Luận Văn Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954- 1975

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954- 1975

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỤC LỤC
    Trang
    [TABLE]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Chương 1: Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc những năm 1954 - 1965
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tình hình thanh niên miền Bắc và những yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra cho công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sau năm 1954
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
    [/TD]
    [TD]13
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc (1954 - 1965)
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Chương 2: Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc từ khi cả nước có chiến tranh đến 1975
    [/TD]
    [TD]51
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Đảng nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong công tác giáo dục thanh niên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới (1965-1975)
    [/TD]
    [TD]51
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Tổ chức chỉ đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên thực hiện nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
    [/TD]
    [TD]58
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Thành công và một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975
    [/TD]
    [TD]81
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]99
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]106
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chiến tranh là một sự thử thách toàn diện đối với bất cứ một chế độ chính trị xã hội nào, một quốc gia nào, tại thời điểm lịch sử nào trong lịch sử nhân loại. Việt Nam với một vị trí quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị , quân sự, kinh tế và văn hoá trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu Á nói chung, vùng Đông Nam Á nói riêng, là địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muốn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân bành trướng của chúng. Do vậy chúng ta phải liên tục cầm súng bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia và lãnh thổ. Trong tiến trình lịch sử ấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - cuộc chiến tranh giải phóng, là một trong ba chiến công vĩ đại nhất của Đảng và dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX nhưng cũng là thử thách nghiệt ngã nhất đối với dân tộc ta trong 30 năm tiến hành chiến tranh giải phóng. Để góp phần lý giải những nguyên nhân trọng yếu dẫn tới chiến công vĩ đại ấy, không thể không đề cập tới quá trình giáo dục, tổ chức và tập hợp các lực lượng cách mạng của toàn dân tộc, trong đó chủ yếu là thế hệ thanh niên - lực lượng xung kích, gương mẫu, sáng tạo, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
    Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên miền Bắc nói riêng đã đứng dậy đấu tranh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh gian khổ ấy, thanh niên miền Bắc không phân biệt thành phần, giai cấp, với tất cả tình yêu quê hương đất nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã hăng hái, phấn khởi, tình nguyện vào chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia chiến đấu, cùng chung một lý tưởng cách mạng sáng ngời là chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Tinh thần và nhiệt huyết cách mạng của tuổi trẻ đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc vượt qua bao khó khăn thử thách, tiến lên giành thắng lợi.
    Ở hậu phương, phong trào thi đua với tiền phương mà nòng cốt là thanh niên diễn ra sôi nổi, với tinh thần “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cầy là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ” trở thành chỗ dựa vững chắc cho chiến trường miền Nam, có vai trò quyết định đến thắng lợi của cả nước.
    Quá khứ hào hùng của các thế hệ đi trước là truyền thống tốt đẹp hướng thế hệ trẻ ngày nay đoàn kết phấn đấu xây dựng đất nước, đi tới tương lai, sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn thiết tha của Bác Hồ kính yêu. Để củng cố niềm tin cho đội quân xung kích cách mạng trong giai đoạn đất nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đồng thời phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức mới, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn thì công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên càng có vai trò quan trọng. Hơn lúc nào hết, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một trong những yêu cầu cấp thiết góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.
    Do vậy, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954- 1975 là việc làm rất cần thiết. Bởi không chỉ nhằm đánh giá những thành công của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên nói riêng và công tác giáo dục tư tưởng nói chung, mà qua đó rút ra một số kinh nghiệm của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên có giá trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay.
    Với lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954- 1975” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ một chế độ chính trị xã hội nào. Vì vậy đã có không ít những tác giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu công tác tư tưởng của Đảng qua từng giai đoạn lịch sử : Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 – 2000 (Dự thảo) (2000), Nxb CTQG, Hà Nội; Đào Duy Tùng, (1984), Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội; Hoàng Tùng, (1986), Mấy vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb Sách giáo khoa Mác- Lênin, Hà Nội.
