Thạc Sĩ Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    3
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương I: Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong giai đoạn từ Cách
    mạng tháng Tám đến Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (9/1945 đến
    2/1951)

    12
    1.1. Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ
    thống tổ chức của Đảng
    12
    1.2. Quá trình xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng 32
    Chương II: Xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng trong giai đoạn từ
    Đại hội đại biểu lần thứ II đến kháng chiến thắng lợi (3/1951 đến
    7/1954)

    66
    2.1. Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ
    thống tổ chức Đảng từ Đại hội II đến cuối cuộc kháng chiến
    66
    2.2. Xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong giai đoạn đẩy mạnh cuộc
    kháng chiến đến thắng lợi
    86
    Chương III: Thành tựu, hạn chế về xây dựng hệ thống tổ chức Đảng
    trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Một số kinh nghiệm

    101
    3.1. Kết quả xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong cuộc kháng chiến
    chống thực dân Pháp
    101
    3.2. Một số kinh nghiệm 108
    KẾT LUẬN 116
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
    PHỤ LỤC 134 4

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.1. Trải qua hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, lãnh đạo cách mạng
    Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, Đảng ta thấy rõ tầm quan
    trọng của công tác xây dựng Đảng. Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ
    nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác xây dựng Đảng luôn được
    Đảng xác định là nhiệm vụ then chốt và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là
    nguồn gốc của mọi thắng lợi.
    Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã phải đương
    đầu với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp. Trong bối cảnh lịch sử hết sức
    phức tạp sau Cách mạng tháng Tám, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, rút vào hoạt
    động bí mật và tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến. Trong cuộc kháng chiến
    chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng đã đề ra đường lối chiến lược đúng đắn
    đồng thời không ngừng xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng từ cấp
    Trung ương đến cơ sở, là hạt nhân lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện
    đi tới thắng lợi. Từ khoảng 3000 đảng viên trong Cách mạng tháng Tám, số lượng
    đảng viên đã tăng lên tới trên 76 vạn đảng viên đầu năm 1951, đi đầu trong mọi
    hoạt động của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Hệ thống tổ chức của Đảng
    nhanh chóng phát triển rộng khắp trong cả nước. Năm 1951, Đảng ra công khai
    với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta tiến lên giành thắng
    lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến thắng Điện
    Biên Phủ lịch sử.
    Mặc dù thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã cách đây
    hơn nửa thế kỷ, nhưng chúng ta vẫn chưa có điều kiện tổng kết lịch sử công tác
    xây dựng Đảng. Bối cảnh khốc liệt của cuộc kháng chiến cùng với những phức
    tạp, nhạy cảm của công tác xây dựng Đảng làm cho chúng ta nhiều khi không
    đủ tư liệu để nghiên cứu và có được những kết luận thấu đáo. 5
    Đảng Cộng sản Việt Nam mới chỉ có điều kiện tổng kết công tác xây dựng
    Đảng trong giai đoạn 1975-1995 qua công trình Báo cáo tổng kết công tác xây
    dựng Đảng 1975-1995 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Nxb CTQG,
    H.1995. Trong khi đó, lịch sử công tác xây dựng Đảng trong kháng chiến
    chống thực dân Pháp, nhân tố quyết định dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng
    chiến vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hàng loạt vấn đề về chính tri, tư tưởng
    và đặc biệt là tổ chức cần được làm rõ như hệ thống tổ chức từ Ban Chấp hành
    Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Xứ ủy Bắc Kỳ, Xứ ủy Trung Kỳ, Xứ
    ủy Nam Bộ, các Liên khu ủy, các khu ủy, đặc khu uỷ .nhằm xây dựng một
    bức tranh toàn cảnh về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và tôn
    vinh những tập thể và cá nhân có đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng chiến,
    kiến quốc.
    1.2. Công tác xây dựng Đảng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng từng là
    nguồn gốc, là nguyên nhân thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và
    chiến tranh giữ nước, ngày nay, nó vẫn là nguồn gốc, là yếu tố quyết định thắng
    lợi của công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.
    Lịch sử xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để
    lại một số kinh nghiệm quý báu. Việc tổng kết công tác xây dựng Đảng thời kỳ
    này là một yêu cầu khách quan phục vụ sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn
    cách mạng hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta xác định
    nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhiệm vụ then
    chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân
    ta. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng, cần
    thiết phải nghiên cứu, đúc kết, vận dụng những kinh nghiệm lịch sử về xây
    dựng Đảng.
    Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống tổ chức
    Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), góp phần
    làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử xây dựng Đảng, đặc biệt là sức mạnh bất
    diệt của Đảng và truyền thống đấu tranh quang vinh của Đảng. 6
    Chính vì thế, nghiên cứu đề tài Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ
    chức Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là cần
    thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
    Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới công tác xây
    dựng Đảng nói chung và xây dựng hệ thống tổ chức Đảng nói riêng trong cuộc
    kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
    2.1.Trước hết phải kể đến một số công trình của các cơ quan nghiên cứu
    lịch sử ở Trung ương như: Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (nay là
    Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ chí Minh):
    Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập 1 (1920-1954), sơ thảo, Nxb. Sự Thật, Hà
    Nội,1981; Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử cuộc kháng chiến chống
    thực dân Pháp 1945-1954, tập I và tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
    1994; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc
    kháng chiến chống thực dân Pháp -Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội, 1995; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị:
    Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975- Thắng lợi và bài học, Nxb.
    Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Ban nghiên cứu lịch sử quân đội trực thuộc
    Tổng cục chính trị và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân
    dân Việt Nam, tập I, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Viện Lịch sử
    quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân
    dân, Hà Nội, 2005; Bộ Công an: 60 năm công an nhân dân Việt Nam (1945-
    2005), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. Năm 2008, sau khi nghiệm thu
    đề tài cấp Nhà nước Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1 (1930-1954), Học
    viện chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Lịch sử Đảng đã xuất
    bản Bộ Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm 3 tập, trong đó tập 3
    với tiêu đề Đảng lãnh đạo kháng chiến và kiến quốc (1945-1954), Nxb. Chính
    trị quốc gia, Hà Nội, 2009. Đây là công trình tái hiện lịch sử xây dựng và lãnh 7
    đạo của Đảng trong giai đoạn này, tuy nhiên, nhiều sự kiện về lịch sử xây dựng
    Đảng vẫn chưa được phản ánh đầy đủ và khắc họa sâu sắc.
    2.2. Một số công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng và tổ chức của
    Đảng như Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
    1930-2000 của Ban Tư tưởng- Văn hoá Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội 2000; Ban Tư tưởng –Văn hóa Trung ương: Lịch sử biên niên công tác
    tư tưởng- văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam (1925-1954), Nxb. Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 2005. Các cuốn sách trên chuyên nghiên cứu lịch sử công
    tác tư tưởng của Đảng nhưng có trình bày một số vấn đề liên quan đến công tác
    tổ chức của Đảng.
    Cuốn Lịch sử công tác tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2000)
    của Trung tâm nghiên cứu về tổ chức- Ban Tổ chức Trung ương, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 2005, trình bày về chủ trương, đường lối của Đảng đối với
    công tác tổ chức của Đảng và nhất là lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển
    tổ chức của Đảng qua các thời kỳ cách mạng. Vấn đề tổ chức Đảng trong giai
    đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp cũng được đề cập, tuy nhiên vẫn dừng
    ở mức khái quát.
    Trong những năm qua, lịch sử Đảng bộ và lịch sử kháng chiến của các
    khu, liên khu, tỉnh cũng đã được biên soạn. Đó là các cuốn Lịch sử Đảng bộ
    miền Đông Nam Bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
    (1945-1975) của Hội đồng chỉ đạo biên soạn lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam
    Bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Miền Đông Nam Bộ kháng chiến
    1945-1975, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990; Nam Trung Bộ kháng
    chiến 1945-1975, Viện Mác-Lênin, Viện Lịch sử Đảng, xuất bản năm 1992; Bộ
    Tư lệnh Quân khu 5, Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng, tập 1, cuộc kháng
    chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, xuất bản năm 1989; Bộ Tư lệnh Quân
    khu 9, Quân khu 9 -30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân,
    Hà Nội, 1996; Ban chỉ đạo và Ban biên tập truyền thống Tây Nam Bộ, Tây
    Nam Bộ - 30 năm kháng chiến (1945-1975), xuất bản năm 2000; Đảng ủy- Bộ 8
    Tư lệnh Quân khu 9, Quân khu 8 -30 năm kháng chiến (1945-1975), Nxb Quân
    đội nhân dân, Hà Nội, 1998; Hội đồng chỉ đạo biên soạn công trình lịch sử
    kháng chiến chống Pháp Khu Tả Ngạn Sông Hồng: Lịch sử kháng chiến chống
    Pháp Khu Tả Ngạn Sông Hồng 1945-1954, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội,
    2001; Học Viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Lịch sử Đảng: Một số
    vấn đề lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp ở Liên Khu IV (1945-1954),
    Kỷ yếu Hội thảo khoa học, xuất bản năm 2000; Học viện chính trị Quốc gia Hồ
    Chí Minh- Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của
    quân và dân Liên khu IV, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Đảng ủy-Bộ
    Tư lệnh Quân Khu V: Công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ
    trang quân khu V, 1945-2000, biên niên, tập 1 (1945-1954), Nxb. Quân đội
    nhân dân, Hà Nội, 2006 .Bên cạnh việc trình bày lịch sử kháng chiến là chủ
    yếu, các cuốn sách trên cũng phần nào phản ánh công tác xây dựng đảng bộ ở
    các địa phương.
