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ KẾT HỢP
    NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ

    I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ KẾT HỢP NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ
    1. học thuyết chủ nghĩa Mác- Lê Nin.
    Học thuyết Mác-Lê Nin là một tài sản lý luận vô cùng quý báu của nhân loại. Đây thực sự là kết tinh của văn minh trí tuệ loài người. Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giai cấp tư sản tiến hành bóc lột, vơ vét của cải nhằm làm giàu cho chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản đã dựa trên mồ hôi, nước mắt, sức lao động của giai vô sản để làm giàu cho chình mình, chúng sãn sàng gạt bỏ tất cả những mối quan hệ tình cảm , với chúng chẳng có gì hơn là "mối lợi lạnh lùng và nối trả tiền ngay không tình không nghĩa ." trước tình hình đó giai cấp vô sản đã vùng dậy đấu tranh để đòi quyền lợi và nhằm giải phóng chính mình. Trong thời kì này những phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ra mang tính chất tự phát vì chưa có đường lối lãnh đạo, chưa có lý luận soi đường. Trong hoàn cảnh đó chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã từng bước xâm nhập vào phong trào công nhân trở thành tư tưởng, nền tảng, kim chỉ nam cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Có lý luận soi đường, có hướng dẫn về mặt tổ chức phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã chuyển từ tự phát sang tự giác.
    Với cách mạng Việt Nam vào những thập niên đầu của thế kỷ XX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân còn mang tính tự phát nhưng sau đó vào những năm 20 của thế kỷ XX thì phong trào đấu tranh đã chuyển dần sang tự giác mà mốc đánh dấu sự chuyển biến này là vào năm 1925. Có được sự chuyển biến từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam là do sự hoạt động tích cực, sự hy sinh bản thân mình của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vượt qua những khó khăn gian khổ người đã tìm thấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Qua thực tiễn cách mạng thế giới qua nghiên cứu người đã đi đến khảng định : "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê Nin."
    Từ sự khảng định đó người đã tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào cách mạng Việt Nam cũng từ đây cách mạng Việt Nam đã có đường lối và bước đi đúng đắn.
    Như vậy qua thực tiễn đất nước trong hiện tại cũng như trog quá khứ chúng ta có thể thấy được sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, thấy được vai trò tư tưởng kim chỉ nam của học thuyết Mác- Lê Nin đối với cách mạng Việt Nam. Cần thấy rằng Đảng ra đời, các cương lĩnh cách mạng, đường lối lãnh đạo của Đảng đều là sự kết hợp lý luận Mác -Lê Nin với thực tiễn đất nước, là sự kết hợp tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam với chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam . Hồ chí Minh đã từng nói : "Đảng truyền bá lý luận Mác -Lê Nin vào trong nhân dân ta, có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng vô tận của mình ."[1, 12]
    Như vậy nhờ có chủ nghĩa Mác -Lê Nin làm nền tảng tư tưởng , làm kim chỉ nam , có cương lĩnh , đường lối và chính sách cách mạng đúng đắn, sáng tạo nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành đội tiên phong có tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Từ đó trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng đã vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào cách mạng Việt Nam trong sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế.
    Chủ nghĩa Mác - Lê Nin cho rằng: cách mạng là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ cách mạng chứ không phải của riêng một cá nhân , một giai cấp hay một tầng lớp nào .Đông đảo quần chúng nhân dân được giác ngộ cách mạng sẽ hợp lại thành một sức mạnh to lớn ,đấu tranh cho các mục tiêu xác định theo đường lối đúng đắn của chính đảng vô sản. Ngược lại giai cấp vô sản phải có nhiệm vụ tổ chức, đoàn kết các giai cấp ,các tầng lớp nhân dân được giác ngộ trong nước tạo thành một sức mạnh tổng hợp để chiến thắng bất kỳ một sự phản động, xâm lược nào. Đặc biệt cùng với sự tổ chức đó thì giai cấp vô sản giữa các nước thuộc địa cũng như chính quốc phải liên kết lại tạo thành một sức mạnh vô sản quốc tế để chống lại sự phản kháng của giai cấp tư sản và các thế lực phản động. Như chúng ta đã biết vì lợi ích giai cấp tư sản sẽ không bao giờ tự rời bỏ địa vị thống trị của mình, vì lợi nhuận giai cấp chúng có thể dùng bất cứ một thủ đoạn nào kể cả những thủ đoạn bỉ ổi nhất. Mặt khác giai cấp tư sản giữa nước trên thế giới có sự liên kết qua lại với nhau, muốn chặt bỏ, phá bỏ sự liên kết đó thì giai cấp vô sản giữa các nước phải đoàn kết lại thành một khối thống nhất. Như Mác -Ăng ghen và sau này là Lê Nin chỉ ra: "vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại ."
    Như vậy chủ nghĩa Mác -Lê Nin cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc do giai cấp vô sản lãnh đạo có mối gắn bó khăng khít với cách mạng thế giới và đây chính là cơ sở lý luận cho Đảng ta vận dụng vào kết hợp sức mạnh dân tộc và quốc tế trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Viêt Nam Đảng ta còn căn cứ vào quan điểm của triết học Mác-Lê Nin về mối liên hệ phổ biến về mối liên hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài.
    Triết học Mác - Lê Nin cho rằng: trong thế giới vật chất các sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Muốn xem xét sự tồn tại và biến đổi của nó, muốn biến đổi nó phải đặt nó trong mối liên hệ đan xen, xâm nhập , bổ sung với sự vật khác. theo Ăng ghen: "khi ta quan sát vật chất vận động thì cái đập vào mắt trước nhất là mối liên hệ lẫn nhau giữa những sự vận động riêng biệt của những vật thể riêng biệt, là tình trạng cái này làm điều kiện, làm tiền đề cho cái kia ." [2 ,366]; sau này Lê Nin chỉ rõ : muốn thực sự hiểu được các sự vật , phải nắm được và nghiên cứu mọi mặt, mọi mối liên hệ của nó.
    Theo triết học Mác -Lê Nin : trong mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ khăng khít giữa mối liên hệ bên trong và bên ngoài .trong đó mối liên hệ bên trong giữ vai trò chủ đạo, quyết định với sự tồn tại , vận động và phát triển của sự vật. Tuy nhiên mối liên hệ bên ngoài cũng có tính độc lập tương đối nó tác động trở lại với mối liên hệ bên trong làm cho mối liên hệ bên trong vận động và phát triển.
    Các sự vật hiện tượng trong thế giới luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng , nhưng chúng có mối liên hệ qua lại với nhau . Trong sự phát triển của mỗi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ khăng khít giữa bên trong và bên ngoài cũng như trong mọi cuộc cách mạng muốn giành thắng lợi thì phải biết kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế. Chính tư tưởng biện chứng về mối liên hệ bên trong và bên ngoài đã được Đảng ta vận dụng vào sách lược kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay.

    2- tư tuởng hồ chí mih.
    Năm 1958 thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi pháp xâm lược và đô hộ, xã hội Việt Nam chuyển sang biến nhanh chóng từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Cũng từ đây xã hội Việt Nam lâm vào thời kỳ đen tối; nhân dân bị cưỡng bức bóc lột, xã hội Việt Nam đeo trên mình ách gông cùm mà chưa tìm được lối thoát. Nhân dân ta bị dồn tới chân tường tiếng khóc, kêu than trong khắp thôn cùng ngõ hẻm. "Có áp bức thì có đấu tranh "hàng loạt các cuộc đấu tranh đã diễn ra từ Bắc đến Nam nhưng máu vẫn đổ xuống mà dân tộc vẫn chìm trong đêm tối. Lịch sử đã khảo nghiệm rất nhiều các cương lĩnh cứu nước khác nhau, nhưng đám mây đen vẫn bao phủ trên bầu trời Việt Nam, cách mạng Việt Nam như người đi trong đêm tối không có ngọn đuốc soi đường chỉ lối.
