Luận Văn Đảng cộng sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đảng cộng sản VN


    Lịch sử Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã thực sự bước sang một trang mới. Từ một nước thuộc địa thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhân dân Việt nam từ người dân nô lệ thành người chủ của một Quốc gia độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác, cả trong kháng chiến lẫn trong kiến quốc.

    Sở dĩ có được những thành công đó là do chúng ta có một chính Đảng chân chính lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam Quang vinh một chính Đảng của Dân một chính Đảng mà từ khi sinh ra đã mang trong mình bản chất cách mạng và khoa học.

    Nghiên cứu lịch sử Đảng cộng sản Việt nam chúng ta thấy rằng:
    Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mâu thuận giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân pháp xâm lược và bọn tay sai ta với nhân dân ta ngày càng sâu sắc, ngay cả địa chủ phong kiến cũng mâu thuẫn với bọn thực dân, nông dân không có ruộng bị bọn địa chủ bóc lột dẫn đến mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Dẫn đến những cuộc đấu tranh chống thực dân chống phong kiến liên tiếp nổ ra. Những cuộc đấu tranh lúc này chưa mang tính chất là tự phát, chính vì vậy các cuộc đấu tranh này không đem lại kết quả. Trước những thất bại và bế tắc của phong trào chống pháp, nhiều người yêu nước Việt Nam đã ra nước ngoài tìm đường cứu nước, trong số đó có đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trên con đường buôn ba khắp năm châu, bốn biển, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ công nhân và nhân dân lao động đủ các loại mầu da để tâm xem xét tình hình, dầy công nghiên cứu, phân tích sâu sắc của cách mạng Mỹ năm 1776 cuộc cách mạng Pháp 1789 và đi đến kết luận: Những cuộc cách mạng đó chữa đến nơi, công nông vẫn cực khổ, vẫn đang lo tính toán làm cuộc cách mạng thứ hai, nhân dân Việt nam không thể đi theo con đường đó được.

    Trong những ngày hoạt động sôi nổi, lựa chọn con đường cách mạng của đồng chí Nguyễn ái Quốc thì cách mạng tháng mười năm 1917 thắng lợi làm chấn động toàn cầu. Nguyễn ái Quốc đã hướng đến con đường cách mạng tháng Mười, đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do Lê Nin vạch ra, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã rứt khoát lựa chọn và đi theo con đường cách mạng của Lê Nin. Người khẳng định: “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
    Sau khi trở thành người cộng Sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập rèn luyện nắm vững bản chất cách mạng và khoa học chủ Nghĩa Mác - Lê Nin để truyền bà vào Việt nam. Quá trình chuyển bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam của Nguyễn ái Quốc, đồng thời cũng là quá trình chuẩn bị về mọi mặt cho việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

    Chủ nghĩa Mác - Lê Nin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay là lật đổ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Việt Nam mặc dù ít về số lượng, trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật còn thấp nhưng vẫn là giai cấp cách mạng nhất trong su thế của thời đại, họ có đủ khả năng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng cách mạng của mình.
    Thông qua việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam đồng chí Nguyễn ái Quốc đã chỉ rõ con đường , mục tiêu phương hướng, động lực lực lượng cũng như những phương pháp cách mạng cơ bản mà giai cấp công nhân Việt Nam phải tiến hành. Đó chính là cơ sở Đảng vạch ra cương lĩnh đầu tiên, đứng đắn bảo đảm cho Đảng thực sự là một tổ chức cách mạng.

    Đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tuyển chọn một đội ngũ những người yêu nước để mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng trở thành lớp Cộng sản đầu tiên làm hạt nhân cho phong trào.

    Đồng chí còn sáng lập nhiều tổ chức quần chúng cách mạng, viết nhiều sách báo để lên án chủ nghĩa thực dân và chỉ rõ đường lối ,phương pháp cách mạng. Tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội do Nguyễn ái Quốc sáng lập và rèn luyện là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Từ năm 1924 - 1928 phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển cả về số lượng và chất lượng của đấu tranh. Nhưng về cơ bản vẫn mang tính tự phát. Yêu cầu của khách quan của phong trào đòi hỏi phải chuyển quá trình từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác muốn thực hiện được quá trình đó đòi hỏi phải có Đảng ra đời.

    Từ khi đế quốc pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta, tính chất xã hội, mâu thuẫn cơ bản đã thay đổi. Do đó đối tượng, lực lượng và giai cấp lãnh đạo cách mạng cũng đã thay đổi. Nhưng những người yêu nước Việt Nam trong phong trào cần vương, phong trào khuynh hướng dân chủ tư sản đã không tìm thấy quy luật cách mạng của nước ta. Cách mạng Việt Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, thực chất là cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của giai cấp tiên phong đối với xã hội. Lịch sử Việt Nam đòi hỏi phải có một giai cấp mới, hệ tư tưởng mới có thể đáp ứng được yêu cầu của dân tộc.

    Thấy rõ yêu cầu của cách mạng Việt Nam, từ tháng 6 năm 1925 Nguyễn ái Quốc đã thành lập ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đây là tổ chức của những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc, đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu lý luận Mác - Lê Nin và truyền bá vào Việt Nam. Phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nhanh tróng tiếp thu lý luận mới “ Như người khát gặp nước uống”. Thông qua tổ chức này Nguyễn ái Quốc đã tổ chức được nhiều lớp huấn luyện, lựa chọn được nhiều cán bộ ưu tú gửi đi đào tạo ở các nước, sau này đã trở thành những cán bộ chủ chốt của Đảng.

    Do sự phát triển nhanh tróng của phong trào từ giữa năm 1929 ở Việt Nam đã hình thành ba nhóm Cộng sản: Đông dương Cộng sản Đảng, An nam Cộng sản Đảng và Đông dương Cộng sản liên đoàn. Tuy cùng phấn đấu cho mục tiêu lý tưởng của giai cấp công nhân, nhưng các nhóm Cộng sản trên lại hoạt động độc lập, chia rẽ bè phái. yêu cầu của cách mạng đòi hỏi phải có sự thống nhất về tư tưởng và hành động những người yêu nước chân chính đều nhận thấy phải thành lập ra Đảng Cộng sản thống nhất để đưa cách mạng Việt nam tiến lê.

    Nắm vững tình hình đất nước, được sự chỉ đạo của quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã nhận trách nhiệm hợp nhất các nhóm Cộng sản. Hội nghị hợp nhất được tiến hành từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 có ý nghĩa như Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Những văn kiện đã được hội nghị thông qua là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.
     
Đang tải...