Tiểu Luận Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Hàng Hóa tại thị trường Hoa kỳ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Chưa bao giờ vấn đề thương hiệu lại trở thành một chủ đề thời
    sự được các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp
    hội thương mại quan tâm một cách đặc biệt như hiện nay. Nhiều hội
    thảo, hội nghị đã được tổ chức, hàng trăm bài báo và cả những trang
    website thường xuyên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn
    đề này.
    Một trong những khía cạnh được đề cập nhiều nhất có lẽ là tình
    trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu hay nhãn hiệu
    hàng hoá ở thị trường nước ngoài, đặc biệt ở thị trường Hoa Kỳ.
    Chúng ta có thể kể ra hàng loạt các vụ tranh chấp thương hiệu gần
    đây như cuộc chiến Catfish giữa các nhà xuất khẩu cá Tra, cá Basa
    Việt Nam với Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) về việc sử
    dụng thương hiệu “Catfish” cho các loại cá nói trên của Việt Nam
    nhập khẩu vào Mỹ; cuộc chiến của Trung Nguyên đòi lại thương
    hiệu từ chính đối tác là Rice Field Corp do họ đã đăng ký nhãn hiệu
    này trước tại Mỹ; các nhãn hiệu Vinataba, Vinatea đều đã bị đăng ký
    sở hữu tại nhiều nước trong đó có Mỹ.
    Những sự kiện đó xảy ra ngay khi Hiệp định thương mại Việt -
    Mỹ được ký kết và bắt đầu được triển khai đã nhấn mạnh với chúng
    ta rằng: Hiệp định có thể mở ra nhiều cơ hội làm ăn cho các doanh
    nghiệp Việt Nam, song cũng là khởi đầu của nhiều thách thức mới.
    Làm ăn với một đối tác đầy tiềm năng nhưng cũng khó lường như
    Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó
    khăn. Bài học kinh nghiệm đắt giá đầu tiên mà một số doanh nghiệp
    Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường Mỹ, đó là bài học về đăng
    ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Thực tiễn đó khiến chúng ta phải đặt
    ra câu hỏi: Làm thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong
    việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Mỹ?
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh
    dạn chọn đề tài: “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường
    Hoa Kỳ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
    Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo,
    khoá luận được bố cục thành 3 chương:
    Chương I: Nhãn hiệu hàng hoá và đăng ký nhãn hiệu hàng
    hoá trong thương mại quốc tế
    Chương II: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị
    trường Hoa Kỳ
    Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký nhãn hiệu
    hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ
    Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Giảng viên - ThS.
    Phạm Thị Mai Khanh, người đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
    khoá luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và
    các bạn đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá
    luận.
    Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập
    và khả năng của người viết, nội dung khoá luận khó tránh khỏi
    những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn
    tận tình của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn.
    Mục lục
    Lời nói đầu 1
    CHƯƠNG I: NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN
    HIỆU HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 3
    I. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hoá 3
    1. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá . 3
    1.1 Định nghĩa nhãn hiệu hàng hoá . 3
    1.2 Phân biệt nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu thương mại và
    thương hiệu 5
    2. Một số loại nhãn hiệu hàng hoá 6
    2.1 Nhãn hiệu liên kết 6
    2.2 Nhãn hiệu tập thể . 7
    2.3 Nhãn hiệu nổi tiếng 7
    2.4 Nhãn hiệu chứng nhận . 8
    3. Điều kiện đối với các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá 8
    3.1 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ . 8
    3.2 Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá không được
    bảo hộ 9
    4. Chức năng, vai trò của nhãn hiệu hàng hoá 10
    4.1 Đối với người tiêu dùng . 10
    4.2 Đối với doanh nghiệp . 14
    4.3 Đối với quốc gia 14
    II. Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
    trong thương mại quốc tế . 15
    1. Sự hình thành và phát triển hệ thống luật về bảo hộ nhãn
    hiệu hàng hoá . 15
    2. Tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu trong thương mại quốc
    tế . 16
    2.1 Đối với doanh nghiệp thương mại nói chung . 16
    2.1.1 Chống lại hành vi giả mạo và cạnh tranh không
    lành mạnh 16
    2.1.2 Tạo khả năng độc quyền khai thác thương hiệu 18
    2.1.3 Thúc đẩy hợp tác, liên doanh liên kết và chuyển
    giao công nghệ . 18