    Trước tình hình đó, vì vận mệnh của dân tộc Nguyễn Ái Quốc đẫ ra đi tìm đường cứu nước. Mặc cho sóng gió bôn ba, nguy hiểm vây quanh người vẫn khắc phục và vượt qua để quyết tâm đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Trải qua thực tiễn cách mạng thế giới qua tìm tòi nghiên cứu đã tìm thấy "cẩm nang thần kỳ"đó chính là lý luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin về cách mạng giải phóng dân tộc , về sự kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người đã tìm mọi biện pháp để từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin về nước . Đễn những năm 40 của thế kỷ XX người đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo ,tác phong và những lời dạy của Người được tập hợp lại thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam trở thành "cẩm nang thần kỳ" thứ 2 cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.Cùng với chủ nghĩa Mác - Lê Nin ,tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một trong những tư tưởng nổi bật đó là sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế, cụ thể :
    2.1- Ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã nhận thấy được sức mạnh to lớn khi nhân dân trong nước và trên thế giới đoàn kết lại người đã thấy được sức mạnh khi nhân dân trên khắp năm châu đoàn kết. Tháng 9 . 1919 trong bài Đông Dương và Triều Tiên người đã chỉ rõ : "Thế giới sẽ chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp."
    ở nước ta cũng vậy khi lãnh đạo cách mạng người đã thấy rằng nếu toàn dân đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh có thể chiến thắng được bất kỳ một tên xâm lược nào. Ngưòi khảng định:
    "Dễ mười lần không dân cũng chịu,
    Khó trăm lần dân liệu cũng xong".
    Từ đó người cho rằng khi nhân dân đoàn kết thì mọi việc đều có thể giải quyết : "Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công ,đại thành công."
    Người luôn luôn quán triệt rằng trong cách mạng của mọi thời đại thì lực lượng của nhân dân, của dân tộc là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Cũng chính từ đó mà theo người việc xây dựng lực lượng trong nước có ý nghĩa quyết định tới sự thành bại của cách mạng, nó có ý nghĩa quyết định để các dân tộc tự bản thân mình mà giải phóng: "tự giải phóng cho ta."theo người: "muốn cho người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp mình đã." Và trong xây dựng xã hội mới thì theo người: "sự giúp đỡ của các nước là quan trọng nhưng ta phải tự lực cánh sinh."
    Như vậy sự đoàn kết toàn dân, tinh thần tự lực tự cường nó là một vấn đề chiến luợc , có ý nghĩa sống còn, lâu dai, nó quyết định sự hưng vọng, phồn thịnh của đất nước, cũng như nó quyết định đến thành bại của cách mạng trong mọi thời đại. Nhưng để thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết thì theo người cần phải lấy dân làm điểm tựa cho mọi chính sách, mọi chủ trương, mọi việc làm phải xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân. theo người: "Nước mà được độc lập nhưng dân không có tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì."
    Tư tưỏng lấy dân làm gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của người, tư tưởng đó nằm trong đức trí sáng tạo cao vời nằm trong khát vọng tột bậc của người. Người nói: "cả đời tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao nhân dân ta được no ấm, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành." chính vì vậy theo người; nếu một nước nào một dân tộc nào làm tốt được cho dân, được lòng dân thì chính sách đại đoàn kết dân tộc đó sẽ dễ thực hiện hơn khi cần thiết.
    2.2 Từ tư tưởng đại đoàn kết mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế.
    Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong các bước ngoặt phát triển của cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh luôn đứng trên tuyến đầu của mặt trận đối ngoại. Người là trí tuệ lớn sáng tạo ra đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, tăng cường đoàn kết quốc tế của cách mạng nước ta. Hồ chí Minh là người mở đường và kiến trúc sư xây dựng nền ngoại giao Việt Nam hiện đại về tư tưởng, chính sách, nghệ thuật về tổ chức, chỉ đạo triển khai trong hoạt động thực tiễn cách mạng.
    Trong quá trình tìm đường cứu nước, người đã sớm nhận thức được thời đại và sức mạnh của thời đại. Vận dụng lý luận Mác -Lê Nin và thực tiễn cách mạng trên thế giới người đã khảng định sức mạnh của thời đại là một nhân tố quyết định tới sự phát triển hợp quy luật của lịch sử, nó làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ biến đổi thành xã hội chủ nghĩa. Hồ chí Minh chỉ rõ: hiện nay thế giới đang bước sang một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội vì vậy theo người sức mạnh của thời đại chúng ta là sức mạnh của giai cấp vô sản:'Quan sơn muôn dặm một nhà; bốn phương vô sản đều là anh em."
    Từ đó theo Hồ Chí Minh để nhân loại phấn đấu tiến tới một hành tinh hoà bình tự do thì cần phải có sự đoàn kết quốc tế rộng rãi giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với nhau, giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở các nước tư bản đế quốc, giữa giai cấp vô sản toàn thế giới, nhằm tập hợp mọi mọi lực lượng đấu tranh cho mục tiêu hoà bình, độc lập dân tôc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì vậy khi phát biểu tại "Đại hội quốc tế Cộng sản lần thứ V"ngày 23- 6- 1924, người đã chỉ ra: " song tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng, vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa." [ 3, 273]
    Khi đã nhận thức sâu sắc về thời đại và sức mạnh của thời đại, nhận thức rõ chiều hướng đi lên lên tất yếu của các dân tộc, Hồ Chí Minh chủ động đưa dân tộc ta đi theo chiều hướng phát triển chung của nhân loại. Người tiến hành đưa cách mạng Việt Nam hoà vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Người đã xác định:'Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản."Đây là công lao đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam cũng như đối với các dân tộc bị áp bức khác, chính Người đã gắn cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản. cách mạng Việt Nam muốn thành công thì không được tách ra khỏi dòng chảy chung của thế giới, phải là một bộ phận của cách mạng thế giới, Người nói: "Chúng ta làm cách mạng thì cũng phải liên lạc với tất cả các đảng cách mạng trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa." [ 4, 218]. Cũng vì thế mà ngay từ đầu những năm 1930 người đã xác định: "Cách mạng thế giới có liên hệ mật thiết với cách mạng An Nam” và "trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp." [5, 3]. đó chính là con đường cách mạng vô sản , là sự kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội , cụ thể là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo phương châm thế giới đoàn kết vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Lê Nin đã chỉ ra rằng:'Chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm của thời đại, chúng ta mới có thể tính đến những đặc điểm, chi tiết của nước này hay nước nọ và định ra phương hướng hoạt động."Ở đây sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tư tưởng nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính tư tưởng về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế đã làm nên sức mạnh để giải phóng nưóc nhà vào năm 1945 và mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất cùng nhau đi lên Chủ nghĩa xã hội: "chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay." [6, 19].
    Tư tưởng hồ chí Minh không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp giải phóng đất nước ta mà còn có ý nghĩa to lớn đại nghiệp hoà bình thế giới. Như Amet:Giám đốc UNESCÔkhu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhận xét:' Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người cho tổ quốc và nhân dân đi đô hộ, mà còn là một hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này. " [7, 37]. Trong nghị quyết của UNESCÔ về tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định: "Những tư tưởng của người là hiện thân của những khát vọng, của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiêủ biết lẫn nhau". Tiến sĩ Triết học Liên Xô V. G Burop khẳng định: "Cần nhấn mạnh rằng Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - LêNin, không phải như đến với một hiện tượng của nước Nga thuần tuý, mà thấy ở đó kết quả mang tính quy luật của sự phát triển tư tưởng giải phóng của thế giới". [8, 310].
    Với nước ta: "Toàn bộ những tư tưởng của Hồ Chí Minh về hoạt động ngoại giao như biết đánh giá, dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ, tổ chức lực lượng, nhận rõ bạn thù, tranh thủ sự đồng minh, cô lập kẻ thù chủ yếu, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, biết thắng từng bước để tiến tới thắng lợi hoàn toàn, độc lập tự chủ gắn liền với đoàn kết quốc tế, là di sản quý báu đối với chúng ta trong hoạt động ngoại giao để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". [9, 55].
    Trải qua sự bào mòn của thời gian nhưng chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hai bộ phận không thể tách rời, tạo nên nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Để cho nền tảng của Đảng ngày một vững chắc, cách mạng Việt Nam không đi chệch hướng chúng ta cần nghiên cứu vận dụng sáng tạo, phát triển cũng như phải đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong xu thế quốc tế mới.
    II. TRUYỀN THỐNG KẾT HỢP KẾT NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ.
    1 . QUAN ĐIỂM VỀ SỰ KẾT HỢP NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG KHI MỚI THÀNH LẬP.
    Sự kết hợp hai yếu tố dân tộc và quốc tế là một truyền thống đã có từ lâu đời của cha ông. Ngay từ khi mới thành lập Đảng ta đã biết kế thừa và phát huy truyền thống đó . được sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc và được sự chiếu rọi của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, cho nên ngay từ khi thành lập Đảng đã có những quan điểm đúng đắn về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong cách mạng Việt Nam.
    Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Đảng đã biết phát huy sức mạnh của toàn dân, phát huy sức mạnh của các giai tầng đã giác ngộ cách mạng. Đảng ta đã biết phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực để tạo lên sức mạnh dân tộc chiến thắng kẻ thù, điều đó được thể hiện trong các cương lĩnh của đảng.
    Trong cương lĩnh của Đảng năm 1930 xác định:" Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng . Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, tân việt để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp." [10, 69].Để thực hiện chính sách đó Đảng ta luôn luôn phấn đấu vì hoà bình, tự do, vì tiến bộ xã hội,luôn luôn kiên định lập trường của giai cấp công nhân:"không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân cho một giai cấp nào khác." Tất cả mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều dựa trên lợi ích, nhu cầu nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động.
    Từ chiến lược phát huy đoàn kết toàn dân, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ của toàn thể dân tộc phải đoàn kết với quốc tế. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh Đảng xác định cách mạng Việt Nam nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản thế giới. Trong chính cương vắn tắt Đảng xác định : "chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản." [12,67] và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là giai cấp vô sản pháp." [12, 70].Đến luận cương chính trị đảng xác định:" vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản pháp để làm mặt trận vô sản "mẫu quốc" và thuộc địa cho sức tranh đấu cách mạng được mạnh lên." [13, 89] .
    Như vậy ngay từ những ngày đầu nhờ có chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà Đảng ta sớm nhận thấy được sức mạnh to lớn của sức mạnh của sự kết hợp nhân tố dân tộc và thời đại; Đảng ta đã thấy được sự cần thiết phải kết hợp nhân tố dân tộc và thời đại trong cách mạng Việt Nam. Đây là là quan điểm đúng đắn, quan trọng để Đảng đề ra đường lối chỉ đạo đúng đắn trong các cuộc đấu tranh cách mạng, cũng chính nhờ đường lối kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã làm cho Đảng khẳng định được vị trí lãnh đạo duy nhất của mình. Vì vậy Đảng với sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế ngay từ khi mới thành lập, đã đóng một vai trò quyết định vào sự thành công của cách mạng tháng 8. 1945. Sau khi cách mạng thành công ngay từ khi mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tuyên bố:"Đối với tất cả các nước trên thế giới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tha thiết mong muốn duy trì tình hữu nghị và thành thật hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tương trợ để xây dựng hoà bình thế giới lâu dài." [14, 47]
    2 - VÀI NÉT VỀ SỰ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI CỦA ĐẢNG TA TRONG HAI CUỘCKHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP VÀ MỸ.
    2.1 - THỜI KỲ CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
    Ngay từ khi thực dân Pháp xâm luợc nước ta, nhân dân ta đã hết sức căm phẫn bởi sự bóc lột dã man, tàn ác của chúng . Bởi vậy mọi giai tầng cụ thể là :"sĩ ,nông ,công, thương, đều nhất trí chống lại cường quyền." Sau khi thành lập Đảng đã nhận thấy được điều đó và Đảng đã có những chủ trương cần thiết để kết hợp sức mạnh của sĩ, nông, công, thương với sức mạnh quốc tế nhằm mục tiêu giành độc lập :' cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới , ai làm cáh mạng thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả." [15.301]. Đảng đã nhận thấy được: "nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông đó là sự đơn độc." Chính vì vậy Đảng đã biết kết hợp một cách khôn khéo sức mạnh dân tộc và quốc tế , tạo sức mạnh để đánh đuổi thực dân Pháp đem lại độc lập tư do cho nhân dân .
    Trước cách mạng tháng 8. 1945 sự giúp đỡ của quốc tế đối với nhân dân ta chưa có, nhưng Đảng và Bác Hồ đã nắm chắc tình hình diễn biến trên thế giới vận dụng sức lực tự cuờng để xây dựng lên sức cách mạng, chính sách chủ yếu thời kỳ này là đẩy mạnh đoàn kết toàn dân,xây dựng sức mạnh tự lực tự cường. Theo Bác Hồ:"một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập."
    [16, 522]. Chính sự kết hợp khôn khéo đó mà chúng ta đã chiến thắng kẻ thù : "Chúng ta chưa có chính quyền, chưa có quân đội chính quy, mặt trận dân tộc còn nhỏ hẹp và bí mật, nghĩa là sức ta rất thiếu thốn,nhưng vì ta khéo lợi dụng điều kiện quốc tế ở ngoài, vì ta khéo đoàn kết, khéo động viên trong nước, cho nên ta đã đổi thế yếu thành thế mạnh, đã thắng ba kẻ địch, đã đưa cách mạng đến thắng lợi , độc lập , đến thành công." [17,80]
    Sau cách mạng tháng 8 thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Thực dân Pháp quay trở lại hòng cướp nước ta một lần nữa. Thời kỳ này cách mạng Việt Nam đã có sự ủng hộ của quốc tế nhưng chưa nhiều. Vì vậy Đảng và Bác Hồ vẫn tiến hành xây dựng sức mạnh cáh mạng theo phuơng châm dựa vào thực lực là chính ,theo Bác Hồ: "nếu tự mình không có thực lực làm cơ sở thì thì không thể nói gì đến ngoại giao ." theo Đảng "muốn ngoại giao được thắng lợi phải biểu dương thực lực ."[18,32]
    Như vậy thời kỳ ban đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời thì tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính là một điều kiện tiên quyết , quyết định sự sống còn của cách mạng :"tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài , rồi đây sẽ có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất vũ khí , trang bị , . ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi phải do sự nỗ lực của chính bản thân ta quyết định ." [19, 82]. Lúc này theo đại tướng Võ Nguyên Giáp :"Vô luận cuộc kháng chiến Triều Tiên sẽ phát triển như thế nào , kết quả như thế nào chúng ta vẫn phải ra sức chuẩn bị lực lượng của ta cho đầy đủ, lấy tự lực cánh sinh làm gốc, để ứng phó với mọi phát triển của tình hình, dù tình hình ấy thuận lợi hay gay go ta vẫn chủ động" [20;414]
    Dưới sự chỉ đạo đó nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu theo tinh thần : mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng mỗi khu phố là một pháo đài, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có guơm không có súng thì dùng gậy gộc, cuốc, xẻng . toàn thể đồng bào hãy đứng dậy không phân biệt già trẻ gái trai, tôn giáo, đảng phái, hễ là người Việt Nam hãy đứng dậy cầm vũ khí để cứu nước. Một lần nữa ý chí quật cường với lòng tự tôn dân tộc lại vùng dậy tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân thù .
    Cùng với tự lực tự cường thì Đảng đã sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, theo Hồ Chí Minh: "phải giữ nguyên tắc cứng rắn với sách lược , lạt tuy mềm nhưng phải buộc chặt." Vì vậy vừa mới ra đời chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nêu rõ thiện chí đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân thế giới: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai."Ngay từ đầu cuộc kháng chiến trong hoàn cảnh vô cung khó khăn và thiéu thốn , chính phủ Việt Nam vẫn chủ động triển khai các hoạt động quốc tế để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược:"phải luôn nêu cao thiện chí chính nghĩa, nỗ lực vãn hồi hoà bình," "phải lợi dụng hết khả năng ngoại giao làm cho cuộc đổ máu Việt - Pháp rút ngắn lại"
    Vì vậy trong thư gửi tướng Leclerc ngày 1.1.1947 Bác Hồ viết:" ngài là một đại quân nhân , là một nhà đại ái quốc . một người ái quốc trọng những người ái quốc nước khác. Một người yêu quê hương mình , trọng quê hương của kẻ khác lừng danh với những chiến công , ngài lại đi đánh một dân tộc chỉ muốn độc lập thống nhất quốc gia, và một nước chỉ muốn hợp tác như anh em với nưcớc ngài sao? Phải chăng đó là công việc bạc bẽo và đau đớn." Nhân dân Việt Nam cần có hoà bình, độc lập vì vậy : “với Pháp rất đơn giản là chính phủ Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của Việt Nam. Được thế mọi vấn đề khác có thể giải quyết một cách dễ dàng." [22; 38]
    Tóm lại :"độc lập của Việt Nam luôn nhờ nơi lực lượng của Việt Nam."; "Việt Nam sẽ hợp tác với mọi nước vui lòng hợp tác thật thà và bình đẳng với Việt Nam." Đây chính là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và quốc tế của Đảng và Bác Hồ trong thời kỳ lúc bấy giờ. Chính sự kết hợp khôn khéo và mềm dẻo đó của Đảng mà nước ta đã nhận được sự chi viện về vật chất và tinh thần của rất nhiều nước trên thế giới nhờ sự ủng hộ của nhân dân thế giới cùng với tinh thần tự lực tự cường chúng ta đã làm nên chiến thắng chấn động địa cầu 1954 - chiến thắng Điện Biên Phủ. Vì vậy Hồ Chí Minh đã nói:"Hoà bình được lập lại, nhân dân Việt Nam sẽ đem hết sức mình xây dựng lại tổ quốc để biến nó thành một nước thống nhất, hoà bình, độc lập, dân chủ, phồn vinh, có quan hệ hữu nghị với tất cả các dân tộc hoà bình, tiến bộ trên thế giới." [22; 428]
