Tài liệu Đăng ký thuế và hiệu lực của đăng ký thế chấp đối với người thứ ba

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    áp ứng nhu cầu huy động vốn trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một
    trong những giao dịch được xác lập nhiều nhất và cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất đó là hợp đồng tín dụng. Để đảm bảo cho hợp đồng tín dụng thì hợp đồng thế chấp (HĐTC) được sử dụng như một công cụ quan trọng, thông dụng nhất. Thực tế chỉ ra rằng HĐTC có được coi là “chiếc phao an toàn” cho bên cho vay hay không, không chỉ phụ thuộc vào hiệu lực pháp lí của chúng mà còn chịu sự chi phối của mối quan hệ quyền lợi với các chủ thể khác có liên quan đến tài sản thế chấp. Thông thường bên nhận thế chấp sẽ được đảm bảo quyền lợi của mình nếu hợp đồng thế chấp đã được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng kí thế chấp được coi như tấm rào cản vững chắc cho bên nhận thế chấp trước người thứ ba bởi nó là hình thức để công khai hoá tình trạng của tài sản thế chấp. Kể từ khi hợp đồng thế chấp được đăng kí, các chủ thể khác xác lập giao dịch liên quan đến tài sản thế chấp đều bị đặt vào vị trí bất lợi so với bên nhận thế chấp ngay cả khi họ chứng minh được sự ngay tình của mình. Vậy chủ thể thứ ba đó là ai, xuất hiện trong các trường hợp nào, quyền lợi giữa bên nhận thế chấp với các chủ thể đó được giải quyết như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết này tác giả sẽ giải quyết các vấn đề đó thông qua việc phân tích các trường hợp cụ thể sau đây:





    Trường hợp 1: Dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác để thế chấp.
    Nếu bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác để thế chấp mà bên nhận thế chấp ngay tình thì sẽ dẫn tới sự đối kháng về lợi ích giữa bên nhận thế chấp với chủ sở hữu hợp pháp đích thực của tài sản. Bên nhận thế chấp phải chứng minh được sự ngay tình của mình khi xác lập HĐTC. Họ phải chứng minh mình không biết hoặc không thể biết tài sản thế chấp đó không thuộc sở hữu của bên thế chấp thì quyền lợi của họ mới được pháp luật bảo hộ. Đó có thể là tài sản không thuộc diện phải đăng kí quyền sở hữu như máy móc, dây chuyền sản xuất, hàng hoá, nguyên liệu . đồng nghĩa với việc pháp luật không bắt buộc phải biết ai là chủ sở hữu của tài sản khi xác lập giao dịch liên quan tới chúng; hoặc đó có thể là tài sản thuộc diện phải đăng kí quyền sở hữu nhưng bên nhận thế chấp đã không thể biết được do chúng bị làm giấy tờ đăng kí giả Căn cứ theo các Điều 256, 257, 258 Bộ luật dân sự năm 2005 thì thứ tự ưu tiên thanh toán sẽ được chia thành 2 trường hợp:
    Thứ nhất, nếu bên thế chấp có được tài sản đó từ chủ sở hữu của tài sản do lấy cắp, cướp giật, lừa đảo hoặc các trường hợp




    * Giảng viên Khoa luật dân sự
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    chiếm hữu khác trái với ý chí của chủ sở hữu và đó là tài sản có đăng kí quyền sở hữu thì quyền lợi của chủ sở hữu tài sản sẽ được ưu tiên tuyệt đối. Chủ sở hữu có quyền đòi tài sản đó và bên nhận thế chấp rơi vào tình trạng cho vay mà không có tài sản bảo đảm.
    Thứ hai, nếu bên thế chấp có được tài
    sản từ một giao dịch chuyển quyền sử dụng tài sản với chủ sở hữu hợp pháp của tài sản như thuê, mượn hay mua trả chậm, trả dần và đó là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì thứ tự ưu tiên thanh toán thuộc bên nhận thế chấp. Tuy nhiên trong những trường hợp ngoại lệ quyền ưu tiên sẽ dành cho chủ sở hữu tài sản nếu:
    1. Giao dịch thuê, giao dịch mua trả chậm, trả dần có thời hạn từ trên một năm trở lên;
    2. Chủ sở hữu tài sản đồng thời là bên
    cho thuê, bên bán tài sản theo hình thức trả chậm, trả dần là cá nhân, doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh;
    3. Loại giao dịch trên đã được đăng kí tại cơ quan có thẩm quyền đăng kí giao dịch bảo đảm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng và trước thời điểm HĐTC được đăng kí.(1)
    Trên thực tế đó là các loại tài sản như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, hàng hoá là những tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu nên thường có những rủi ro khi chủ sở hữu tài sản chuyển quyền chiếm hữu tài sản của mình cho người khác mà người đó lại không đáng tin cậy. Vì vậy, việc đăng kí hợp đồng cho thuê hay hợp đồng bán có bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản tại cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm có thẩm quyền được coi là giải pháp tối ưu cho chủ



    sở hữu bảo vệ quyền lợi của mình trước các chủ thể khác.
    Trường hợp 2: Bên thế chấp bán, trao
    đổi, tặng cho tài sản thế chấp trong thời hạn của hợp đồng thế chấp.
    Một đặc trưng cơ bản của biện pháp thế chấp là không có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp. Bên thế chấp được dùng tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ của mình mà lại không bị mất đi cơ hội khai thác, sử dụng chúng. Bên cạnh những ưu điểm đó thì biện pháp bảo đảm này cũng bộc lộ những rủi ro nếu bên thế chấp tự ý bán, tặng cho, trao đổi tài sản thế chấp cho người khác. Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, bên thế chấp rất dễ lạm quyền để bán, tặng cho, cho thuê, cho mượn hay dùng tài sản thế chấp đó làm vật bảo đảm để thực hiện các nghĩa vụ khác của mình mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Trong trường hợp nếu bên mua, thuê tài sản thế chấp ngay tình thì pháp luật sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi của bên mua, thuê hay quyền lợi của bên nhận thế chấp? Nếu đến hạn phải xử lí tài sản thế chấp thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản từ người đã mua, đã thuê không?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...