    2.1.4 Thâm nhập thị trường nước ngoài dễ dàng . 19
    2.1.5 Đứng vững trước rào cản cạnh tranh không lành
    mạnh tại thị trường nước ngoài . 20
    2.1.6 Góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế . 20
    2.2 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nói riêng 21
    2.2.1 Khắc phục khả năng tài chính hạn hẹp . 21
    2.2.2 Khắc phục hiểu biết hạn chế về thị trường đối tác 21
    2.2.3 Tạo chỗ đứng và nâng cao vị thế của hàng Việt Nam
    22
    III. Thực trạng nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về
    việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 22
    1. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trong nước 22
    2. Thực trạng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường
    nước ngoài 25
    CHƯƠNG II: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ
    TẠI THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 27
    I. Các quy định pháp lý của Hoa Kỳ về nhãn hiệu hàng hoá . 27
    1. Các Điều ước quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá mà Hoa Kỳ là
    thành viên 27
    1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp . 27
    1.2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
    quyền sở hữu trí tuệ 30
    1.3 Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá . 33
    1.4 Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong các Hiệp định
    song phương . 36
    2. Luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ . 38
    2.1 Những quy định cơ bản về nhãn hiệu hàng hoá trong Luật
    Liên bang 40
    2.1.1 Đối tượng được bảo hộ 40
    2.1.2 Phạm vi và thời hạn bảo hộ . 41
    2.1.3 Nguyên tắc bảo hộ . 42
    2.1.4 Hình thức xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu hàng
    hoá . 42
    2.2 Những điểm khác biệt giữa Luật riêng từng bang và Luật
    Liên bang 43
    II. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ 45
    1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại Hoa Kỳ . 45
    1.1 Nộp đơn đăng ký và thẩm tra đơn đăng ký 47
    1.1.1 Cơ sở nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá 47
    1.1.2 Nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá 47
    1.1.3 Người có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng
    hoá . 48
    1.2 Chỉ định người đại diện . 49
    1.3 Xét nghiệm đơn đăng ký và công bố kết quả xét nghiệm 49
    1.4 Thể thức khiếu nại . 51
    2. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet vào thị trường Hoa
    Kỳ . 54
    2.1 Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet 54
    2.2 Một số điểm cần lưu ý 57
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
    QUẢ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG VIỆT NAM TẠI THỊ
    TRƯỜNG HOA KỲ 60
    I. Một số điểm cần lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi
    tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Hoa Kỳ 60
    1. Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam bị mất thương hiệu
    trên thị trường Hoa Kỳ . 61
    1.1 Cuộc chiến thương hiệu cá da trơn Catfish 61
    1.2 Vụ tranh chấp thương hiệu cà phê Trung Nguyên 63
    1.3 Vụ tranh chấp thương hiệu PetroVietnam 64
    1.4 Các vụ tranh chấp thương hiệu khác 66
    2. Những tồn tại trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá
    tại thị trường Hoa Kỳ . 68
    2.1 Nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu và đăng ký
    nhãn hiệu 68
    2.2 tâm lý lo ngại thủ tục khó khăn và tốn kém 69
    2.3 Hiểu biết hạn chế về luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của
    Hoa Kỳ 70
    II. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu
    hàng Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 70
    1. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước . 70
    1.1 Tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền và phổ biến pháp
    luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của Hoa Kỳ . 70
    1.2 Tuyên truyền về vai trò của thương hiệu và bảo hộ thương
    hiệu . 71
    1.3 Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề thông tin 72
    1.4 xây dựng hệ thống luật thương mại điện tử 73
    1.5 Các biện pháp khác 74
    2. Đối với các doanh nghiệp 74
    2.1 Nâng cao nhận thức về sức mạnh thương hiệu và bảo hộ
    thương hiệu 74
    2.2 Chủ động tiếp cận các thông tin, đặc biệt là các thông tin
    pháp lý . 76
    2.3 Quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước
    ngoài . 77
    2.4 Lưu trữ đầy đủ bằng chứng sử dụng thương hiệu trong
    hoạt động thương mại . 77
    2.5 Các biện pháp ngăn ngừa tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá 78
    2.6 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính của các doanh nhân 80
    Kết luận . 81
    Phụ lục 82
    Tài liệu tham khảo . 90
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...