Luận Văn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ năm 1975 đến năm 2000)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ năm 1975 đến năm 2000)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Hơn 60 năm qua (1945 - 2007), nền giáo dục nước ta đã trải qua biết bao thử thách, thăng trầm, nhưng vẫn luôn giữ vững bản chất là nền giáo dục “của dân, do dân và vì dân”, vẫn phát triển, ngay trong những điều kiện hết sức khó khăn của chiến tranh và của trình độ kinh tế non kém. Đảng ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp giáo dục kịp thời, sáng suốt đào tạo và bồi dưỡng con người, thích hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc kiến thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới đang tiến hành. Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng vị trí, vai trò của giáo dục trong sự nghiệp cách mạng. Ngày nay, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.
    Trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt những cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế mà giáo dục phổ thông là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống giáo dục nước ta, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
    Đại thắng mùa xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, đã mở ra giai đoạn mới của dân tộc, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhiệm vụ chính trị của nền giáo dục nước ta là phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ nền độc lập của đất nước. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2000, lịch sử phát triển giáo dục của Việt Nam nói chung và lịch sử phát triển giáo dục phổ thông nói riêng nằm trong bối cảnh của rất nhiều biến động kinh tế - xã hội, của một đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt, của sự thăng trầm về kinh tế vv Chính vì vậy, đây cũng là thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (1979) và công cuộc đổi mới giáo dục kéo dài (bắt đầu từ năm 1987) cùng với nhiều chủ trương chính sách cụ thể đối với giáo dục phổ thông trong từng giai đoạn. Những chính sách đó đã đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của giáo dục, đưa giáo dục nước nhà đạt được những thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, lịch sử phát triển của giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục phổ thông nước ta nói riêng giai đoạn này không phải đi lên theo một đường thẳng đứng mà có những bước thăng trầm, lên xuống trong từng giai đoạn, rất nhiều vấn đề đã đặt ra.
    Thực tế cho thấy, nền giáo dục của ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành nền giáo dục của toàn dân, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những yếu kém và bất cập cần được giải quyết. Việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng hiệu quả, hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của thế giới trên cơ sở phát huy truyền thống dân tộc và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay.
    Muốn vậy, ngoài việc tham khảo mô hình giáo dục của một số nước tiên tiến, thì một điều rất cần thiết là phải nhìn nhận, tiếp thu những kinh nghiệm giáo dục trong lịch sử giáo dục của đất nước. Với mục đích tìm hiểu chính sách của Đảng ta đối với giáo dục phổ thông giai đoạn này cũng như quá trình thực hiện chính sách đó trong thực tế, phân tích rõ những thành tựu cũng như những hạn chế của nó, từ đó nhìn nhận, đánh giá, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để xây dựng phương hướng phát triển đúng đắn của giáo dục phổ thông Việt Nam giai đoạn sau này. Chính vì lý do đó mà tôi chọn đề tài cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam của mình là: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (từ 1975 đến 2000)
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử giáo dục Việt Nam nói chung và giai đoạn từ 1975 nói riêng. Các sách đó có một số cuốn có điểm qua về lịch sử giáo dục phổ thông cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục phổ thông từ năm 1975, tuy nhiên cũng rất sơ sài vì đó chỉ là một phần nhỏ trong cuốn sách, thời gian cũng chỉ hạn chế đến thời điểm viết cuốn sách, hoặc chỉ quan tâm đến một vấn đề nào đó của giáo dục phổ thông. Theo thứ tự thời gian xuất bản, có thể kể đến như:
    Cuốn “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông”, của Võ Thuần Nho (cb) do Nxb Giáo dục xuất bản năm 1980, đề cập đến lịch sử giáo dục phổ thông nước ta từ năm 1945 đến 1980, trong đó dành một phần rất khiêm tốn để nói về tình hình giáo dục phổ thông nước ta từ sau ngày giải phóng đến năm 1980 với những số liệu thống kê. Cuốn sách giúp cho chúng ta nắm được lịch sử cơ bản của 35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông Việt Nam.
    Cuốn “Tổng kết giáo dục 10 năm (1975 - 1985) ” của Bộ Giáo dục do Nxb Giáo dục ban hành năm 1986, đã tiến hành tổng kết, nêu ra những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, sự triển khai của Bộ Giáo dục cũng như tình hình tổng quát, những phân tích nhận xét của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn này, trong đó có đề cập đến tình hình ngành giáo dục phổ thông. Mặc dù không đi sâu vào ngành giáo dục phổ thông nhưng cuốn sách đã cung cấp những tài liệu quan trọng và bổ ích, nhất là những số liệu thống kê về tình hình giáo dục phổ thông nước ta.
