Luận Văn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống mađrit - những vẫn đề lý luận và thực tiễn tại việt nam và n

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của luận văn
    Những năm gần đây, Chính phủViệt Nam đã có những nỗlực
    đáng ghi nhận trong vấn đềhội nhập kinh tếquốc tế. Cùng với việc trở
    thành thành viên thứ150 của Tổchức thương mại thếgiới (WTO),
    ban hành Luật Sởhữu trí tuệ, việc gia nhập Nghị định thưMađrit về
    đăng ký quốc tếnhãn hiệu đánh dấu một bước tiến của Việt Nam
    trong lĩnh vực sởhữu trí tuệ.
    Trong quá trình hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam
    ngày càng nhận thức được tầm quan trọng và nhu cầu thiết lập và bảo
    hộnhãn hiệu nhưmột yếu tốchủchốt trong chiến lược thương mại
    hoá sản phẩm/dịch vụcủa mỗi doanh nghiệp, bảo đảm khảnăng cạnh
    tranh của doanh nghiệp trên thịtrường trong nước và nước ngoài. Tuy
    nhiên, hiện nay, hiệu quảsửdụng hệthống Mađrit để đăng ký quốc tế
    nhãn hiệu của Việt Nam còn hạn chế. Trong khi đó, Nhật Bản là một
    nước mới gia nhập Nghị định thưMađrit nhưng đã đạt được một số
    thành tựu đáng kể, pháp luật và thực tiễn đăng ký bảo hộsởhữu trí tuệ
    của Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm khá tương đồng.
    Xuất phát từnhận thức trên, tác giảchọn đềtài ““Đăng ký quốc
    tếnhãn hiệu theo hệthống Mađrit - Những vấn đềlý luận và thực tiễn
    tại Việt Nam và Nhật Bản” làm luận văn thạc sỹchuyên ngành Luật
    Quốc tếvới mong muốn được nghiên cứu một cách có hệthống và
    đầy đủnhững quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Thoả ước
    Mađrit và Nghị định thưMađrit về đăng ký quốc tếnhãn hiệu nhằm
    thấy được những lợi ích mà hệthống này mang lại, sựkhác biệt giữa
    Thoả ước Mađrit và Nghị định thưMađrit, từ đó đềxuất các khuyến
    nghị đểnâng cao hiệu quảsửdụng hệthống này tại Việt Nam.
    1
    2. Tình hình nghiên cứu vềvấn đềnày ởViệt Nam và ý
    nghĩa lý luận của đềtài
    Hiện nay, ngoài một sốbài báo đềcập hoặc giới thiệu vềviệc
    đăng ký quốc tếnhãn hiệu theo hệthống Mađrit, chưa có một công
    trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệthống và đầy đủvềhệthống
    này, vềcác quy định pháp luật, sựkhác biệt giữa Thoả ước và Nghị
    định thư. Đặc biệt, chưa có một công trình nghiên cứu nào đềcập tới
    các quy định pháp luật và thực tiễn đăng ký quốc tếnhãn hiệu ởViệt
    Nam và Nhật Bản trong sựnghiên cứu so sánh. Việc nghiên cứu một
    cách hệthống vềvấn đềnày mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
    Những khuyến nghịcủa luận văn này hy vọng sẽlà thiết thực cho việc
    sửdụng hữu hiệu hệthống này để đăng ký quốc tếnhãn hiệu.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụnghiên cứu
    Trong khuôn khổluận văn thạc sỹ, tác giảtập trung nghiên cứu
    các quy định pháp luật một cách toàn diện vềviệc đăng ký quốc tế
    nhãn hiệu theo Thoả ước và Nghị định thư; đưa ra những nhận xét,
    đánh giá thực tiễn vềsựtương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp
    luật quốc tếtrong lĩnh vực này, nghiên cứu so sánh vềcác quy định
    pháp luật và thực tiễn đăng ký, bảo hộnhãn hiệu quốc tế ởViệt Nam
    và Nhật Bản; từ đó đềxuất các khuyến nghị đểtăng cường việc sử
    dụng hiệu quảhệthống Mađrit cho người sửdụng, bao gồm cảngười
    nộp đơn và cơquan đăng ký nhãn hiệu, tại Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơsởphương pháp luận của chủ
    nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng HồChí Minh, quan điểm của Đảng Cộng
    Sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước, chính sách của nhà nước về
    xây dựng nhà nước pháp quyền.
    2
    Luận văn sửdụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp
    nghiên cứu của triết học Mác – Lênin và kết hợp với các phương pháp
    như: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê và đối chiếu
    đềgiải quyết những vấn đề đã được xác định trong đềtài.
    5. Đóng góp mới của luận văn
    ƒ Hệthống hoá, phân tích, so sánh các quy định về đăng ký
    quốc tếnhãn hiệu giữa Thoả ước và Nghị định thư; các ưu điểm và
    nhược điểm của hệthống nói chung và của từng điều ước nói riêng;
    những điểm chung và điểm khác biệt của hai điều ước quốc tếnày;
    ƒ Phân tích tình hình đăng ký quốc tếnhãn hiệu của Việt Nam
    và một sốnước trên thếgiới, tập trung vào Nhật Bản nhằm rút ra
    những kinh nghiệm thực tiễn trong việc áp dụng Nghị định thư
    Mađrit: những thuận lợi, khó khăn từphía những người sửdụng;
    ƒ So sánh, đối chiếu thực tiễn đăng ký quốc tếnhãn hiệu theo
    hệthống Mađrit của Việt Nam và Nhật Bản, rút ra những điểm chung
    và khác biệt giữa hai quốc gia;
    ƒ Đềxuất một sốkhuyến nghị đểnâng cao hiệu quảhệthống
    Mađrit nhằm khuyến khích người sửdụng, nâng cao hiệu lực của công
    tác xét nghiệm đơn tại cơquan đăng ký nhãn hiệu quốc gia.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
    phụlục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quá trình
    hình thành và phát triển của hệthống Mađrit đăng ký quốc tếnhãn
    hiệu; Chương 2: Nội dung của Thoả ước Mađrit và Nghị định thư
    Mađrit; Chương 3: Thực tiễn đăng ký quốc tếnhãn hiệu tại Việt Nam
    và Nhật Bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...