    2.2 THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ.
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm chiếm. Đế quốc Mĩ dựng lên ở miền Nam chế độ ngụy quyền sài gòn, độc lập giả hiệu. Nhân dân ta phải bước sang cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhưng không phải vì thế mà sự kết hợp sức mạnh và quốc tế lại không được Đảng ta vận dụng , trái lại nó còn tầm quan trọng hơn lúc nào hết :" Dân tộc Việt Nam phải vạch rõ những phương pháp và những biện pháp riêng của mình trong cuộc đấu tranh chống những âm mưu của bọn đế quốc Mĩ và chính quyền miền Nam Việt Nam hòng vĩnh viễn chia cắt đất nước chúng tôi, và cả trong cuộc đấu tranh để dần dần quá độ lên Chủ nghĩa xã hội , điều đó thật rõ ràng không thể nào hạn chế những hoạt động hiện nay và tương lai của chúng tôi trong khuôn khổ dân tộc thuần tuý, rằng những hoạt động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ, rằng sự đoàn kết thực sự của phe xã hội chủ nghĩa và các dân tộc yêu chộng hoà bình trên thế giới đối với chúng tôi cũng cần thiết không kém gì trước kia." [23; 595].
    Xuất phát từ tầm quan trọng của sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cho nên về đại đoàn kết dân tộc Đảng xác định; phải huy động sức lực trong nước là chính trong đó miền Bắc tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa , là hậu phương vững chắc của tiền tuyến, còn miền Nam phải tiếp tục tiến hành kháng chiến chống Mĩ . có thể nói trong thời kì này Đảng ta đã huy động tất cả những gì dù là nhỏ nhất ở trong nước để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam. Vì vậy nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ra sức thi đua sản xuất, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Chưa bao giờ yếu tố dân tộc lại có thể phát huy một cách mạnh mẽ như thế. Nhân dân ta luôn thi đua đoàn kết theo tinh thần .”Tất cả cho tuyền tuyến”, “vì miền Nam ruột thịt”, “lá lành đùm lá rách”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “tay cầy, tay súng “,”tay búa, tay súng” .sức mạnh nội lực, tự lực cánh sinh trong cuộc cách mạnh nào cũng rất quan trọng nhưng đến thời kỳ này dường như nó được nở rộ hơn bao giờ hết. Bác Hồ khi nói về ngoại giao đã chỉ rõ:”về chính trị , quân sự, kinh tế, nội chính ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo vấn đề này không thì sẽ đi siêu vẹo ngay đấy.”
    Cùng với chính sách đoàn kết dân tộc Đảng đã chủ động kết hợp với sức mạnh quốc tế nhằm tạo sức mạnh đánh thắng kẻ thù. Trong cuộc kháng chiến chống mĩ đảng đã xác định “ . Cùng với đoàn kết dân tộc, trên mặt trận ngoại giao phương châm của ta là giương cao ngọn cờ độc lập hoà bình, đề cao chính nghĩa, thế tất thắng của ta, khoét sâu chỗ yếu của địch về chính trị, tập hợp lực luợng hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi ủng hộ, chi viện cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta.” “ta cần gắn cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta với cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới,vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, và sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa.”
    Trong khi kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo ra sức mạnh để kháng chiến chống Mĩ, Đảng xác định các chính sách lớn thích hợp trên mặt trận ngoại giao để tăng cường vị thế của nước ta trên trường quốc tế cũng như để tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bạn trên thế giới về vật chất và tinh thần. Vì thế Đảng đã tiến hành xây dựng quan hệ đoàn kết hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa,tăng cường đoàn kết hợp tác trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời tham gia phong trào của các lực lượng tiến bộ thế giới đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, chống các thế lực đế quốc, thực dân hiếu chiến, và vì các quyền dân sinh dân chủ và tiến bộ xã hội. Căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mà Đảng đã đề ra nhiệm vụ như sau: đối với miền Bắc, Đảng chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước trên thế giới nhằm phục vụ công cuộc xây dựng miền Bắc. Đối với cách mạng miền Nam, Đảng chủ truơng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
    Với đường lối khéo léo, phù hợp đó Đảng ta đã tạo ra một sức mạnh to lớn làm nên đại thắng lợi mùa xuân 1975. Sự kết hợp sức mạnh dân tộc và quốc tế là đường lối, hướng đi đúng đắn sáng tạo của Đảng và dân tộc Việt Nam. Cho đến ngày nay chiến tranh đã đi qua , đất nước đã hoà bình, nhân dân no ấm, tin tưởng vào tương lai, nhưng nhân dân Việt Nam vẫn không quên được vai trò to lớn của Đảng, sự giúp đỡ to lớn về cả vật chất và tinh thần của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong: Hội nghị về tinh hình quốc tế và nhiệm vụ đối ngoại của đảng lao động Việt Nam: .”mục đích của ta là đoàn kết, vì đoàn kết mà phải tranh đấu. Tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai . Phải làm sao trong Đảng và nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước bạn bè anh em đó là” thiên kinh định nghiĩa”, đồng thời không nên coi sự bất đồng là chuyện lạ.”
    Sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế đã tạo ra sức mạnh để đánh thắng hai đế quốc Pháp và Mĩ, vì vậy trong thời kỳ đổi mới Đảng phải kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế như thế nào.
    Mỗi con người chúng ta không thể sống riêng lẻ, muốn phát triển và hoàn thiện mình thì phải sống hoà đồng với xã hội. Đất nước hay dân tộc nào cũng vậy không quan hệ với bên ngoài, không biết kết hợp sức mạnh dân tộcvà thời đại, chỉ sống khép kín thì sẽ bị cô lập, tụt hậu so với sự phát triển chung của thế giới. Vì vậy để đất nước hay quốc gia phát triển về mọi mặt phải mở cửa giao lưu với bên ngoài cùng với huy động sức lực trong nước. Đồng chí Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ : “đóng cửa không quan hệ với nước ngoài lâu dài đã làm cho Trung Quốc nghèo khổ, lạc hậu, ngu muội, không biết gì”,[26, 412]
    Đã có một thời kỳ chúng ta đóng cửa không quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, chỉ quan hệ vói các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Nhưng đến những năm 1980 Đảng đã thức tỉnh và Đảng đã tiến hành đổi mới vào năm 1986. Đảng xác định: kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời kỳ đổi mới là một tất yếu để đưa đất nước phát triển. Như đồng chí Ttrường Chinh đã nói:”Thế giới ngày nay đang nhanh chóng đổi mới, chủ nghĩa xã hội phải phấn đấu để chứng minh tính ưu việt của mình so với chủ nghĩa tư bản trên thực tế. Đối với cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa đổi mới là con đường vươn lên đáp ứng đòi hỏi của thời đại, đáp ứng những nhu cầu chính đáng và ngày càng cao của nhân dân.Đối với nước ta đổi mới cũng là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn, yêu cầu đó vừa là đòi hỏi bên trong của nước ta, vừa phù hợp với xu thế đổi mới của thời đại. “
    Từ yêu cầu khách quan đó trong tình hình mới đòi hỏi đảng và nhà nước ta phải có đường lối chính sách đúng đắn về sự kết hợp nhân tố dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp đổi mới để tiếp nối và phát triển truyền thống, bài học về sự kết hợp hai nhân tố dân tộc và quốc tế thời kì cách mạng dân tộc dân chủ















    CHƯƠNG II:
    ĐẢNG VỚI SỰ KẾ HỢP NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ
    TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI

    A- THỰC TRẠNG ĐẤT NƯỚC TRƯỚC 1986.
    Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh. Thời kì năm 1976-1985 là thời kì đất nước phải đối phó với rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.
    1- Thành tựu
    Thời kì 1976-1980 là thời kì khó khăn nhất. Trong thời gian này do sự phấn đấu nỗ lực lên ta đã khắc phục được những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, do thiên tai ngây ra. Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá về cơ bản đã được phục hồi và bước đầu phát triển. Về nông nghiệp đại bộ phận nông dân miền Nam đi vào con đường làm ăn tập thể, tham gia các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như tổ đoàn kết sản xuất, tập đoàn sản xuất, hợp tác sản xuất.
    Thời kỳ 1981-1985 Trung ương đảng và Bộ chính trị đã theo dõi tình hình và đưa ra nhiều quyết định rất quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách gây trở ngại lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội được đề ra. Vì vậy thời kỳ này trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1979-1980. Về quan hệ đối ngoại ta cũng đạt được một số thành tựu: Nhân dân ta được nhiều nước trên thế giới công nhận độc lập, ta tiếp tục nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
    Như vậy sau chiến tranh ta đã nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, thiết lập được hệ thống chế độ mới trong cả nước và đã áp dụng một loạt chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thống nhất về mọi mặt tạo nên cuộc sống hoà hợp dân tộc làm cho lực lượng cách mạng nước ta lớn hơn bao giờ hết. Chúng ta đã phát huy có hiệu quả sức mạnh dân tộc và quốc tế trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dưng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
    2-Khó khăn :
    Đất nước sau 10 năm xây dựng vẫn là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu những thành tựu đạt được mặt kinh tế còn thấp so với yêu cầu đề ra trong kế hoạch và chưa tương xứng với công sức bỏ ra. Mặt khác thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng xã hội, chưa tạo ra được tích luỹ từ bên trong. Nguồn lực kinh tế trong nước chưa tạo được bước nhảy cần thiết để tạo tiền đề cho những bước nhảy tiếp theo. Trong nước tình trạng cầu lớn cung; hàng hoá, lương thực khan hiếm, vải mặc và các hàng tiêu dùng đều thiếu, đói khổ, nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội thường xuyên đe dọa tới cuộc sống yên bình của nhân dân, làm giảm lòng tin của dân với Đảng, giảm uy tín của Đảng với dân. Nền kinh tế xã hội khủng hoảng một cách trầm trọng.
    Trong thời gian này tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, phân phối lưu thông rối ren, căng thẳng. Những mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, có mặt lại ngay ngắt hơn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố và vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh suy yếu.Bộ máy nhà nước cồng kềnh, hoạt động thiếu hiệu quả tình trạng tham ô, tham nhũng, hối lộ, hoang phí xảy ra thường xuyên. Đảng chậm đổi mới vai trò lãnh đạo của mình với vai trò hành pháp của Nhà nước, thời gian này Đảng là cơ quan siêu quyền lực, có khi Đảng quyết định và làm thay cả Nhà nước. Đặc biệt thời gian này ta chưa có được những mối quan hệ quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước.
    3-Nguyên nhân
    Về mặt khách quan: nước ta vốn xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, nền kinh tế nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ cơ sở vật chất kỹ thuật còn quá yếu, năng lượng vật tư ngoại tệ thiếu nghiêm trọng thiên tai liên tiếp xảy ra.Nước ta phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh lâu dài của chủ nghĩa thực dân thêm vào đó là sự tăng cường phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch.
    Về mặt chủ quan: do quan niệm chưa đúng về chủ nghĩa xã hội cho nên Đảng chủ quan, nóng vội,bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tê, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế, lại phạm những sai lầm mới nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông: đã buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế-xã hội trong đấu tranh tư tưởng văn hoá, trong việc chống lại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại thâm độc của kẻ thù. Nhìn chung trong thời kỳ 1976- 1985 là thời kỳ sử dụng mô hình kinh tế cũ mà đặc trưng là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa ( tư bản, cá thể) sớm bị xoá bỏ ở mức cao và mở rộng trong phạm vi cả nước .
    Về đối ngoai: Đảng chưa chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại, đế quốc Mĩ lại cấm vận nên có tư tưởng đóng cửa khép kín không quan hệ với các nước Tư bản chủ nghĩa, không khuyến khích đầu tư đối với tư bản nước ngoài xoá bỏ tất cả các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa .Bác Hồ đã dạy: “thắng đế quốc Mĩ và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu là khó hơn nhiều.” “chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết đIểm chỉ sợ không chịu cố gắng sữa chữa sai lầm và khuyết điểm”:
    Từ tình hình thực tế của đất nước Đảng đã đánh giá đúng sự thật nói rõ sự thật, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình tiến hành đổi mới toàn diện cho đất nước vào năm 1986. Đảng cho rằng sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại một cách sáng tạo khôn khéo là một điều cần kíp đối với dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới.

    B- THỜI KỲ ĐỔI MỚI:

    Theo đồng chí Trường Chinh:”đổi mới ở Việt Nam là điều rõ ràng nó có nguồn gốc từ những yếu tố trong nước, đồng thời có quan hệ đến các yếu tố thời đại. Đổi mới là phát huy những thành quả to lớn mà cách mạng đã dành được, là sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm đã mắc phải trước đây, là sớm biết phát hiện và sử lý tốt những vấn đề mới nảy sinh, là phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại giữ vững độc lập chủ quyền từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội” [ 26;424] .
    Như vậy ở đây theo đồng chí Trường Chinh đổi mới một cách toàn diện mà đổi mới về sự kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại là một việc mà dân tộc ta đặc biệt phải quan tâm trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hôi. Đó cũng là chủ trương của Đảng ta đề cập trong các Đại hội đảng lần VI, VII, VIII.

    I- PHÁT HUY SỨC MẠNH DÂN TỘC, MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRÊN MỌI PHƯƠNG DIỆN, ĐA PHƯƠNG HOÁ, ĐA DẠNG HOÁ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.
    Như ta đã thấy thời kỳ 1970 trở lại đây tình thế giới có nhiều biến động đó là thời kỳ nền kinh thế giới lâm vào khủng hoảng (1970 đến 1990). Trong tình hình mới đặt ra đòi hỏi bất cứ một quốc gia nào cũng phải tìm ra một hướng đi riêng và đúng đắn: “trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộcvà những điều kiện riêng biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi Đảng Cộng sản và mỗi đảng công nhân dân tộc Việt Nam chẳng hạn, phảivạch rõ những phương pháp và những biện pháp của riêng mình.”

    Trước kia Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em là chỗ dựa cơ bản cho nhân ta tiến hành cuộc đâú tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhưng đến nay trước tình hình Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, ta lại chưa có được những quan hệ quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước .Theo Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ trả lời phỏng vấn báo Tạp chí thông tin lý luận tháng 1 . 1991 “ khác với những nước nghèo khác, để hoà nhập vào đời sống kinh tế của thế giới bên ngoài mà tìm lối thoát ra khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, ta còn cái khó là chưa có được những quan hệ quốc tế bình thường cần thiết cho việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
    Thế giới hai cực có xu hướng tan rã, sự tập hợp lực lượng trên thế giới đa dạng, các nước đang phải phát huy mạnh mẽ ý thức độc lập tự chủ.Trong thời gian này quá trình quốc tế hoá đang gia tăng mạnh mẽ tính tuỳ thuộc lẫn nhau, các nước có xu hướng đa dạng hoá quan hệ quốc tế tạo lập chỗ đứng cơ động linh hoạt cho bản thân trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Mác - Ănghen chỉ rõ: “đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới . Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp ta phải phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc.”Trong tình hình mới Đảng đề ra việc kết hợp sưc mạnh dân tộc và thời đại, đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ đối ngoại nhằm có thêm bạn bè, tạo thêm thế mạnh, tranh thủ thêm vốn, công nghệ cho phát triển kinh tế tránh được tình trạng khó khăn cho đất nước. Vì vậy Việt Nam thực hiện chính sách phát huy nội lực , tranh thủ ngoại lực , đa phương hoá , đa dạng hoá quan hệ đối ngoại không những phù hợp với lợi ích nhu cầu của đất nước mà còn phù hợp với xu thế chung của thế giới.

    1- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, phát triển mạnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự hội nhập quốc trế và khu vực.
