Luận Văn Đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban Nhân dân cấp xã

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đăng ký và quản lý hộ tịch tại Ủy ban Nhân dân cấp xã

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do, mục đích chọn đề tài.


    Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở Việt Nam, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Do đó, việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký hộ tịch thuận tiện, kịp thời, chính xác còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước đối với công dân của mình. Đối với mỗi cá nhân, đăng ký hộ tịch là cách thức để thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản, như: quyền được đăng ký khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền kết hôn, quyền nuôi con nuôi hoặc được nhận làm con nuôi .Công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển xã hội. Chính vì vậy, người viết đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đăng ký và quản lý hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã” để làm đề tài luận văn của mình.


    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài.


    Hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện ở nhiều cấp, nhưng do thời gian có hạn và vốn hiểu biết còn thấp nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những cơ sở lý luận, những vấn đề chung cũng như những qui định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã. Đồng thời chúng ta cũng xem xét về thực trạng, những giải pháp cho việc đổi mới và nâng cao hoạt động công tác hộ tịch. Người viết có tìm hiểu thực tế tại phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, Thành phố cần Thơ.


    3. Phương pháp nghiên cứu đề tài.


    Cơ sở của luận văn là những quan điểm của các triều đại phong kiến về “quản lý đinh”, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cũng như những qui định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong quá tình nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương pháp như: so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch, phân tích luật viết, sưu tầm tài liệu để thực hiện việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn.


    4. Mục đích nghiên cứu đề tài.


    Đề tài hướng đến mục đích làm sáng tỏ những qui định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch. Thông qua đó, cho ta thấy được việc đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã là rất cần thiết, có ý nghĩa và quan trọng. Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu những mặt hạn chế của đăng ký và quản lý hộ tịch để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.


    5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.


    Luận văn này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về đăng ký và quản lý hộ tịch. Các cán bộ làm công tác hộ tịch, các cơ quan hữu quan tham khảo, để từ đó đưa ra những biện pháp, cách thức điều chỉnh về hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần ngày càng hoàn thiện hơn qui định của pháp luật phù hợp thực tiễn cũng như phù hợp với xã hội ngày càng tiến bộ.


    6. Kết cấu của luận văn.


    Mục lục


    Lời nói đàu


    Chương 1: Lý luận chung về đăng ký và quản lý hộ tịch.


    Chương 2: Cơ sở pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã.


    Chương 3: Thực trạng đăng ký và quản lý hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã.


    Kết luận


    Tài liệu tham khảo.

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU 4


    1. Lý do, mục đích chọn đề tài .4


    2. Phạm vi nghiên cứu đề tài 4


    3. Phương pháp nghiên cứu đề tài 4


    4. Mục đích nghiên cứu đề tài 4


    5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .5


    6. Kết cấu của luận văn 5


    CHƯƠNG 1 6


    LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH 6


    1.1. Các khái niệm về đăng ký và quản lý hộ tịch .6


    1.1.1. Khái niệm về hộ tịch 6


    1.1.2. Khái niệm về đăng ký hộ tịch 7


    1.1.3. Khái niệm về quản lý hộ tịch .9


    1.2. Quá trình phát triển của hoạt động quản lý hộ tịch ở Việt Nam .9


    1.2.1. Quản lý “đinh” trong thời kỳ phong kiến 9


    1.2.2. Quản lý hộ tịch thời kỳ pháp thuộc và ở miền nam Việt Nam trước năm 1945 10


    1.2.3. Quản lý hộ tịch của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 10


    1.3. Vai trò của quản lý hộ tịch 11


    1.4. Mục đích, ý nghĩa của đăng ký và quản lý hộ tịch .13


    1.5. Mối liên hệ giữa “đăng ký hộ tịch” và “đăng ký hộ khẩu” .13


    CHƯƠNG 2 . 15


    Cơ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH CẤP XÃ 15


    2.1. Cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã 15


    2.1.1. ủy ban nhân dân cấp xã .15


    2.1.2. Ban Tư pháp xã 15


    2.1.3. Cán bộ hộ tịch cấp xã .16


    2.2. Thầm quyền đăng ký hộ tịch cấp xã .18


    2.3. Thủ tục đăng ký hộ tịch cấp xã .20


    2.3.1. Thủ tục đăng ký khai sinh 20


    2.3.2. Thủ tục đăng ký kết hôn 22


    2.3.3. Thủ tục đăng ký khai tử .23


    2.3.4. Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi 24


    2.3.5. Thủ tục đăng ký giám hộ .24


    2.3.6. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con .25


    2.3.7. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch .25


    2.4. Lệ phí đăng ký hộ tịch cấp xã .27


    2.4.1. Khái niệm 27


    2.4.2. Qui định pháp luật về lệ phí hộ tịch .27


    2.5. Cách ghi vào sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch 30


    2.5.1. Nguyên tắc chung về cách ghi vào sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch .30


    2.5.2. Một số lưu ý khi ghi vào sổ hộ tịch .30


    2.6. Xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và quản lý hộ tịch .32


    2.6.1. Hành vi vi phạm qui định về đăng ký khai sinh 32


    ]2.6.2. Hành vi vi phạm qui định về đăng ký kết hôn 32


    2.6.3. Hành vi vi phạm qui định về đăng ký khai tử 33


    2.6.4. Hành vi vi phạm qui định về đăng ký giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; bổ sung hộ tịch; 33

    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐĂNG KÍ VÀ QUẢN LÍ HỘ TỊCH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
    3.1 THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ ĐĂNG KÍ VÀ QUẢN LÍ HỘ TỊCH CẤP XÃ THEO TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CẢ NƯỚC
    3.2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 158/2005/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ NGÀY 27/12/2005 VỀ ĐĂNG KÍ VÀ QUẢN LÍ HỘ TỊCH VÀ CÁC VĂN BẢN LUẬT CÓ LIÊN QUAN
    3.3 THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ ĐĂNG KÍ VÀ QUẢN LÍ HỘ TỊCH TẠI PHƯỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU,TP. CẦN THƠ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...