    Cuốn “Sơ thảo giáo dục Việt Nam (1945 - 1990)” do Phạm Minh Hạc (cb), được Nxb Giáo dục phát hành năm 1992. Trong đó, viết hết sức sơ lược về các các cuộc cải cách giáo dục, hệ thống giáo dục phổ thông, một vài quan tâm đến công cuộc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục giai đoạn 1975 - 1990.
    Cuốn “50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 - 1995)” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Nxb Giáo dục phát hành năm 1995. Cuốn sách là một công trình đồ sộ của nhiều tác giả, cuốn sách là bức tranh toàn cảnh nói về sự phát triển của giáo dục Việt Nam từ 1945 đến 1995, trong đó có ngành giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 1995. Mặc dù sơ lược về lịch sử phát triển, nhưng cuốn sách cũng đã cung cấp những tài liệu cơ bản về các mặt của giáo dục phổ thông giai đoạn này từ đường lối chính sách đến tình hình phát triển của giáo dục phổ thông và những đánh giá, nhận xét chung về giáo dục Việt Nam.
    Cuốn “Từ bộ Quốc gia đến bộ giáo dục và đào tạo (1945 - 1995)” do Vũ Xuân Ba, Phạm Duy Bình, Nguyễn Minh Đường (cb) được Nxb Giáo dục phát hành năm 1995. Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tập thể các nhà khoa học về lịch sử cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 1945 đến 1995. Cuốn sách dành một phần nói về sự chỉ đạo của Bộ đối với ngành giáo dục phổ thông, trong đó có đề cập sơ qua giai đoạn 1975 - 1995. Mặc dù chỉ mang tính chất sơ thảo nhưng cuốn sách cũng cho ta thấy Bộ Giáo dục đã quan tâm chỉ đạo, triển khai các đường lối chính sách về giáo dục phổ thông của Đảng đối với ngành giáo dục phổ thông giai đoạn này như thế nào.
    Cuốn “Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử” của Viện Khoa học giáo dục được Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2001, trong đó có trình bày tình hình, những đánh giá tổng hợp về giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 1995. Tuy nhiên đó mới chỉ là sự khái quát sơ lược về giáo dục và nhà trường phổ thông Việt Nam giai đoạn này, giới hạn đến năm 1995, bản thân cuốn sách cũng là sự kế thừa những cuốn sách trước đã viết về giáo dục phổ thông của nước ta.
    Cuốn “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam” của tác giả Lê Văn Giạng do Nxb Chính trị quốc gia phát hành năm 2003, trong đó có dành một phần nhỏ mô tả hoạt động nền giáo dục của nước Việt Nam thống nhất và chủ nghĩa xã hội (từ năm 1975 đến năm 2000). Tuy nhiên như tên gọi của cuốn sách, tác giả cũng mới chỉ trình bày một cách khái quát nhất có thể của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục phổ thông giai đoạn này được đề cập đến một cách sơ sài.
    Cuốn “Lịch sử giáo dục Việt Nam” do Bùi Minh Hiền biên soạn được Nxb Đại học sư phạm phát hành năm 2004. Đây là giáo trình dùng cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm, viết hết sức sơ lược về lịch sử giáo dục Việt Nam, trong đó có dành hai chương viết về giáo dục Việt Nam hai giai đoạn 1975 - 1986 và 1986 đến nay (năm 2004). Cuốn sách không dành viết riêng về giáo dục phổ thông, nhưng qua việc trình bày những chính sách, những tổng kết tình hình giáo dục Việt Nam nói chung, ta có thể chọn lọc ra những phần liên quan đến giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000.
    Kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng tập hợp những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000 và các hoạt động cơ bản của ngành giáo dục để triển khai thực hiện, trên cơ sở đó mạnh dạn phân tích và đưa ra những nhận xét về giáo dục phổ thông giai đoạn này. Vấn đề sẽ được trình bày trong một hệ thống chặt chẽ, lôgíc và có tính lịch sử. Chúng tôi coi đó là đóng góp mới của đề tài.
    3. Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục phổ thông giai đoạn 1975 - 2000. Trên cơ sở tìm hiểu những đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng đối với giáo dục phổ thông giai đoạn này cũng như quá trình triển khai thực hiện những chính sách đó như thế nào, đồng thời căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể từ đó phân tích, đánh giá để để xem xét kết quả: những thành tựu, vai trò của Đảng cũng như những vấn đề tồn tại, hạn chế, những nguyên nhân lý giải cho sự phát triển thăng trầm của giáo dục phổ thông giai đoạn này và một số bài học kinh nghiệm rút ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của giáo dục phổ thông.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục phổ thông trong giai đoạn 1975 - 2000 cùng những hoạt động của hệ thống giáo dục này dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn trong 25 năm (1975 - 2000), trong một thời kỳ hết sức quan trọng của đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, thống nhất đất nước, vươn lên thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và bước đầu phát triển đất nước.
     
Đang tải...