Tiến Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    [TABLE="width: 0"]
    [TR]
    [TD="colspan: 3"]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]TRANG PHỤ BÌA
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]LỜI CAM ĐOAN
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]MỤC LỤC
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1
    [/TD]
    [TD]ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ (2001 - 2011)
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng xây dựng quân đội về chính trị (2001 - 2005)
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Đảng chỉ đạo xây dựng quân đội về chính trị (2001- 2005)
    [/TD]
    [TD]62
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2
    [/TD]
    [TD]ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ (2006 - 2011)
    [/TD]
    [TD]77
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD]Những nhân tố mới tác động và chủ trương đẩy mạnh xây dựng quân đội về chính trị (2006 - 2011)
    [/TD]
    [TD]77
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Đảng chỉ đạo xây dựng quân đội về chính trị (2006 - 2011)
    [/TD]
    [TD]95
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3
    [/TD]
    [TD]KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VỀ CHÍNH TRỊ (2001 - 2011)
    [/TD]
    [TD]113
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.
    [/TD]
    [TD]Kết quả và nguyên nhân
    [/TD]
    [TD]113
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.
    [/TD]
    [TD]Một số kinh nghiệm của quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị (2001 - 2011)
    [/TD]
    [TD]130
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]151
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    [/TD]
    [TD]154
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]155
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]168
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011" là vấn đề nghiên cứu đã được tác giả luận án quan tâm, ấp ủ và trăn trở từ lâu. Trên cơ sở tích luỹ kiến thức, tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan, đồng thời dựa vào kết quả thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị trong toàn quân, thông qua số liệu điều tra, khảo sát về chất lượng chính trị ở một số đơn vị tiêu biểu từ năm 2001 đến năm 2011, được sự giúp đỡ của, các nhà khoa học đã cho phép tác giả triển khai đề tài này.
    Trong đề tài luận án, tác giả tập trung đi sâu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để luận giải quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng vào quá trình xây dựng quân đội về chính trị hiện nay. Đây là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
    Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của dân, do dân, vì dân, ra đời do nhu cầu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở nước ta. Sức mạnh chiến đấu của quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính trị - tinh thần là nền tảng, là ưu thế tuyệt đối.
    Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản chất của Đảng quy định bản chất giai cấp và mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. Chính vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng, lãnh đạo, giáo dục rèn luyện quân đội, Đảng luôn luôn coi xây dựng quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị là một nguyên tắc cơ bản nhằm làm cho quân đội luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Thực tiễn xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội gần 70 năm qua đã khẳng định xây dựng quân đội về chính trị là nhân tố quyết định sức mạnh của quân đội. Kể từ khi xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng đầu tiên đến khi thành lập quân đội cách mạng (ngày 22-12-1944), trải qua Cách mạng Tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong thời kỳ hoà bình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng luôn luôn kiên định phương hướng xây dựng quân đội về chính trị, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
    Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng quân đội về chính trị trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước biến đổi nhanh chóng, phức tạp, vừa có những thời cơ, thuận lợi mới, vừa phải đối mặt với những nguy cơ, khó khăn, thách thức mới. Vì thế xây dựng quân đội về chính trị trong giai đọan hiện nay đang đặt ra những vấn đề rất mới cả về nhận thức, tổ chức và hoạt động thực tiễn, đòi hỏi phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị, nâng chất lượng tổng hợp, trước hết là chất lượng chính trị của quân đội để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc, đi sâu làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị trong thời kỳ cách mạng mới, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2011, qua đó, góp phần đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm hòng "phi chính trị hoá quân đội" của kẻ thù, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo đảm cho quân đội luôn xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa là cần thiết và cấp bách. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011" làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả lý luận và thực tiễn.
    3. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Luận án làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011, tổng kết những kinh nghiệm, qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng quân đội về chính trị trong tình hình mới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu
    Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian từ năm 2001 đến năm 2011, với quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị trong toàn quân, trên phạm vi cả nước.
    Phạm vi khảo sát: khảo sát điểm ở một số đơn vị, nhà trường trong toàn quân, số liệu nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2011.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    * Đóng góp mới của luận án
    - Đánh giá khái quát kết quả Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011.
    - Rút ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị từ năm 2001 đến năm 2011.
    * Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới. Kết quả này góp thêm luận cứ để đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái cố tình xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
    - Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng trong các nhà trường quân đội và làm tài liệu giáo dục truyền thống cho các đơn vị trong toàn quân.
     
Đang tải...