Tiểu Luận Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    1. Lời mở đầu 4

    2. Bối cảnh lịch sử nước ta trước ngày Đảng cộng sản ra đời .5

    3. Nguyễn ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và việc chuẩn bị thành lập Đảng .12

    4. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam-Cương lĩnh đầu tiên của Đảng .20

    5. Kết luận .25

    6. Các tài liệu tham khảo .26


    Lời mở đầu

    Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, công cuộc dựng nước và giữ nước đã hun đúc cho dân tộc ta những phẩm chất cao đẹp và những truyền thống vô cùng quý báu. Trong đó tình yêu nước trở thành tình cảm thiêng liêng, là chuẩn mực đạo lý cao nhất và đứng đầu trong thang giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc, là động lực nội sinh to lớn tạo lên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

    Từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã trải qua một chặng đường lịch sử với nhiều thử thách, hi sinh, nhưng cũng đầy khí phách anh hùng, dũng cảm. Những thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau phát huy những phẩm chất anh hùng của dân tộc viết nên những trang sử vang chói lọi Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung và phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị đó tiêu biểu cho một dân tộc anh hùng. Lịch sử Việt Nam đã thể hiện sức mạnh to lớn của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính. Vì vậy, mọi người Việt Nam , nhất là thanh niên cần phải có những hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc:

    Dân ta phải biết sử ta

    Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.

    Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước chuyển biến quyết định của cách mạng Việt Nam, với cương lĩnh và đường lối đúng đắn, sáng tạo của mình, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức, lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng việt Nam. Hơn 7 thập kỷ qua, dân tộc ta đã vượt qua một chặng đường đấu tranh cực kỳ khó khăn, gian khổ và đã dành được những thắng lợi rất đáng tự hào, đưa nước ta bước vào một lỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, mở ra một thời đại mới: Thời đại Hồ Chí Minh.

    Làm đề tài tiểu luận này, với tư cách là một sinh viên của Trường Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghiệp Hà Nội, là một công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trước hết em muốn tìm hiểu sâu hơn lịch sử cách mạng nước nhà mà cụ thể ở đây là “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của Đảng”. Sau cùng em muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng. Sau đây em xin trình bày phần nội dung.


    I- bối cảnh lịch sử nước ta trước ngày đảng cộng sản việt nam ra đời.

    1. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa.


    Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống đoàn kết và bất khuất, dân tộc ta đã từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh.

    Từ đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong đó có đế quốc Pháp, đã nhòm ngó, xâm lược nước ta mở đầu bằng việc khai thông buôn bán truyền giáo.

    Năm 1858, đế quốc Pháp vũ trang xâm lược nước ta, Vua quan triuề đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng chúng. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước Patơnots, hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc Pháp. Từ đó, Việt Nam trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp. dưới chế độ thống trị của đế quốc Pháp và tay sai của chúng, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

    Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên. Mọi quyền hành đều năm trong tay người Pháp, vua quan nhà Nguyễn chỉ đóng vai trò bù nhìn. Chúng thi hành chính sách chia đế trị. Chúng chia rẽ giữa ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, rồi lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp nhằm xoá tên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới. Đánh giá về chính sách này, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã viết: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm sẻ bẩy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cách ấy, người ta hy vọng làm nguôi được tinh thần đoàn kết, nghĩa tình đồng bào trong lòng người An Nam và tao ra mối xung khác giữa anh em ruột thịt với nhau. Sau khi đảy họ chống lại nhau, người ta lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại, lập lên một “liên bang” gọi là liên bang Đông Dương”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...