Tiến Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013



    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    9
    Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (2001 – 2005) 25
    1.1. Yêu cầu khách quan và chủ trương của Đảng về công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng (2001-2005) 25
    1.2. Đảng chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng (2001 – 2005) 49

    Chương 2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG (2006 – 2010) 66
    2.1. Tình hình mới và chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng (2006 – 2010) 66
    2.2. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng (2006 – 2010) 90

    Chương 3 NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 108
    3.1. Một số nhận xét về quá trình Đảng lãnh đạo công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong những năm 2001 – 2010 108
    3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu 124
    KẾT LUẬN 159
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐỀN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 163
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
    PHỤ LỤC 180



    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Công trình nghiên cứu có tiêu đề: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2010". Theo Từ điển Bách khoa quân sự, GDQP được hiểu là quá trình giáo dục ý thức, tri thức và kỹ năng quân sự cần thiết cho toàn dân nhằm phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; bao gồm các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng ý thức và tri thức quân sự cho học viên ở các học viện, nhà trường từ Trung ương đến địa phương và mọi tầng lớp nhân dân. Theo đó, công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ là một bộ phận có vị trí, vai trò quan trọng trong GDQP toàn dân. Đó là toàn bộ các hoạt động, từ xác định chủ trương, chính sách đến quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ của các lực lượng liên quan. Trong mọi giai đoạn cách mạng, sinh viên các trường ĐH, CĐ luôn đóng vai trò quan trọng và GDQP được coi là giải pháp chiến lược, tích cực, chủ động nhằm phát huy cao nhất khả năng của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Để nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDQP, thực tiễn công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ từ năm 2001 đến năm 2010; đồng thời tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan để làm luận cứ triển khai nghiên cứu đề tài luận án.
    Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Kết cấu đó đảm bảo cho công trình được nghiên cứu với đủ hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn; từ đó, rút ra các kinh nghiệm chủ yếu của Đảng trong quá trình lãnh đạo công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ từ năm 2001 đến năm 2010.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Ngày nay, GDQP luôn là một nhiệm vụ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tham gia phòng thủ, bảo vệ đất nước, xây dựng nền quốc phòng vững mạnh. Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn xác định và thực hiện nhất quán quan điểm phát huy sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. GDQP trở thành một nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) nhấn mạnh quan điểm phải: “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và toàn dân, có nội dung phù hợp với từng đối tượng và đưa vào chương trình chính khoá trong các nhà trường theo cấp học, bậc học” [77, tr.109].
    Là một bộ phận trong GDQP toàn dân, công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, được đào tạo cơ bản, sinh viên sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn bó lâu dài với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phần lớn sinh viên sau này sẽ đảm nhiệm những vị trí công tác nhất định trong hệ thống chính trị và trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Chính sinh viên sẽ là lực lượng góp phần quan trọng vào việc giữ vững con đường phát triển của Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Nhận thức rõ vấn đề này, trong những năm qua, công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngày càng đi vào nền nếp, thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác GDQP cho sinh viên các trường ĐH, CĐ hiện nay vẫn còn có những hạn chế, bất cập.
    Mặt khác, từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với mưu đồ xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã dùng mọi âm mưu, thủ đoạn ("diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ, răn đe quân sự ), với mức độ ngày càng tinh vi, quyết liệt trên mọi lĩnh vực để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó Việt Nam là một trọng điểm. Nhận thức rõ vai trò của học sinh, sinh viên cũng như thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc xác định sinh viên là một trong những đối tượng tập trung chống phá, hòng làm chuyển hoá ý thức hệ, mơ hồ về nhận thức giai cấp, về lâu dài âm mưu lái Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
    Trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, với những nước chưa mạnh về tiềm lực kinh tế, quân sự, thì việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong đó, GDQP được coi là một giải pháp cơ bản để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Do vậy, cùng với việc xây dựng kinh tế là trung tâm, từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, đẩy mạnh công tác GDQP toàn dân nói chung và nhất là cho sinh viên các trường ĐH, CĐ nói riêng, những chủ nhân của đất nước sau này.
    Xuất phát từ những lý do chủ yếu trên tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng từ năm 2001 đến năm 2010” làm luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...