    2.3. Các bài nói, bài viết, hồi ký, biên bản tọa đàm về lịch sử Đảng của các
    đồng chí đã từng là cán bộ các cơ quan lãnh đạo của Đảng các cấp từ Trung
    ương đến cấp liên khu, khu, liên tỉnh như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Phạm
    Văn Xô, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà, Võ Chí Công, Trương Chí Cương . và
    các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về các lãnh tụ của Đảng. Có thể kể đến
    các cuốn Trương Chí Cương - trọn đời tiến công, Nxb CTQG, H. 2005 ; Võ
    Chí Công, Trên những chặng đường cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội, 2001 ; Hồi ức Mai Chí Thọ, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh ; Miền
    Nam-Thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
    2000 . Các tác phẩm nói trên là hồi ký của các đồng chí cán bộ lão thành
    cách mạng, nhân chứng lịch sử, từng tham gia lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng
    trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Các tác phẩm: Trường Chinh -một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt
    xuất của cách mạng Việt Nam, Hồi ký, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; 9
    Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng
    Việt Nam, Hồi ký, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, Nguyễn Văn Linh -
    hành trình cùng lịch sử, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999; Đồng chí
    Nguyễn Văn Linh và cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
    2001; Nguyễn Chánh, con người và sự nghiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
    Nội, 1997; Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng, Nxb. Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 2000; Nguyễn Duy Trinh-Hồi ký và tác phẩm, Nxb. Chính trị
    quốc gia, Hà Nội, 2003; Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà chính trị quân sự
    lỗi lạc, Nxb. QĐN D, Hà Nội, 2004; Phan Văn Đáng- Cuộc đời và sự nghiệp,
    Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Chân dung người cộng sản chân chính
    Phạm Hùng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Ấn tượng Võ Văn Kiệt,
    Nxb. Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002; Đồng chí Phạm Văn Xô - người cán bộ lão
    thành nhân hậu, giản dị, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 là các cuốn
    sách tập hợp bài viết của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu tiểu sử lãnh
    tụ và các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng từng công tác và hoạt động,
    phản ánh về thân thế và sự nghiệp của các đồng chí, trong đó có những bài viết
    làm rõ thêm một số chủ trương, đường lối của Đảng và quá trình xây dựng
    Đảng về tổ chức mà các đồng chí chính là những nhân chứng lịch sử.
    2.4. Năm 1996, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ sách Hồ Chí
    Minh toàn tập, gồm 12 tập, trong đó từ tập 4 đến tập 7 phản ánh về hoạt động
    của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Bác đã có nhiều bài nói, bài viết về xây dựng Đảng.
    Năm 2006 – 2007, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản lần thứ hai
    bộ sách Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử, có sửa chữa và bổ sung. Từ tập 3 đến
    tập 5 viết về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm từ 1945
    đến 1955, phản ánh những hoạt động của Người, trong đó có những hoạt động
    đóng góp đối với công tác xây dựng Đảng.
    Năm 1993, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn Hồ Chí
    Minh : Về Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách tập hợp một số bài viết, bài nói 10
    và đoạn trích dẫn từ các bài viết khác trong toàn bộ di sản của Người về xây
    dựng Đảng nói chung, về xây dựng tổ chức Đảng nói riêng.
