Tiến Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội tron

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một trong những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong thế kỷ XX là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Với thắng lợi này, nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường XHCN. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một đảng cách mạng chân chính mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công và giành chính quyền toàn quốc. Sự kiện lịch sử vĩ đại đó khẳng định xu thế phát triển của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới và tạo sức bật mạnh mẽ cho dân tộc ta đi tiếp những chặng đường cách mạng mới, lập thêm nhiều chiến công vang dội, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, mở đường đưa sự nghiệp đổi mới vì ĐLDT và CNXH thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đó chính là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, với việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền của Đảng. Giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH là nền tảng của mọi chiến lược, sách lược của Đảng. Thời kỳ 1930 - 1945 là thời kỳ đầu tiên kiểm nghiệm đường lối đó. Vì vậy, nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) nhằm tìm hiểu một thời kỳ lãnh đạo hết sức nhạy bén, sáng suốt của Đảng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thời kỳ này là nhằm làm rõ mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa mục tiêu cơ bản lâu dài với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trước mắt, mối quan hệ giữa mục tiêu trực tiếp ĐLDT với phương hướng tiến lên CNXH. Từ những thành công, hạn chế Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền, đúc rút những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở vận dụng trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
    Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta khẳng định phải kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là định hướng đúng đắn trên con đường phát triển tiến lên của cách mạng Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, tổng kết lịch sử, đánh giá thành tựu, đúc rút những kinh nghiệm Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT với CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học, góp phần vào việc tiếp tục bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, giữ vững mục tiêu ĐLDT và CNXH, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để đấu tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái, bảo vệ Đảng, bảo vệ công cuộc đổi mới đi lên CNXH của Đảng và nhân dân ta.
    Nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) không chỉ là đòi hỏi của lịch sử, mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc trong công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)” làm Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu:
    Làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); đúc rút những kinh nghiệm vận dụng vào quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu ĐLDT và CNXH của Đảng.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Phân tích, luận giải ĐLDT gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).
    Làm rõ ý nghĩa và đúc rút những kinh nghiệm Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).
    Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thời kỳ đấu tranh giành chính quyền từ năm 1930 đến năm 1945.
    Không gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền trong phạm vi cả nước.
    4. Phương pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó trong nghiên cứu là chủ yếu. Đồng thời, còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia để nghiên cứu, trình bày luận án.
    Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc và sự kết hợp của hai phương pháp đó là chủ yếu trong nghiên cứu, được thể hiện như sau:
    Phương pháp lịch sử được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 để phân kỳ các giai đoạn lịch sử 1930-1939, 1939-1945; hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng theo tiến trình lịch sử trong từng chương, tiết, để thấy rõ sự hình thành và những bước phát triển quan điểm, chủ trương của Đảng.
    Phương pháp lôgíc được sử dụng trong chương 2 và chương 3, để xâu chuỗi các sự kiện chủ yếu và khái quát lịch sử, nêu bật những nội dung trọng tâm trong từng văn kiện, nghị quyết và liên kết các nội dung đó để thấy được quá trình nhận thức, phát triển đường lối của Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền; sử dụng trong khái quát tiến trình chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng trong từng chương, tiết. Đặc biệt được sử dụng chủ yếu trong chương 4, để khái quát, tổng kết lịch sử về ý nghĩa và những kinh nghiệm Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT với CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).
    * Nguồn tài liệu: Luận án sử dụng các nguồn tài liệu gồm: Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng,
     
Đang tải...