    Ở các tác phẩm này, nhìn chung các tác giả đã bước đầu đưa ra quan niệm về công tác tư tưởng cũng như vị trí của công tác tư tưởng đối với sự nghiệp cách mạng và một số kinh nghiệm trong quá trình hoạt động lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng.
    Thanh niên với tư cách là lực lượng xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của cách mạng, nhất là trong công tác tư tưởng của Đảng đã được nhiều học giả quan tâm như: Lê Duẩn, Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên; Lịch sử Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nxb Thanh niên; Thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ,cứu nước, Nxb Thanh niên. Các tác phẩm đã đánh giá tổng quát quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của thế hệ thanh niên Việt Nam cũng như những đóng góp của họ đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đặc biệt với cuốn Thanh niên trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đã tập hợp nhiều bài viết của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Thanh Nghị, Tố Hữu, Song Hào. Trong tác phẩm này, các tác giả bên cạnh việc khẳng định vai trò của thanh niên cũng như quá trình phấn đấu học tập và rèn luyện vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong bài viết của đồng chí Lê Duẩn còn khẳng định vai trò to lớn của lý tưởng cách mạng, coi đó là cội nguồn sức mạnh của thanh niên.
    Để phát huy vai trò là đội quân xung kích của thanh niên, hoạt động giáo dục tổ chức thanh niên luôn là một trong những nhiệm vụ thường xuyên mà Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội quan tâm, trăn trở làm sao xây dựng cho thanh niên những lý tưởng sống cao đẹp, học tập, lao động và chiến đấu hết mình vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Không ít tác giả bước đầu đã đưa ra cách nhìn nhận và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho thanh niên như: Phạm Văn Đồng (1969), Đào tạo thế hệ trẻ của dân tộc thành những người chiến sỹ cách mạng dũng cảm, thông minh, sáng tạo, Nxb Sự thật, Hà Nội; Quang Vinh (2000), Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội; Nhiều tác giả, (1966), Thanh niên với chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    Các tác phẩm dù đề cập ở khía cạnh nào cũng đều khẳng định vai trò của thanh niên và tầm quan träng cña viÖc tæ chøc vµ gi¸o dôc thanh niªn. Với Tố Hữu trong bài viết “Lý tưởng cộng sản với thanh niên chúng ta” đã nhấn mạnh vai trò to lớn của lý tưởng đối với mỗi thanh niên và khẳng định: Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã trở thành xương, thành tuỷ trong hàng vạn, hàng triệu quần chúng và lý tưởng cộng sản chỉ thành hình và củng cố trên cơ sở gắn đời mình với Đảng, với cách mạng, với quần chúng công nông.
    Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên báo tạp chí đề cập đến công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên như: Báo chí với việc giáo dục thanh niên cuả tác giả Lưu Văn Kiền đăng trên tạp chí Công tác tư tưởng tháng 10/2003.
    Nhìn chung, các tác phẩm đã đề cập ít nhiều đến công tác thanh niên nói chung và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên nói riêng. Những công trình khoa học trên đã cung cấp nhiều tư liệu quý, nhiều định hướng, đánh giá quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình xây dựng bản thảo.
    Tuy nhiên, đứng ở góc độ chuyên ngành lịch sử Đảng, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chi tiết và tổng kết kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954- 1975 - một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
    3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    - Khẳng định vai trò của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đối với thanh niên trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
    - Đánh giá những thành công của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc thời kỳ 1954- 1975.
    - Rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa lịch sử và thực tiễn góp phần giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Hệ thống khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của thanh niên và công tác giáo dục thanh niên thời kỳ 1954 - 1975.
    - Làm rõ quá trình lãnh đạo công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc thời kỳ 1954- 1975 của Đảng Cộng sản Việt Nam .
    - Đánh giá kết quả, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    - Những quan điểm của Đảng và Bác về thanh niên, vai trò của thanh niên cũng như những chủ trương của Đảng về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
    - Quá trình chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954- 1975 của Đảng.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên miền Bắc thời kỳ 1954 -1975 nhằm phát huy cao hơn nữa sức mạnh và nhiệt huyết của tuổi trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
    + Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.
    + Nguồn tư liệu luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tài liệu lưu trữ tại Trung ương Đoàn.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ 1954 - 1975. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở miền Bắc thời kỳ 1954 - 1975 có giá trị lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới đất nước.
    - Khẳng định sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn cách mạng hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.
     
Đang tải...