    Một số nhà khoa học đã nghiên cứu, biên soạn những công trình khoa
    học trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng. Tiêu biểu là một
    số tác phẩm như Trần Đình Huỳnh (Chủ biên), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
    về xây dựng Đảng, Nxb, Chính trị quốc gia.,Hà Nội, 1993; Trần Đình Huỳnh –
    Mạch Quang Thắng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng của chúng ta, Nxb. Lao
    động, Hà Nội, 1993; Nguyễn Quốc Bảo, Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
    Đảng, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001. . đề cập đến quan điểm, chủ trương của Chủ
    tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có xây dựng
    Đảng trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Từ năm 1998, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ Văn kiện
    Đảng toàn tập, trong đó từ tập 7 đến tập 15, xuất bản năm 2001, phản ánh về
    hoạt động của Đảng trong giai đoạn 1945-1954. Đây là nguồn tài liệu gốc phản
    ánh về hoạt động lãnh đạo và xây dựng tổ chức của Trung ương Đảng và một
    số đảng bộ địa phương, cung cấp nhiều tư liệu quý cho công tác nghiên cứu
    lịch Đảng. Những năm gần đây, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
    thực hiện chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước và
    trên cơ sở đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã xuất bản một số cuốn sách
    như: Nguyễn Văn Linh tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; Lê Duẩn
    tiểu sử, Trường Chinh tiểu sử, Phạm Văn Đồng tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc
    gia, Hà Nội, 2007 .Các tác phẩm trên phản ánh cuộc đời hoạt động và những
    đóng góp của các đồng chí trong các cương vị chủ chốt của Đảng đối với sự
    nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, trong đó có quãng thời gian 9 năm
    kháng chiến và kiến quốc (1945-1954).
    2.5. Một số sách chuyên khảo về cuộc đấu tranh yêu nước và cách mạng
    trong các nhà tù đã xuất bản cũng phản ánh về công tác xây dựng Đảng và lãnh
    đạo đấu tranh trong tù, về mối quan hệ giữa tổ chức Đảng trong và ngoài nhà 11
    tù. Tiêu biểu trong số các nhà tù, trại giam thời kỳ kháng chiến chống thực dân
    Pháp là nhà tù Côn Đảo và nhà tù Hỏa Lò. Có thể kể đến một số cuốn sách về
    Nhà tù Côn Đảo đã xuất bản như: Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt
    Nam Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo: Nhà tù Côn Đảo 1945-1954, Nxb. Sự Thật,
    Hà Nội, 1991; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Nhà tù Côn
    Đảo (1862-1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Sở văn hóa thông tin
    Hà Nội - Viện Lịch sử Đảng: Đấu tranh của các chiến sĩ yêu nước và cách
    mạng tại nhà tù Hỏa lò 1899-1954, Nxb. CTQG, Hà Nội, 1993.
    2.6. Một số bài nghiên cứu về lịch sử Đảng thời kỳ kháng chiến chống
    Pháp đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Lịch
    sử quân sự thể hiện kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến
    công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu về hệ thống
    tổ chức của Đảng trong kháng chiến chống Pháp thì hầu như chưa có. Liên
    quan trực tiếp đến đề tài có bài “Sự ra đời của Trung ương Cục miền Nam
    trong kháng chiến chống thực dân Pháp” của tác giả Đoàn Thị Hương, đăng
    trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 8-2009, từ trang 58 đến trang 62. Bài báo
    đề cập đến sự ra đời và hoạt động của Trung ương Cục miền Nam từ 6/ 1951
    đến 1954 và xem đó là một sáng tạo, một thành công về tổ chức của Đảng trong
    kháng chiến chống Pháp.
