Tiểu Luận đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân (1961 - 1965)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    . LỜI MỞ ĐẦU​ Cách mạng là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó là sự thay thế cái lỗi thời bằng cái tiên tiến hơn phù hợp với điều kiện thay đổi của lịch sử, thay thế hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế xã hội cao hơn. Còn theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Nhưng dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì giành chính quyền vẫn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội và giành được chính quyền đã khó thì giữ được chính quyền càng khó hơn. Vì thế luôn phải xác định đúng mục tiêu, phương pháp cách mạng đúng đắn có sự linh hoạt trong thực tiễn cách mạng phù hợp thực tiễn. Thật vậy, nhìn lại mỗi bước đường của lịch sử là một bước tiến trong nghệ thuật chỉ đạo chiến lược của Đảng ta, ở mỗi một thời kỳ lại có sự độc đáo, sáng tạo riêng là sự phát triển lên một bước phù hợp với yêu cầu của chiến tranh nhân dân và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Dân tộc Việt Nam ta có một lịch sử lâu dài chiến đấu chống giặc ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập. Trong quá trình đó, ông cha ta đã từng bước phát hiện các quy luật của đấu tranh vũ trang trong những tình hình lịch sử cụ thể. Nó không chỉ là sự vận dụng sáng tạo của học thuyết Mác-Lênin về chiến tranh và quân đội vào điều kiện cụ thể nước ta mà còn là sự kế thừa và phát triển di sản quân sự quý báu của nhân loại. Nghệ thuật ấy thực sự đã phát triển lên một bước về chất, mà biểu hiện tập trung của nó là làm phá sản nhiều học thuyết quân sự, học thuyết chiến tranh “tiên tiến”, “hiện đại” của những tên đế quốc sừng sỏ, góp phần vào sự nghiệp phát triển nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản. Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975). Trước những biến đổi lớn lao về vũ khí và tổ chức quân sự do cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà Mỹ là một cường quốc, với vũ khí tối tân và hiện đại cũng như đội quân nhà nghề, cùng những học thuyết mới họ hy vọng sẽ trở thành bá chủ thế giới, ngăn chặn phong trào cách mạng ở các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam, chính vì thế Việt Nam trở thành mũi nhọn trong kế hoạch ấy. Nhưng càng đứng trước khó khăn thì con người ta sẽ càng phát huy hết tố chất từ trí tuệ đến tinh thần chính vì thế quân dân ta càng đánh càng mạnh càng sáng tạo với những phương pháp, hình thức, cách thức tổ chức cách mạng độc đáo rất Việt Nam giải quyết được những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong từng thời kỳ, nhằm động viên đến mức cao nhất lực lượng cách mạng bước trên trận tuyến đấu tranh, đưa cách mạng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong đề tài tiểu luận này, em muốn bàn đến vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân ở miền Nam giai đoạn 1961 – 1965. Đây là một khía cạnh tuy nhỏ nhưng thực sự thú vị mang nét độc đáo về nghệ thuật quân sự của Việt Nam tuy không phải là thời kỳ nổi bật nhưng nó là bước phát triển từ kháng chiến chống Pháp và mở màn cho sự phát triển trong kháng chiến chống Mỹ. Trong quá trình lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh, Đảng ta luôn luôn nắm vững đường lối vũ trang quần chúng rộng rãi đi đôi với xây dựng quân đội nhân dân. Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, hình thức đấu tranh cách mạng, đối tượng tác chiến và các đối tượng cụ thể trong từng thời kỳ, Đảng ta đã giải quyết một cách sáng tạo vấn đề hình thức tổ chức lực lượng vũ trang. Mặc dù đã cố gắng trong tìm hiểu và nghiên cứu tham khảo tài liệu lịch sử nhưng chắc chắn vẫn còn rất nhiều thiếu sót trong tiếp cận và hiểu sâu vấn đề. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.
    TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ Chính trị, Chiến tranh Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học kinh nghiệm. B. Đảng Cộng sản Việt Nam 80 năm xây dựng và phát triển, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 22, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. E. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 24, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. F. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 25, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. G. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. H. Hà Minh Hồng – Trần Nam Tiến, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960 – 1977), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. I. Lê Bằng, Hình thức tác chiến và nghệ thuật quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1984. J. Lê Duẩn, Về chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 1993. K. Lê-nin toàn tập tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, 1976. L. Lịch sử quân sự Việt Nam tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005. M. Quân đội nhân dân Việt Nam 65 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009. N. Trần Kim Chính, Tập bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh – Hệ cao cấp lý luận chính trị, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. O. Trần Nhâm, Nghệ thuật biết thắng, Nhà xuất bản khoa học xã hội. P. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam 1939 – 1945, Nxb Chính trị Quốc gia. Q. Văn Tiến Dũng, Chiến tranh nhân dân quốc phòng toàn dân, Nhà xuất bản quân đội nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...