Tiểu Luận Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử

    I. Đặt vấn đề
    Với đất nước Việt Nam, thế kì XX là thế kỉ đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cuộc cách m ạng chống các thế lực xâm lược, giành lại độc lập, tự do dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng chế độ xã hội mới do nhân dân làm chủ. Trải qua 70 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang. Có thể nói, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam chính là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử nước ta, Đảng ra đời là tất yếu lịch sử.

    II. Giải quyết vấn đề
    1. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do xu thế của thời đại
    Vào giữa thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa Mac ra đời, về sau được Lenin phát triền và trở thành chủ nghĩa mac-Lenin. Chủ nghĩa Mac-Lenin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộ đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải thành lập ra Đảng cộng sản.
    Với vũ khí lí luận sắc bén là chủ nghĩa Mac-Lenin, năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi.
    2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời xuất phát từ yêu cầu của cách mạng Việt Nam
    Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam. Từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tiếp nổi dậy cầm vũ khí chống lại bọn cướp nước, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ, .
    Những phong trào đấu tranh tiêu biểu diễn ra trong thời kỳ này phải kể đến như: phong trào Cần Vương (1885-1896), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang, 1884-1913) Dù diễn ra rất sôi nổi, mạnh mẽ nhưng các cuộc đấu tranh này đều thất bại do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu một tổ chức cách mạng có khả năng dẫn dắt dân tộc đến thắng lợi. Điều này chứng tỏ rằng giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước, thời kỳ đấu tranh chống ngoại xâm trong khuôn khổ ý thức hệ tư tưởng phong kiến đã chấm dứt. Cuộc đấu tranh của nhân dân rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.
    Bên cạnh đó, vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Việt Nam cũng như một số nước phương Đông khác đã ít nhiều chịu sự chi phối của ý thức hệ tư sản. Đặc biệt cách mạng Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản (1868), cuộc cách mạng Tân Hội ở Trung Quốc (1911) đã có tác động nhất định tới phong trào yêu nước ở Việt Nam làm dấy lên ở nước ta một phong trào yêu nước rộng lớn mang màu sắc dân chủ tư sản mà tiêu biểu là hai khuynh hướng: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.
    Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động để đánh đuổi thực dân Pháp nhưng lại dựa vào NHật để đánh Pháp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm lãnh đạo hạn chế về tầm nhìn nên con đường cứu nước do Phan Bội Châu tổ chức và khởi xướng không thành công, cả phong trào Đông Du (1904) và Việt Nam quang phục hội (1912) đều đã thất bại. Sai lầm của ông là ở chỗ ông đã dựa vào Nhật để đánh Pháp mà không nhận ra rằng cả hai đều là đế quốc. Điều đó là rất nguy hiểm, chắc khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
    Không chủ trương dùng bạo động như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh lại chủ trương vận động cải cách văn hóa, xã hội; động viện lòng yêu nước trong nhân dân; đả kích bọn vua quan phong kiến thối nát, đề xuất tư tưởng dân chủ tư sản; thực hiện hai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, mở mang dân quyền; phản đối đấu tranh vũ trang và cầu viện nước ngoài. Hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh đã góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, về phương pháp, “cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”. Sự thất bại của khuynh hướng đấu tranh đã chứng tỏ giai cấp tư sản Việt Nam không đủ khả năng giương cao ngọn cờ cách mạng đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
    Từ phong trào đấu tranh, các tổ chức Đảng phái ra đời như Đảng lập hiến (1923); Đảng thanh niên (tháng 3 năm 1926); Đảng thanh niên cao vọng (1926); Việt Nam nghĩa đoàn (1925), sau nhiều lần đổi tên, tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng và Việt Nam quốc dân Đảng. Nhìn chung các tổ chức, đảng phái yêu nước nói trên có tinh thần chống đế quốc, hoạt động của họ đã có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới, giáo dục lòng yêu nước. Song, hạn chế của họ là chưa nhận thức được xu thế khách quan của thời đại sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chưa thấy được giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng các giai cấp cần lao, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Mặt khác, họ cũng chưa thấy hết được bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, cũng như vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, vai trò của quần chúng nhân dân mà trước hết là nông dân trong cách mạng. Vì những hạn chế trên, các tổ chức, đảng phải yêu nước này chưa thể xác định được một đường lối cách mạng đúng đắn.
    Nói tóm lại, trước yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, một số tổ chức chính trị theo lập trường quốc gia tư sản ra đời và ít nhiều đã thể hiện được vai trò của mình trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và dân chủ. Tuy nhiên, những phong trào và tổ chức trên, do những hạn chế về giai cấp, về đường lối chính trị; hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ; chưa tập hợp được rộng rãi lực lượng dân tộc, nhất là chưa tập hợp được hai lực lượng xã hội cơ bản (công nhân và nông dân), nên cuối cùng đều không thành công. Sự thất bại này đã chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo. Thực trạng đó đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải tìm ra con đường cách mạng mới, với một giai cấp có đủ tư cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
    2. Quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc
    2.1. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...