    1. 1- Mở rộng quan hệ đối ngoại , xây dựng nền kinh té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” , Mác, Ănghen chỉ rõ:
    “xoá bỏ tình trạng người bóc lột người ,xoá bỏ giai cấp tư sản với tính cách là giai cấp bóc lột cuối cùng trong lịch sử phát triển của nhân loại kể cả những mầm mống sản sinh ra giai cấp tư sản.”
    Chính vì vậy khi các nước xã hội chủ nghĩa ra đời đã bắt đầu xây dựng cho mình một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp chỉ có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể.Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đồng thời sử dụng, hạn chế cải tạo để đi đến xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
    Nhưng thực tế cho thấy nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp với hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể đã có ý nghĩa tích cực tạo ra sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian đầu của thời kỳ quá độ và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc huy động lực lượng của cả nước để đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược, thì khi bước vào thời kỳ hoà bình, nền kinh tế đó đã tỏ ra không còn phù hợp, duy trì quá lâu nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đã làm triệt tiêu các động lực phát triển làm cho nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam ngày càng suy thoái và lâm vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Từ tình hình đó buộc các nước xã hội chủ nghĩa phải tiến hành cải tổ, cải cách hay đổi mới để chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường.
    Chính vì vậy thời điểm 1986 Đảng chủ chương đưa đất nước đi vào con đường đổi mới. Đảng đã nhắc lại, xét lại nghị quyết Hội nghị trung ương VII khoá II (3. 1955): “phải phát triển sản xuất làm cho nền kinh tế dồi dào , công và tư đều được chiếu cố, lao động và tư bản đều có lợi, thành thị và thôn quê giúp đỡ lẫn nhau, mở rộng trao đổi giữa trong và ngoài nước ” “tăng cường một cách vững chắc bộ phận kinh tế hợp tác xã hướng dẫn, giúp đỡ công việc làm ăn buôn bán của các tầng lớp tiểu tư sản và công cuộc kinh doanh của tiểu tư sản dân tộc tư sản ngoại quốc cũng cần được chiếu cố một cách thích đáng”
    Đất nước có thực lực thì mới nghĩ đến ngoại giao thuận lợi , mình có mạnh, có sức thì mới giúp đỡ được kẻ khác trong thời gian lúc đó đất nước ta lại lâm vào khủng hoảng hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể lại không tạo ra được sự tích luỹ cho nền kinh tế. Vì vậy Đảng đã chủ trương phải tạo ra cho đất nước một nền kinh tế phát triển, muốn vậy phải huy động vốn trong nước là chính, nên nếu phát huy sẽ tạo ra sự tích luỹ vốn cần thiết cho đất nước. Đảng đã chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, để tạo điều kiện, tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ vững chắc.
    mặt khác việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không nhưng huy động được nội lực vốn có mà con có tác dụng mở rộng giao lưu hợp tác với bên ngoài. Nền kinh tế mở rộng sẽ tạo điều kiện cho đất nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, của tư bản nước ngoài vào trong nước, tạo ra sức mạnh để đưa đất nước ra khỏi khó khăn. Tất cả sự phát triển đồng bộ của các thành phần kinh tế sẽ tạo ra sức mạnh, tạo điều kiên để đất nước giao lưu hội nhập với quốc tế, hoà vào dòng chảy chung của toàn cầu, vị trí của đất nước trên trường quốc tế cùng được nâng cao.Chính vì vậy nghị quyết Trung ương 5 khoá IX (3.2002) khẳng định : “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề chiến lược lâu dài cùng với kinh tế tư nhân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế,công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
    1.2-Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế và khu vực.
    Trong hoàn cảnh thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng, mà nước ta từ trước đến nay lại dựa vào sự viện trợ rất lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, mặt khác Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng trầm trọng, ta chưa tạo ra được môi trường quốc tế thuận lợi, những mối quan hệ cần thiết để phát triển đất nước, chính vì vậy Đảng xác định phải chủ động hội nhập quốc tế để tạo điều kiện phát triển đất nước.Cùng với việc đó chúng ta phải đẩy mạnh và phát huy ý chí tự lự tự cường vốn có bằng cách xây dựng một nền kinh tến độc lập tự chủ cho đất nước vững vàng. Vậy ở đây vấn đề cần nói là tại sao phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
    Khi giai cấp công nhân đã chở thành giai cấp cầm quyền thì như Lê Nin đã viết : “chính trị của chúng ta lúc này là vì kinh tế, chính trị ngay trong kinh tế .” vì vậy Đảng xác định: Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất cơ bản để đảm bảo sự bền vững của độc lập tự chủ về chính trị. Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay khi độc lập dân tộc đã dành lại được, khi Đảng ta đã là đảng cầm quyền thì độc lập tự chủ trước hết là chủ yếu là độc lập tự chủ về đường lối phát triển của đất nước, là độc lập tự chủ trong việc lựa chọn con đường tiến lên của dân tộc là độc lập tự chủ trong lựa chọn bước đi thích hợp với hoàn cảnh.
    Vận dụng vào vấn đề hội nhập toàn cầu hoá về vấn đề kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì: độc lập tự chủ về kinh tế trước hết là không bị lệ thuộc, không phụ thuộc vào các nước khác hoặc một tổ chức quốc tế nào về đường lối, chính sách phát triển kinh tế , có được độc lập tự chủ về kinh tế ta sẽ có đủ khả năng đứng vững khi mà nước ngoài áp đặt cho ta, dù trong hợp tác song phương hoặc trong tiếp nhận viện trợ, không gây tổn hại cho chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
    Độc lập tự chủ về kinh tế có nghĩa là trước những vận động của thị trường, của khủng hoảng kinh tế, tài chính ở bên ngoài chúng ta vẫn có khả năng duy trì sự ổn định kinh tế và định hướng phát triển của đất nước trước sự bao vây, cô lập và chống phá nền kinh tế, chính trị của các thế lực thù địch như thời kì đổi mới trong những năm 1986 trở lại đây. Chính vì vậy Đại hội đảng lần thứ VI –1986 xác định: “Đảng ta tiếp tục giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm tròn nghĩa vụ dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân thế giới.[28.109] .Theo tinh thần chủ chương đó Đại hội đảng VIII lại khẳng định: “mở rộng hợp tác quốc tế tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Động viên mọi nguồn lực bên trong là chính, đồng thời khai thác tốt những điều kiện thuận lợi mới trong quan hệ đối ngoại , tạo môi trường quốc tế thuận lợi và tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc và bảo vệ đất nước. [29,74] chính vì vậy nên đảng xác định độc lập tự chủ về kinh tế sẽ đảm bảo vững chắc định hướng Xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá dân tộc trong công cuộc phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước giữ gìn an ninh chính trị ,an ninh về môi trường . Đảng khẳng định để đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế trước hết phải có đường lối chính sách độc lập tự chủ và phát triển kinh tế ,thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và bối cảnh quốc tế đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế kết hợp chắt chẽ nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp cho đất nược phát triển, trong đó nội lực giữ vai trò quyết định ;có đường lối đối ngoại và hoạt động đối ngoại đúng đắn bảo vệ được chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc đòng thời chủ động hội nhập quốc tế và ứng phó được với các tình huống phức tạp về kinh tế và chính trị đối ngoại đảm bảo sự ổn định chính trị của đất nước. Đảng xác định phải có thực lực kinh tế đủ mạnh cần thiết để phục vụ cho công cuộc đổi mới
    Theo thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ viết đăng trên tạp chí quốc tế tháng 3-1992 “trong quan hệ quốc tế ngày nay nổi bật nên những xu thế mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiến lược đối ngoại của các nước .kinh tế và khoa học kỹ thuật đã trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia ,quyết định thành bại và địa vị hơn kém của nước đó trong cuộc ganh đua quyết liệt ở quy mô toàn cầu.Do đó phát triển kinh tế được đặt thành một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội của các nước, tinh thần độc lập tự chủ và ý thức dân tộc của các quốc gia tăng lên cùng các nhận thức về nhu câù bức thiết phải hoà nhập tốt vào đời sống quốc tế các mặt mỗi quốc gia đều mở rộng tối đa quan hệ đối ngoại theo hướng đa dạng hoá trước hết nhằm phục vụ lợi ích dân tộc của mình xu hương liên kết kinh tế và tiểu khu vực để giải quyết các vấn đề của khu vực nhất là về kinh tế đang là một trào lưu ngày càn lan rộng khắp châu lục”.
