Luận Văn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 20

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong những năm đổi mới từ 1991 đến 2001

    Từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiến vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thắng lợi to lớn đó, đường lối đối ngoại đóng một vai trò quan trọng.
    Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kinh tế tri thức xuất hiện, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất vật chất, tạo ra những bước nhảy vọt về chất, đẩy mạnh việc cơ cấu lại các nền kinh tế, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới. Cải cách và mở cửa xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội và xung lực cho quá trình phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển.
    Trong bối cảnh chung đó, Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhạy cảm chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đã tiến hành sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới, mà trước hết và căn bản là hội nhập khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và vươn lên hội nhập quốc tế. Đảng vừa đổi mới đường lối đối nội, vừa đổi mới đường lối đối ngoại một cách linh hoạt, kế thừa truyền thống ngoại giao trong lịch sử, năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, tạo ra những cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và quốc tế.
    Nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng từ 1991 đến 2001 chẳng những làm rõ thêm đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn rút ra một số kinh nghiệm cho công tác đối ngoại hiện nay.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
    Chương 1: đảng lãnh đạo thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế (1991 - 1996)
    Chương 2: Đảng lãnh đạo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế (1996 - 2001)
     
Đang tải...