Luận Văn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri th

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vớiphát triển kinh tế tri thức từ năm 2001 đến năm 2007

    MỞ ĐẦU

    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Khi xã hội loài người sắp bước vào thế kỷ XXI thì một xu thế nổi bật đã xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế. Đó là sự ra đời của một ngành mới, lấy thông tin, khoa học – kỹ thuật cao làm chủ đạo, đã đẩy tới một cuộc cách mạng chưa từng có trong lĩnh vực kinh tế. Trong cuộc cách mạng này, tri thức không những là động lực trực tiếp thúc đẩy kinh tế, mà còn mở ra một thời đại mới – thời đại KTTT. KTTT đã và đang trở thành dòng thác lớn không gì ngăn cản nổi trong ngọn triều lớn của thời đại, Xã hội KTTT là một cuộc đọ sức về tri thức mang tính toàn cầu về tổng lượng tri thức, tố chất nhân tài và thực lực khoa học kỹ thuật. “Ở góc độ lý thuyết, tri thức là nguồn tài sản lấy không hết, dùng không cạn, là vật thay thế cuối cùng, đã trở thành nguồn tài nguyên cuối cùng của của cải. Tri thức là nhân tố tăng trưởng kinh tế then chốt trong thế kỷ XXI”
    Sự ra đời của KTTT đã tác động mạnh mẽ làm cho CCKT – xã hội toàn cầu thay đổi sâu sắc. Những giá trị do nền KTTT mang lại đã khẳng định sớm hay muộn tất cả các nước đều tiến lên thời đại KTTT. Trong cuốn sách “Sự chuyển dịch của quyền lực” – Toffler, nhà tương lai học người Mỹ đã khẳng định: “Sự phát triển của kinh tế tri thức là một sức mạnh mới có tính chất bùng nổ, nó thôi thúc những nước có nền kinh tế tiên tiến tiến hành cạnh tranh gay gắt có tính chất toàn cầu, buộc nhiếu nước đang phát triển phải vứt bỏ chiến lược truyền thống của họ”. Do đó, “lựa chọn trước mắt của chúng ta là một sự lựa chọn quyết định vận mệnh, là sự lựa chọn giữa tiến hoá và diệt vong”
    Không nằm ngoài quy luật đó, nếu Việt Nam không chú trọng phát triển KTTT thì tụt hậu xa hơn về kinh tế là tất yếu, khó có khả năng thực hiên CNH, HĐH. Vì thế, ngay trong lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã chỉ rõ: “Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm cho khoa học và công nghệ thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế xã hội. Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch CCKT theo hướng từng bước hình thành kinh tế tri thức, có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao”.
    Sự xuất hiện của KTTT trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra cơ hội và thách thức mới đối với các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trên con đường phát triển của mình. Điều đó đặt ra và đòi hỏi nước ta hiện nay phải tận dụng cơ hội quý giá để phát triển KTTT, đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi mục tiên CNH, HĐH mà Đảng ta đã đề ra, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Để thực hiện nhiệm vụ phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, chúng ta cần nhanh chóng tiến hành CNH, HĐH đất nước. Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam trong điều kiện ngày nay không thể đi theo con đường truyền thống kéo dài hàng trăm năm như các nước đi trước mà phải kết hợp giữa bước tuần tự với bước nhảy vọt, mạnh dạn và táo bạo đi ngay vào trình độ hiện đại. Muốn vậy phải biết phát huy cao độ lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng thuận lợi nhằm từng bước phát triển KTTT để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có khả năng rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Song nếu không có chính sách hữu hiệu để phát triển KTTT gắn với đẩy mạnh CNH, HĐH thì sẽ bị tụt hậu ngày càng xa hơn. Chính vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ về quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng trong lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT là vấn đề hết sức cấp thiết ở nước ta hiện nay nhằm bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững theo đúng định hướng XHCN.
    Xuất phát từ những lý do trên, bản thân quyết định lựa chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức từ năm 2001 đến năm 2007” làm luận văn tốt nghiệp.
    2- Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn vấn đề CNH, HĐH và KTTT đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Trong đó, tiêu biểu như: “Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS. TS Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; “Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hoá” do GS. VS Đặng Hữu chủ biên, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,2001; “Kinh tế tri thức và vấn đề phát huy nguồn lực con người Việt Nam cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của tác giả Nguyễn Thị Xuân, Tạp chí khoa học xã hội số 6, năm 2005; “Phát triển kinh tế tri thức và tác động của quá trình đó đến sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Luận án Tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Công Sơn, Hà Nội, 2006, Học viện Chính trị quân sự
    Tuy nhiên, cho đến nay dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT. Vì vậy, đề tài này sẽ trình bày một cách hệ thống sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT từ năm 2001 đến năm 2007
    3- Nhiệm vụ của đề tài
    * Mục đích nghiên cứu
    Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT; rút ra những kinh nghiệm làm cơ sở chỉ đạo đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT trong những năm tiếp theo.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    Khẳng đinh cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu khách quan của việc đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT.
    Trình bày quá trình nhận thức và chủ trương của Đảng, cũng như những thành tựu, hạn chế và bước đầu rút ra một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT.
    4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng: Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu: CNH, HĐH với phát triển KTTT từ năm 2001 đến năm 2007.
    5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận
    Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính tất yếu và chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT, cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới về CNH, HĐH và phát triển KTTT.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài được thực hiện bằng phương pháp lịch sử , phương pháp lôgíc và sự kết hợp của hai phương pháp. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như đồng đại, lịch đại, thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích.
    6- Ý nghĩa của đề tài
    Đề tài hệ thống hoá quá trình nhận thức và quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH với phát triển KTTT từ năm 2001 đến năm 2007.
     
Đang tải...