Luận Văn Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - KHÓA 33 5/2012

    LỜI MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đã và đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006, đó được coi là một bước ngoặt rất lớn đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. WTO tạo cho doanh nghiệp Việt Nam sân chơi cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp nước ngoài, điều này mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Một trong những thách thức đó là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tại trị trường nước ngoài. Hiện nay việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước ngày càng tăng lên theo hàng năm tuy nhiên việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài lại chưa được các doanh nghiệp Việt Nam thực sự quan tâm. Nguyên nhân chính dẫn tời sự chủ quan trên là do nhận thức còn hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề này. Thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nhận thức còn hạn chế là do đa phần các chủ doanh nghiệp không hiểu biết được đầy đủ kiến thức cũng như các quy định của pháp luật về nhãn hiệu và bảo hộ nhãn hiệu, đặc biệt là bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Bên cạnh đó trong những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải chịu những bài học đắt giá cho việc xem nhẹ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Trước những thực trạng như trên, thiết nghĩ cần phải kịp thời có những giải pháp để khắc phục những hạn chế này của doanh nghiệp Việt Nam, và đây cũng là lý do để em chọn “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.


    Mục đích nghiên cứu
    Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhãn hiệu và tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài đối với doanh nghiệp. Đồng thời phân tích điều kiện, cách thức, trình tự, thủ tục để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế và một số quốc gia là thị trường xuất khẩu trọng điểm của doanh Việt Nam. Nhằm đưa đến cái nhìn tổng quan về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài qua đó giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thay đổi nhận thức, và kịp thời có những chiến lược xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu của mình tại thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, khóa luận còn đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc của doanh nghiệp qua việc phân tích và rút ra bài học từ những vụ việc thực tiễn mà một số doanh nghiệp Việt Nam đã phải trải qua.
    Phạm vi nghiên cứu
    Với đề tài này người viết chỉ đi nghiên cứu, phân tích các quy định về quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (chủ yếu là hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu), và có một số nội dung chính về vấn đề này trong pháp luật của một số thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp Việt Nam như Liên minh châu Âu và Hoa kỳ. Bên cạnh đó khóa luận nêu ra những vụ việc thực tiễn để phân tích nhằm tìm ra hạn chế, và nguyên nhân của các hạn chế đó đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài từ đó rút ra những bài học và đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó.
    Phương pháp nghiên cứu
    Trong khóa luận này tác giả có sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm của các cách thức tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài hiện nay, qua đó giúp doanh nghiệp có thể chọn được cách thức tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài đem lại hiệu quả nhất. Và các phương pháp này cũng được sử dụng để phân tích những nguyên nhân, hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, qua đó đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để khắc phục chúng.
    Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm ba chương:
    Chương 1: Khái quát chung về nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
    Chương 2: Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
    Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam


    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 8
    1.1 Khái quát chung về Nhãn hiệu. 8
    1.1.1 Khái niệm Nhãn hiệu. 8
    1.1.2 Đặc điểm của Nhãn hiệu. 10
    1.1.3 Chức năng của Nhãn hiệu. 11
    1.1.4 Phân loại nhãn hiệu. 12
    1.2 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 15
    1.2.1 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?. 15
    1.2.2 Những đối tượng không được bảo hộ làm nhãn hiệu. 16
    1.2.3 Sự cần thiết phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. 17
    1.2.4 Những lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài 19
    CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI 22
    2.1. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TRỰC TIẾP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC PARIS. 22
    2.1.1. Khái quát về Công ước Paris. 22
    2.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment- NT) 23
    2.1.3. Quyền ưu tiên khi nộp đơn. 23
    2.2. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THEO HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ MADRID 25
    2.2.1 Khái quát về hệ thống đăng ký quốc tế Madrid. 25
    2.2.2. Quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu. 27
    2.2.3. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu. 28
    2.2.4.Xử lý đơn đăng ký quốc tế. 32
    2.2.5. Hiệu lực của đăng ký quốc tế. 34
    2.3. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VÀO CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU THEO THỂ THỨC NHÃN HIỆU CỘNG ĐỒNG (THE COMMUNITY TRADE MARK- CTM) 36
    2.3.1. Khái quát về Nhãn hiệu công đồng (CTM) 36
    2.3.2 Điều kiện để đăng ký theo thể thức CTM 37
    2.3.3. Nộp đơn, xét nghiệm đơn, phản đối đơn. 38
    2.3.4. Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực. 40
    2.4. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI MỸ. 41
    2.4.1. Đăng ký trực tiếp. 41
    2.4.2. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet tại Hoa Kỳ. 44
    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP. 47
    3.1. THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 47
    3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC HẠN CHẾ CỦA DOANH NGHIỆP. 54
    3.2.1. Các doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài 54
    3.2.2. Hiểu biết pháp luật về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế. 56
    3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 57
    3.3.1. Về phía doanh nghiệp. 57
    3.3.2. Về phía nhà nước. 64
    KẾT LUẬN 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...