    Theo đó đại hội lần thứ IX của đảng khẳng định: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa ” [30,43].Trong khi chưa đạt ở mức cao hiện nay chúng ta phải xây dựng và đảm bảo yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ trước hết là đường lối chính sách kinh tế- xã hội đồng thời phải xây dựng những yếu tố vật chất làm nền tảng cho nền kinh tế độc lập tự chủ.
    Như vậy xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ luôn gắn liền với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .trên cơ sở độc lập tự chủ về kinh tế thì mới hội nhập kinh tế có hiệu quả .Hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo thêm điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế tự chủ,rõ ràng giữa hai mặt này có quan hệ biện chứng gắn bó với nhau,tác động lẫn nhau và tạo điều kiện cho nhau .
    Xuất phát từ mối quan hệ đó mà Đại hội Đảng lần VI xác định: “nhiệm vụ của Đảng Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.”
    Chúng ta triển khai nhiệm vụ đối ngoại trên đây trong bối cảnh quốc tế có không ít những thuận lợi nhưng chứa đầy thử thách đối với đất nước trước đây nói tới yếu tố quốc tế chủ yếu là nói tới quan hệ với các nước “anh em”: “bạn bè” và tuân theo chuẩn mực chính trị, tinh thần định sẵn.Còn bây giờ thế giới đang vận động theo không gian nhiều chiều thì đồng thời với định hướng xã hôị chủ nghĩa, Việt Nam đang tìm và phải tìm cho được chỗ đứng và lợi ích của mình trong sự hợp tác ngày càng cao với tất cả các nước.
    Trong thời gian này có sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, của kinh tế thị trường cùng sự bùng nổ của các công ty siêu quốc gia đã thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá kinh tế và kéo theo toàn cầu hoá trên một số lĩnh vực khác. Điều đó đã dẫn đến tình hình là trong giai đoạn mới, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù là nước phát triển hay đang phát triển, muốn phát triển và tồn tại phải tự coi mình là thành viên của cộng đồng quốc tế, phải tồn tại trong một cơ chế mà đó có sự tuỳ thuộc lẫn nhau.Trong bối cảnh đó đẩy mạnh quan hệ song phương, đa phương và chủ động hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế như một đòi hỏi khách quan.Nếu không thích ứng với tình hình không chủ động tham gia các quan hệ đó là đi ngược dòng lịch sử.
    Vì vậy chủ động hội nhập quốc tế đó là một điều khách quan , nhưng để không bị dòng xoáy toàn cầu hoá nhấn chìm xuống vực thẳm của sự nghèo nàn lạc hậu , chúng ta phải thực hiện nhất quán đường nối đối ngoại tự chủ động mở rộng của ,đa phương hoá , da dạng hoá các quan hệ quốc tế theo nguyên tắc quốc tế Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau . theo Lê Nin “ để hội nhập chúng ta có thể nhân nhượng, có thể hy sinh một số lợi ích kinh tế nhất định, song không được vi phạm chủ quyền quốc gia và con đường ,mục tiêu đã chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
    Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá là xu thế khách quan nhưng chúng ta phải hết sức chủ động tham gia hội nhập quốc tế về kinh tế, hợp tác với các nước tiến bộ trên thế giới, làm chủ trong mối quan hệ với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới . Để hội nhập có hiệu quả tích cực đối với sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm căn bản . Đất nước càng mạnh lên bao nhiêu về nội lực thì càng có điều kiện tham gia và mở rộng các quan hệ song phương, đa phương bấy nhiêu .
    Hiện nay các nước phát triển ở thế mạnh cho nên muốn các nước đang phát triển hội nhập nhanh với hy vọng các nước phát triển trước thị phần ở các nước đang phát triển càng nhiều càng tốt , làm tổn hại đến lợi ích của các nước đang phát triển.Bởi vậy chúng ta cần phải biết thực lực và khả năng của mình mà chủ động lập kế hoạch từng bước, mở rộng phạm vi nâng cao mức độ hội nhập kinh tế theo một lộ trình thích hợp thường là dài hơn các nước có trình độ phát triển cao hơn . Như vậy nếu không chú ý đến tình hình trong nước để lựa chọn bước đi thích hợp , không biết phân biệt thời cơ cũng như lĩnh vực tham gia hội nhập thì sẽ mang lại những hiểm họa không lường cho đất nước.
    Nhờ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế , chúng ta có thể thu hút vốn đầu tư , tiếp nhận những thành quả của khoa học công nghệ tiên tiến để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước .Nói tóm lại để có thể mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao khả năng hội nhập thì nội lực chúng ta phải mạnh , thể chế chính trị xã hội phải ổn định vững chắc, tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa phải không ngừng được bồi dưỡng, phát huy - Đó là một nột lực căn bản để mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả . chỉ có trên nền tảng đó chúng ta mới không bị hoà tan trong hội nhập, mới có khả năng biến ngoại lực thành nội lực và sử dụng có hiêụ quả những nguồn lực đó

    2. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội

    Trong thời gian gần đây, thế giới tuy có nhiều biến động, song nhìn chung bước đi lên của chúng ta là chắc chắn và có nhiều triển vọng .Năm 2002 thế giới đã có những đánh giá rất lớn về Việt Vam .Việt Nam là nơi có tình hình chính trị và an ninh ổn định nhất Việt Nam là nước có tỷ lệ dân chúng cao nhất tin tưởng ở tương lai, Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng cao và Việt Nam tiếp tục đổi mới
    Có những thành tựu đó là sự phấn đầu lỗ lực không ngừng của Đảng và nhân dân ta trong sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại nhằm tạo ra môi trường hoà bình, thuận lợi để phát triển kinh tế đất nước . Theo thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ trên Tạp chí thông tin lí luận 1-1991 sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh quốc tế đấu tranh và hợp tác cùng hoà bình đang tạo cho chúng ta những thuận lợi để bung mình thoát khỏi sợi dây trói buộc của nghèo nàn lạc hậu”. “Vì vậy nhiệm vụ trước mắt của ngoại giao để phục vụ đắc lực cho chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước là phải nhanh chóng tạo nên môi trường quốc tế hoà bình và ổn định, thuộn lợi cho việc mở rộng và đa dạnh hoá quan hệ quốc tế của nước ta trên các lĩnh vực nhất là kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá.
    Chính vì vậy từ khi tiến hành đổi mới đại hội đảng lần thứ VI xác định : “Trong những năm tới nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực đối ngoại là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại , phấn đấu giữ vững hoà bình ở Đông Dương, góp phần giữ vững hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới [31,99] theo tinh thần đó Đại hội đảng lần thứ VII nhấn mạnh : “Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hoà bình , mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác , tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình , độc lập đân tộc , dân chủ và tiến bộ xã hội” .Đến Đại hội đảng lần thứ VIII tiếp tục phát triển và khẳng định : “Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội” [33,120]. Trong thời điểm hiện nay xu hướng đó đòi hỏi một cách cấp thiết hơn, vì thế Đại hội Đảng IX khẳng định , hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn , phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia ,dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng xã hội sẽ có những bước tiến mới”
    Đất nước có hoà bình ,thế giới có hoà bình thì việc sản xuất việc phát triển đất nước mới có thuận lợi.Một xã hội hoà bình là mơ ước của tất cả các dân tộc trên trái đất này.Ở Việt Nam nếu chúng ta có được môi trường hoà bình thì sẽ tạo điều kiện cho các nhà tư bản nước ngoài đầu tư , sản xuất trong nước mới phát triển, kinh tế vững mạnh, sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá sẽ thuận lợi hơn. Vậy Đảng ta đã chủ trương như thế nào để tạo ra môi trường hoà bình trong nước và trên thế giới ? Cụ thể :
    2.1- Mở rộng đoàn kết quốc tế, không ngừng đấu tranh vì hoà bình : Với phương châm "Giúp bạn là tự giúp mình", sinh thời Hồ Chí Minh không chỉ tranh thủ đến mức cao nhất sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế, mà người còn chủ trương rằng : "Nhân dân Việt Nam phải làm hết sức mình cho các mục tiêu cách mạng của thời đại vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
    Chính vì vậy mà Đại hội Đảng lần VI chủ trương : dân tộc Việt Nam sẽ ủng hộ, giúp đỡ tất cả các nước trên thế giới trong việc chống lại chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc, kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh vì những quyền dân tộc cơ bản, thiêng liêng; kiên quyết cùng nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa A - pác - thai . Đảng chủ trương: "Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau, loại trừ chiến tranh xâm lược và mọi hình thức của chủ nghĩa khủng bố nhất là chủ nghĩa khủng bố Nhà nước mà đế quốc Mỹ coi là quốc sách của họ".
