Thạc Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục và cải tạo XHCN, KT-XH miền Bắc có sự biến đổi sâu sắc, nhưng nhìn chung vẫn là nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu. Bước vào thời kỳ phát triển mới, với yêu cầu đẩy mạnh CNH XHCN, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, trở thành hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, Đảng xác định phát triển kinh tế nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
    Lịch sử phát triển sản xuất của xã hội đã khẳng định nông nghiệp, trong đó đặc biệt là đối với sản xuất lương thực, thực phẩm, từ lâu đã được coi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của xã hội. C.Mác chỉ ra: “con người trước hết cần phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, v.v ” [116, tr. 611]. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - lênin vào thực tiễn phát triển sản xuất nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực. Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng” [119, tr. 544].
    Từ năm 1961 đến năm 1975, nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc đã góp phần trọng yếu trong xây dựng, củng cố hậu phương, bảo đảm đời sống của nhân dân, quân đội, tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng. Phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ này, không những miền Bắc tiếp tục hoàn thành cải tạo, củng cố quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, phá thế độc canh cây lúa, làm cơ sở phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Những thành tựu về phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm này, tác động trực tiếp đến công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc XHCN, ảnh hưởng to lớn đến sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
    Phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc trong thời kỳ này, vừa là yêu cầu cấp bách đối với phát triển nền kinh tế quốc dân, vừa là nhiệm vụ mới với nhiều khó khăn và tiến hành trong điều kiện Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng trên hai miền của đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu chung của cách mạng cả nước là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên CNXH. Cho đến nay, vẫn còn nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về vai trò của nền nông nghiệp hợp tác hóa và nông thôn mới trong những năm (1961 - 1975). Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện, nhằm làm rõ tư duy chính trị của Đảng trong hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, phương châm, phương pháp tiến hành trong phát triển kinh tế nông nghiệp; đánh giá đúng thành tựu, hạn chế, khiếm khuyết, nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc. Trên cơ sở đó, tổng kết một số kinh nghiệm chủ yếu, làm rõ giá trị lịch sử, hiện thực của các kinh nghiệm đó, góp phần tạo ra sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vai trò của kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền Bắc trong những năm (1961 - 1975). Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay.
    Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975”, làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích
    Luận án làm sáng tỏ đường lối, chính sách của Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975; qua đó làm rõ vị trí, vai trò của kinh tế nông nghiệp trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc (1961-1975) và đúc kết những kinh nghiệm, làm cơ sở vận dụng vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng ở nước ta hiện nay.
    * Nhiệm vụ
    - Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn Đảng đề ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975.
    - Trình bày hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975.
    - Đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, từ đó phân tích, luận giải làm rõ ý nghĩa lịch sử, hiện thực và tổng kết những kinh nghiệm chủ yếu có giá trị tham khảo cho công cuộc đổi mới hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng
    Nghiên cứu chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961 đến năm 1975.
    * Phạm vi
    - Nội dung: nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng về củng cố và phát triển HTX nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở VC-KT trong nông nghiệp ở miền Bắc.
    - Thời gian: từ năm 1961 đến tháng 4 năm 1975.
    - Không gian: miền Bắc Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở ra).
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có đề cập mối quan hệ của thời kỳ này với các thời kỳ khác của Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong cách mạng XHCN ở nước ta nói chung và miền Bắc nói riêng.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận
    Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
    * Cơ sở thực tiễn
    Dựa trên cơ sở hoạt động lãnh đạo của Đảng và phong trào của quần chúng nông dân xã viên trong thực tiễn lịch sử từ năm 1961 đến năm 1975, có tham khảo kinh nghiệm của các nước XHCN, chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về xây dựng CNXH, phát triển kinh tế, nhất là đối với kinh tế nông nghiệp ở miền Bắc đã được công bố trong những năm 1961-1975.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc và sự kết hợp của hai phương pháp đó. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phương pháp phân kỳ, .v.v. để thực hiện luận án này.
    5. Những đóng góp mới
    - Luận giải, trình bày có hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo tập trung, có hiệu quả của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc từ năm 1961đến năm 1975. Qua đó, làm rõ bản lĩnh chính trị, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong thời điểm lịch sử đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam.
    - Tổng kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp miền Bắc trong những năm 1961-1975, làm rõ ý nghĩa lịch sử, hiện thực của những kinh nghiệm đó vận dụng vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, trước hết là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
    - Luận án góp phần tổng kết một thời kỳ lịch sử đặc biệt quan trọng trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Qua đó, góp phần làm rõ nội dung kinh tế nông nghiệp của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
    - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 10 tiết, kết luận, những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Ph. Ăngghen (1846), “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”, C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội 1995.
    2. Ph. Ăngghen (1873), “Biện chứng của tự nhiên”, C. Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, Hà Nội, 1997.
    3. Đỗ Bá (1995), “Về xây dựng hợp tác xã ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (4), tr.52-54.
    4. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội.
    5. Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam (2008), Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1955-1976), tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
    6. Ban Biên tập lịch sử nông nghiệp Việt Nam (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (1930-2005), Nxb CTQG, Hà Nội.
    8. Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Nghệ An (1999), Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, tập 2 (1954-1975), Nxb Nghệ An.
    9. Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1996), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập 2 (1955-1975), Nxb Hải Phòng.
    10. Vũ Đình Bách, Ngô Đình Giao (1993), Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta, Nxb. CTQG, Hà Nội.
    11. Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    12. Nguyễn Văn Bích (1994), Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, thành tựu - vấn đề - triển vọng, Nxb CTQG, Hà Nội.
    13. Nguyễn Đình Bích (2003), “Phát triển công nghiệp nông thôn mấu chốt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nông nghiệp nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (17), 6-2003.
    14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
    15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Một số chuyên đề lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
    16. Bộ Quốc phòng (1996), Chiến tranh nhân dân địa phương trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    17. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1977), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1945-1975, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
    18. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nông nghiệp nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và một số định hướng đến năm 2010, Nxb CTQG, Hà Nội.
    19. Nguyễn Sinh Cúc (1996), Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    20. Nguyễn Sinh Cúc (1989), “30 năm hợp tác hóa nông nghiệp nước ta (qua số liệu thống kê)”, Tạp chí Thông tin lý luận, (143), 11-1989, tr. 56-71.
    21. Nguyễn Sinh Cúc - Nguyễn Văn Tiêm (1996), Nửa thế kỷ phát triển nông thôn Việt Nam 1945-1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    22. Phạm Như Cương (1991), Một số vấn đề kinh tế của hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    23. Cục Thống kê Trung ương (1959), Ba năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa (1955-1957), Hà Nội.
    24. Phan Diễn (2002), “Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, (28), 10-2002, tr. 3-5.
    25. Nguyễn Tấn Dũng (2002), “Để nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, nông dân giàu hơn”, Tạp chí Cộng sản, (28), 10-2002, tr. 6-11.
    26. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Lịch sử kinh tế quốc dân, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
    27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1958), “Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tr.525-574.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...