Tài liệu Đảng của trí tuệ, bản lĩnh và khoa học

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đảng của trí tuệ, bản lĩnh và khoa học




    Trải qua chặng đường dài 80 năm, với cương lĩnh đúng đắn của mình, Đảng ta đã giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân đứng lên đấu tranh kiên cường, bất khuất, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và đến nay đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Mỗi cuộc cách mạng (cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa) có tính chất và nội dung rất khác nhau, nhưng với tư duy khoa học, thực tiễn, trí tuệ và bản lĩnh cách mạng, Đảng ta đã vạch ra chiến lược, sách lược, chiến thuật, nắm chắc thời cơ và hành động quyết liệt để đi đến chiến thắng, thắng lợi trong mỗi cuộc cách mạng.


    Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng ta đã khái quát tình hình đất nước khi chưa có Đảng như sau: “Từ ngày bị đế quốc Pháp xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra”1.


    Từ khi ra đời tới nay, với cương lĩnh đúng đắn của mình, Đảng ta đã giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân đứng lên đấu tranh kiên cường, bất khuất, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và đến nay đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. “Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”2.

    1. Đảng lãnh đạo Cách mạng tháng Tám - cuộc cách mạng “long trời lở đất”-


    đại thành công




    Bằng sự phân tích sắc bén tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và cục diện tình hình thế giới cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa I) tháng 5/1941, Đảng ta đã chỉ rõ “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”3. Từ chỉ báo đó, Đảng ta đã có một quyết tâm chiến lược, sắt đá. Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do. Phương pháp cách mạng lúc này là, Đảng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương, mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn4. Bởi vậy toàn bộ công tác của Đảng phải nhằm vào việc chuẩn bị khởi nghĩa, sẵn sàng đưa quần chúng nhân dân ra chiến đấu.


    Dự báo được thời cơ khởi nghĩa đã là điều không đơn giản, nhưng dự báo thời điểm xuất hiện của thời cơ lại càng khó hơn. Vậy mà Đảng ta đã dự báo rất chính xác. Trong thư gửi đồng bào toàn quốc tháng 10/1944, đồng chí Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt. Các Đồng minh quốc sắp tranh được sự thắng lợi cuối cùng. Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh!”5. Tiên đoán này là tuyệt đối chính xác. Xuất phát từ nhận định tình hình thực tiễn, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương mở rộng (họp ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh) từ ngày 9 đến ngày 12/3/1945 đã ra chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị là cương lĩnh hành động gấp rút chuẩn bị mọi mặt tiến tới tổng khởi nghĩa. Chỉ thị nói rõ “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa” và “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”6. Đúng như dự kiến, sau Hội nghị Đình Bảng, hàng loạt các cuộc

    khởi nghĩa đã nổ ra ở khắp các địa phương và đều giành được thắng lợi. Tiếp theo Hội nghị Đình Bảng là Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân Tân Trào (Tuyên Quang) diễn ra trong hai ngày 14 và 15/8/1945. Xuất phát từ tình hình chiến tranh thế giới thứ hai đang đi đến giai đoạn kết thúc (ngày 2/5/1945
    Liên Xô đánh chiếm Béc-lin, tiêu diệt phát xít Đức tận hang ổ, tại sào huyệt của chúng; ngày 8/5/1945 phát xít Đức đầu hàng không điều kiện; ở châu Á, phát xít Nhật đang lao nhanh tới thảm bại hoàn toàn .), Hội nghị nhận định “cơ hội tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa, giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Hội nghị đã đề ra ba nguyên tắc hành động: Tập trung, thống nhất và kịp thời. Đồng thời Hội nghị cũng quyết định những chủ trương lớn để chỉ đạo cuộc tổng khởi nghĩa: Quân sự và chính trị phải phối hợp; làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh; đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê.


    Trước giờ phút quyết định, đồng chí Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”7.


    Cả nước ta sôi sục khí thế cách mạng, bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lỵ sớm nhất là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Tuyên Quang, song cuộc tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi có tính chất quyết định khi các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8), Huế (23/8) và Sài Gòn (25/8) hoàn toàn thắng lợi. Tổng khởi nghĩa đã diễn ra đúng như chỉ báo của Đảng, quân sự và chính trị phối hợp hài hòa, làm cho địch tan rã từng mảng và đầu hàng cách mạng; đánh chiếm trước những nơi chắc thắng, không kể là thành thị hay nông thôn. Tổng khởi nghĩa đã diễn ra theo những quá trình rất sinh động và linh hoạt, ở 28 tỉnh, phần lớn là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, khởi nghĩa nổ ra từ xã lên huyện rồi lên tỉnh; 24 tỉnh thuộc Nam Kỳ và

    Trung Kỳ, khởi nghĩa nổ ra trước ở tỉnh rồi kết thúc thắng lợi ở huyện và xã; 7 tỉnh, khởi nghĩa nổ ra đồng thời ở tỉnh, huyện và xã.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...