    2.7. Các luận án thạc sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ lịch sử nghiên cứu về giai
    đoạn lịch sử 1945-1954 thường chỉ tập trung nghiên cứu về thời kỳ đầu, từ
    tháng 9 -1945 đến tháng 12 -1946, tập trung làm rõ sách lược mềm dẻo và tài
    thao lược của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa cách mạng Việt Nam vượt
    qua những năm tháng khó khăn của tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Trong khi
    đó, những luận văn, luận án nghiên cứu có liên quan đến công tác xây dựng hệ
    thống tổ chức Đảng trong giai đoạn từ tháng 12-1946 đến tháng 7 năm 1954
    chưa nhiều. Có thể kể đến luận án phó tiến sĩ của tác giả Ngô Đăng Tri (Đại
    học khoa học xã hội và nhân văn) và luận án phó tiến sĩ của tác giả Đào Trọng
    Cảng (Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư 12
    tưởng Hồ Chí Minh). Trên cơ sở luận án của mình, tác giả Ngô Đăng Tri xuất
    bản cuốn Vùng tự do Thanh -Nghệ-Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946-
    1954), Nxb,Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Cuốn sách nói về công cuộc xây
    dựng và bảo vệ, phân tích vai trò của vùng tự do Thanh-Nghệ-Tĩnh trong kháng
    chiến chống Pháp, trong đó từ trang 50 đến trang 78, tác giả đề cập đến công
    tác xây dựng Đảng, xây dựng các đoàn thể quần chúng trên địa bàn này.
    Tất cả những công trình nêu trên là nguồn tài liệu quan trọng, phong phú
    để tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn sử liệu và
    phương pháp luận vào quá trình thực hiện đề tài.
    Tuy vậy, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
    và toàn diện về công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong kháng chiến
    chống thực dân Pháp (1945- 1954) và vận dụng kinh nghiệm trong sự nghiệp
    đổi mới hiện nay.
    3. Mục tiêu của đề tài
    - Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ
    Chí Minh đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức Đảng.
    - Tái hiện quá xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng để đáp ứng yêu cầu
    nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc và phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong
    các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    - Đúc kết một số kinh nghiệm về xây dựng, bảo vệ hệ thống tổ chức Đảng
    trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và ý nghĩa của nó
    trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
    4. Nội dung nghiên cứu
    4.1. Bối cảnh lịch sử tác động đến công tác xây dựng hệ thống tổ chức
    Đảng trong các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    4.2. Chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng hệ thống tổ
    chức Đảng, thể hiện qua các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, qua các Hội nghị 13
    cán bộ Trung ương Đảng, qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh từ tháng 9
    năm 1945 đến tháng 7 năm 1954.
    4.3. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức và phát
    triển đảng viên từ tháng 9 -1945 đến tháng 7-1954.
    4.4. Khái quát thành tựu và hạn chế xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    4.5. Một số kinh nghiệm về xây dựng hệ thống tổ chức của Đảng và phát
    triển đảng viên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển hệ thống
    tổ chức và phát triển đảng viên tại Việt Nam từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 7
    năm 1954.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và logic, thống kê, so sánh, đối chiếu,
    tổ chức hội thảo khoa học, toạ đàm lấy ý kiến chuyên gia .để tái hiện sự lãnh
    đạo sáng tạo của Đảng trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong
    cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    Đề tài chú trọng sử dung phương pháp đặc trưng của khoa học Lịch sử
    Đảng là lấy các chỉ thị, nghị quyết của Đảng làm cơ sở để soi rọi, đánh giá về
    công tác tổ chức, nhân sự của Đảng từ năm 1945 đến năm 1954.
    7. Lực lượng nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu đề ra, chủ nhiệm đề tài đã tập hợp một số cán bộ
    nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng là lực lượng nghiên cứu chính. Ngoài ra, đề
    tài một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu thời kỳ 1945 - 1954 tham gia
    viết chuyên đề và góp ý bản thảo.
    8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề tài góp phần hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Ban Chấp
    hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy Đảng về xây
    dựng hệ thống tổ chức của Đảng và tái hiện quá trình xây dựng hệ thống tổ
    chức của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), góp
    phần tổng kết công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ cách mạng dân tộc đồng
    chí nhân dân.
    - Kết quả nghiên cứu góp phần gợi mở một số kinh nghiệm trong công
    tác xây dựng Đảng về mặt tổ chức, cung cấp thêm những luận cứ bổ sung lý
    luận về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay.
    - Sản phẩm của đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, tuyên truyền và
    giảng dạy Lịch sử Đảng toàn diện và sâu sắc hơn.
    9. Sản phẩm của đề tài
    - Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, 156 trang.
    - Bản kiến nghị của đề tài, 9 trang.
    - Kỷ yếu khoa học của đề tài, 212 trang.
    - Đĩa CD chứa toàn bộ nội dung đề tài.
    10. Kết cấu báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Báo cáo tổng
    hợp kết quả nghiên cứu gồm 3 chương và kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...