    Trong thời gian qua Đảng và nhân dân ta đã kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ và mở rộng, do đó chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, tiếp tục đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Kết quả đó đã chứng tỏ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đề ra trong thời kỳ đổi mới là đúng đắn, do sự vận dụng kịp thời và triển khai có hiệu quả đó nên đã nâng cao uy tín và vị trí quốc tế của Việt Nam, góp phần từng bước, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    2.2- Giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp nên sự bất đồng, tranh chấp giữa các nước, các khối nước về những vấn đề cụ thể là khó tránh khỏi. Với chính sách yêu chuộng hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền mỗi nước, bảo vệ các nước nghèo nhỏ yếu, phương châm xử lý quan hệ quốc tế của chúng ta là : Phát huy những điểm tương đồng, hạn chế những điểm bất đồng, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hoà bình, kiên quyết phản đối dùng vũ lực để giải quyết.
    Đảng và dân tộc Việt Nam thiết tha mong muốn hợp tác thân thiện, đoàn kết với các nước trong cuộc đấu tranh chung vì hoà bình thế giới. Nhưng trong quan hệ đối ngoại chúng ta phải thực hiện : Giữ vững nguyên tắc cùng với năng động linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của tình hình quốc tế cũng như điều kiện hoàn cảnh của chúng ta, nhằm thiết lập mối quan hệ rộng rãi với các nước, khai thác được nhiều nhất các khả năng hợp tác để hoà bình và cùng phát triển. Đặc biệt trong mối quan hệ với các nước láng giềng nhất là với Trung Quốc; Việt Nam sẵn sàng đàm phán, thương lượng với bất cứ điều kiện nào, bất cứ thời gian nào,địa điểm nào trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và hợp tác cùng phát triển. Như đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nói: "Chúng tôi thực hiện đường lối đối ngoại theo phương châm : Việt Nam cần có hoà bình và nhiều bạn để cùng nhau xây dựng cuộc sống tương lai".
    Trong thời kỳ mới tình hình quốc tế cũng xuất hiện nhiều yếu tố phức tạp, khó lường. Đối với nước ta tình hình đó càng làm cho những khó khăn gay gắt thêm, đồng thời cũng mang lại những thuận lợi và cơ hội mới. Lúc này chúng ta đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội và đang đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tạo tiền đề cho đất nước phát triển trong những năm sau. Muốn vậy chúng ta phải : Mở rộng đoàn kết quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.



    3- Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới.
    Sau khi đất nước thực hiện đổi mới, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nỗ lực vượt khó, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi, phát huy ý chí tự lực tự cường tạo thành sức mạnh để xây dựng đất nước. Vì vậy trong thời điểm hiện nay Việt Nam trở thành điểm hẹn cho những cuộc gặp gỡ của tình hữu nghị và hợp tác quốc tế, là điểm đến an toàn cho bạn bè, đồng thời Việt Nam cũng chủ động đem đến với bầu bạn năm châu những ý tưởng tình cảm chân thành nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác thân thiện.
    Có được như vậy là do phần lớn là sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng. Trong điều kiện hoàn cảnh quốc tế chưa có những mối quan hệ thuận lợi cho đất nước Đại hội Đảng lần VI đã chủ trương: "Sẵn sàng là bạn, chủ động hội nhập với quốc tế, phát huy nội lực của đất nước để tạo nguồn lực phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới". [34, 31]. Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nghiêm chỉnh thực hiện và đã đạt được thành tựu đáng kể. Đại hội Đảng lần VI đã khẳng định: "Với chính sách đối ngoại rộng mở chúng ta tuyên bố rằng : Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" [35, 147]. Theo tinh thần đó Đại hội Đảng lần VIII tiếp tục khẳng định Việt Nam: "Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" [36, 120]. Đến Đại hội Đảng lần IX nhu cầu đó trở nên cấp thiết không chỉ ở trong nước mà ở trên phạm vi toàn cầu, vì vậy Đảng xác định: "Việt Nam sẵn sàng là bạn đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển".
    Như vậy Đảng ta chủ trương "thêm bạn, bớt thù", sẵn sàng là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với cả những nước nghèo, nhỏ, yếu cùng hợp tác và phát triển.
    Trên lĩnh vực ngoại giao song phương chúng ta chủ động hợp tác thân thiện với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Ta chủ trương đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, với tất cả các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Mĩ La Tinh, Châu Phi . Đại hội Đảng lần VI. 1986 khẳng định: "Phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, đoàn kết tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là quy luật sống còn và phát triển của cả ba dân tộc anh em". Đảng chủ trương tăng cường và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại;Đảng cho rằng cần phải tiến hành mở rộng quan hệ với các nước Tây Âu, Bắc Âu, Châu Phi, Mĩ La Tinh .
    Đại hội VII khẳng định đường lối hợp tác đó là hoàn toàn đúng đắn, đến Đại hội Đảng lần VIII nhấn mạnh: "Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới, đồng thời luôn nêu cao tinh thần đoàn kết anh em với cácnước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mĩ La Tinh, với phong trào không liên kết". Đến Đại hội Đảng lần IX quan hệ hợp tác song phương nâng lên tầm cao mới, Đảng chủ trương: "Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN. Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Mĩ La Tinh, các nước trong phong trào không liên kết. Thúc đẩy quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế".
    Trên lĩnh vực ngoại giao đa phương chúng ta đã gia nhập tổ chức ASEAN, phong trào không liên kết; Liên Hợp quốc, tham gia vào tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, tổ chức dầu mỏ OPEC,đang xin gia nhập tổ chức Thương mại thế giới Khi bước vào sự nghiệp đổi mới, Đảng tại Đại hội lần VI đã khẳng định : luôn tán thành những mục tiêu cao cả của phong trào không liên kết với tư cách là thành viên của phong trào. Là một đội ngũ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng ta tích cực góp phần vào việc tăng cường đoàn kết của phong trào trên cơ sở chủ nghĩa Mác - LêNin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng chủ trương tham gia ngày càng rộng rãi việc phân công và hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, tăng cường việc gia nhập vào khối ASEAN .
    Đại hội Đảng VII khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác đa phương và Đại hội Đảng lần VIII nhấn mạnh: "Tăng cường hoạt động ở Liên Hợp quốc, tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác. Tích cực đóng góp cho hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. ủng hộ cuộc đấu tranh nhằm loại trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và những phương tiện giết người hàng loạt khác. Phát triển quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, lực lượng cách mạng, vì độc lập dân tộc và tiến bộ; mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác". Cho đến Đại hội Đảng lần IX bổ sung: "Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. ủng hộ và cùng nhân dân thế giới đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống nguy cơ chiến tranh và chạy đua vũ trang; góp phần xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế dân chủ công bằng".
    Trên lĩnh vực ngoại giao nhân dân, Đại hội Đảng lần VI khẳng định; mở rộng quan hệ ngoại giao với nhân dân ở các nước trong khu vực và trên thế giới, quan hệ song phương và đa phương với các chính phủ ở các nước, thiết lập quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, phấn đấu hợp tác, tranh thủ sức mạnh của nhân dân yêu chuộng hoà bình và tiến bộ để cùng nhau tồn tại, phát triển.
    Đại hội Đảng lần VII tiếp tục đề ra và đến Đại hội Đảng lần VIII khẳng định: "Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển". Đại hội Đảng lần IX nhấn mạnh: "Mở rộng hơn nữa công tác đối ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế".
    Tóm lại: Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã chủ trương kết hợp nhuần nhuyễn nhân tố dân tộc và quốc tế để xây dựng đất nước. Trong nước Đảng chủ trương: "Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định biến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai". Với quốc tế Đảng chủ trương không phân biệt chế độ chính trị, giàu nghèo, sẵn sàng khép lại quá khứ hướng tới tương lai, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, sẵn sàng giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào, địa điểm nào bằng thương lượng hoà bình và phát triển càng có lợi. Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn đó đã làm cho đất ước đứng vững, tiến chắc trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
    II- TIẾP TỤC SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI, ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ ,HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC TRONG SỰ KẾT HỢP NHÂN TỐ DÂN TỘC VÀ QUỐC TẾ.
     
Đang tải...