Luận Văn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc từ 1954 đến 1960

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Sau Hội nghị Giơnevơ (7-1954), nước ta tạm thời chia làm hai
    miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc hoàn
    toàn giải phóng, từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).
    Miền Nam dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, tiếp
    tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mỗi miền tuy có vị
    trí, vai trò, nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu
    chung là độc lập, thống nhất, cả nước tiến lên CNXH. Trong sự
    nghiệp đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc là
    quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, và sự
    nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
    Quá trình xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà,
    miền Bắc đã trải qua nhiều thời kỳ với những hoàn cảnh lịch sử khác
    nhau trong tiến trình đó, những năm (1954-1960) là thời kỳ hết sức
    quan trọng, mở đầu sự nghiệp xây dựng CNXH trên miền Bắc. Những
    thắng lợi của thời kỳ này khẳng định và củng cố thành quả thời kỳ
    trước, định hướng phát triển cho thời kỳ sau, ảnh hưởng đến nhiệm vụ
    đấu tranh thống nhất nước nhà.
    Khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế (1954-1960), một nhiệm
    vụ cách mạng mới mẻ, khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch
    sử nước ta, nhưng Đảng và nhân dân ta đã quyết tâm vượt qua, đạt
    được nhiều thành tựu to lớn. Nếu tổng kết được, chúng ta rút ra nhiều
    kinh nghiệm quý có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trong thời kỳ
    đổi mới nhất là sự kiên định con đường tiến lên CNXH, xây dựng và
    phát triển kinh tế.
    Đánh giá về miền Bắc thời kỳ 1954-1960, nhiều vấn đề cơ bản đã
    thống nhất. Tuy vậy, cũng còn một số quan điểm, cách nhìn nhận
    khác nhau về thời kỳ lịch sử đặc biệt quan trọng này. Bởi vậy, cần
    phải nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện sự lãnh đạo của Đảng,
    phong trào quần chúng nhân dân, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế,
    nguyên nhân, làm rõ giá trị lịch sử, hiện thực, tạo ra sự thống nhất về
    2
    nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trên cơ sở đó, xây dựng
    niềm tin, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc Việt Nam XHCN trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
    Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt
    Nam lãnh đạo khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc từ
    1954 đến 1960” làm luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành
    Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Về xây dựng và phát triển kinh tế miền Bắc nói chung, khôi phục,
    cải tạo và phát triển kinh tế trong những năm 1954-1960 nói riêng đã
    có nhiều công trình khoa học nghiên cứu với mức độ và cách tiếp cận
    khác nhau, góp phần quan trọng vào quá trình tổng kết lịch sử Đảng
    lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng CNXH và đấu tranh
    thống nhất nước nhà. Tiêu biểu là các công trình khoa học sau:
    Nhóm các công trình mang tính tổng kết lịch sử cách mạng Việt
    Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng như: 45 năm kinh tế Việt Nam 1945-
    1990, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990. Giáo trình Lịch sử Đảng
    Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004. Lịch sử Đảng Cộng
    sản Việt Nam tập II 1954-1975, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. Lịch sử
    kinh tế quốc dân, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,
    2004 . Những công trình trên, nghiên cứu về xây dựng CNXH ở
    miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà (1954-1975), có đề cập
    đến một số nội dung khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tề (1954-
    1960). Nhưng mới đề cập đến những vấn đề chung nhất, theo từng
    vấn đề nghiên cứu, chưa bàn sâu về khôi phục, cải tạo và phát triển
    kinh tế miền Bắc (1954-1960).
    Nhóm tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có
    liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: Dưới lá cờ vẻ vang
    của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những
    thắng lợi mới, của đồng chí Lê Duẩn, Nxb ST, Hà Nội, 1976. Miền
    Bắc xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến
    lược của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Nxb ST, Hà Nội, 1976. Quá
    trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của
    đồng chí Đào Duy Tùng, Nxb CTQG, Hà Nội, 1994 Các công trình
    trên đi sâu nghiên cứu, luận giải về con đường đi lên CNXH ở miền
    3
    Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà song chưa nghiên cứu toàn diện
    về khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc (1954-1960).
    Nhóm sách, bài báo chuyên luận, chuyên khảo của các nhà khoa
    học liên quan đến đề tài như: Giai cấp công nhân miền Bắc trong thời
    kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa của Văn Tạo và
    Đinh Thu Cúc, Nxb Khoa hoc xã hội, Hà Nội 1977. Nông nghiệp Việt
    Nam 1954-1975 của Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1995.
    “Con đường từ hộ nông dân lên hợp tác xã” của Trần Đức, Tạp chí
    Cộng sản, số 55, năm 1995. “Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phục
    vụ sự nghiệp công nghiệp hóa (1954-1975)” của Trịnh Nhu, Tạp chí
    Lịch sử Đảng, số 11, năm 1999. “Vài nét về quá trình phát triển tiểu
    thủ công nghiệp Việt Nam (1945-1975” của Đinh Quang Hải, Tạp chí
    nghiên cứu lịch sử, số 6, năm 2001. “Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng
    trên lĩnh vực nông nghiệp ở miền Bắc những năm 1954-1957” của Lý
    Việt Quang, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3, năm 2005 Mỗi cuốn sách,
    bài báo . đề cập những khía cạnh khác nhau về xây dựng kinh tế ở thời
    kỳ này, gợi mở cho cho đề tài cách đánh giá các sự kiện, tiếp cận các
    vấn đề trong nghiên cứu.
    Nhóm các đề tài khoa học, luận án, luận văn như: Miền Bắc xây dựng
    CNXH 1954-1975 thành tựu, khuyết điểm và bài học kinh nghiệm, đề
    tài cấp Học viện, của tập thể cán bộ, giáo viên Khoa Lịch sử Đảng, Học
    viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 1996. Quá trình hình thành và phát triển
    chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận
    án Phó tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn Tiến Dũng, Hà Nội 1992. Quá trình
    nhận thức của Đảng về con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc (1954-
    1975), luận án Tiến sĩ Lịch sử, của Trần Tăng Khởi, Hà Nội, 2001 Các
    đề tài khoa học, luận án đã nghiên cứu, tổng kết công cuộc xây dựng
    CNXH từ 1954 đến 1975, dưới nhiều góc độ khác nhau, làm rõ vai trò
    miền Bắc trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà
    Kết quả của các công trình khoa học trên đã nghiên cứu, tổng kết sự
    lãnh đạo của Đảng về công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất
    nước nhà. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào
    nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng Cộng
    sản Việt Nam về thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế miền Bắc
    từ 1954 đến 1960, dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Vì vậy, đề tài mà nghiên cứu sinh lựa chọn không trùng với các công trình
    khoa học đã được công bố trước đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...