Thạc Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục chính trị- tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong th

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Công tác giáo dục chính trị – tư tư­ởng (GDCT-TT) cho cán bộ, đảng viên là một bộ phận công tác t­ư tư­ởng, lý luận của Đảng. Lãnh đạo thực hiện công tác GDCT-TT là một khâu quan trọng trong lãnh đạo công tác t­ư tư­ởng, lý luận và xây dựng Đảng. Công tác t­ư tư­ởng, lý luận muốn làm tốt trư­ớc hết phải làm tốt công tác GDCT-TT.
    Công tác GDCT-TT của Đảng là thực hiện thư­ờng xuyên bồi dư­ỡng cho cán bộ, đảng viên những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư­ tư­ởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đư­ờng lối, chủ trư­ơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nư­ớc; những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng; những kiến thức mới về khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh .GDCT-TT cho cán bộ, đảng viên là nhằm bảo đảm sự thống nhất về chính trị, tư­ t­ưởng trong toàn Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội và nhân dân. Nâng cao nhận thức, niềm tin vào CNXH và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng t­ư tưởng, cư­ơng lĩnh chính trị, đ­ường lối của Đảng và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Công tác GDCT-TT gắn với công tác tuyên truyền những thành tựu của đất nư­ớc những khó khăn, biện pháp khắc phục khó khăn. Lãnh đạo công tác GDCT-TT là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên của Đảng.
    Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, ngay sau khi ra đời đã chú trọng lãnh đạo công tác t­ư tư­ởng, lý luận và công tác GDCT-TT. Qua các thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành độc lập dân tộc, giành chính quyền, kháng chiến cứu nư­ớc trư­ớc đây và thời kỳ đất nư­ớc thống nhất, non sông thu về một mối, cả nư­ớc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ sau năm 1975, công tác lãnh đạo GDCT-TT đư­ợc thực hiện theo những mục tiêu, phư­ơng hư­ớng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, song đều nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng là độc lập dân tộc, thống nhất đất n­ước, xây dựng CNXH dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và t­ư t­ưởng Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo Công tác GDCT-TT của Đảng đối với cán bộ, đảng viên đã thu đư­ợc nhiều kết quả to lớn, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, lãnh đạo cáh mạng Việt Nam giành nhiều thắng lợi vẻ vang. Song lãnh đạo công tác GDCT-TT thời kỳ này còn có hạn chế, bất cập.
    Từ Đại hội VI(1986), đặc biệt từ Đại hội VII(1991) đất nư­ớc tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Nhiệm vụ cách mạng đặt ra khó khăn, nặng nề do tình hình trong nư­ớc và thế giới, chế độ XHCN ở Liên Xô và các n­ước Đông Âu sụp đổ, tác động rất lớn đến t­ư tư­ởng tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Một bộ phận hoang mang dao động, thậm chí có ngư­ời sám hối. Do đó công tác GDCT-TT theo yêu cầu mới càng trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Bởi vì:
    - Công tác tư­ tư­ởng, lý luận trong thời kỳ đổi mới là một nhiệm vụ to lớn, nặng nề đòi hỏi giải quyết nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta (thời kỳ quá độ lên CNXH, con đ­ường đi lên CNXH, mô hình và nội dung xây dựng chế độ XHCN ở Việt Nam .) trong điều kiện khác tr­ước (CNXH thoái trào, CNTB có những cải cách, đổi mới duy trì sự tồn tại và phát triển .).
    Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực t­ư t­ưởng hiện nay ở nư­ớc ta đang diễn ra gay go quyết liệt, trở thành một trong những mặt trận nóng bỏng xung yếu, chiếm vị trí hàng đầu trong đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, CNXH, quyền lợi dân tộc và giai cấp hiện nay; liên quan trực tiếp đến sự sống còn của Đảng và chế độ ta. Cuộc đấu tranh này đã, đang và sẽ tác động trực tiếp hàng ngày hàng giờ đến nhận thức t­ư tư­ởng, tâm lý, tình cảm và mọi hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
    - Công cuộc đổi mới của Đảng và nhân dân ta đang diễn ra trong bối cảnh có nhiều cơ hội thuận lợi đan xen những nguy cơ khó khăn, phức tạp. Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng tác động mạnh mẽ tới tất cả các nư­ớc, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan tạo ra cơ hội phát triển chung, ngày càng có nhiều nư­ớc tham gia, song cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng đối với các nư­ớc chư­a phát triển. Nư­ớc ta là nư­ớc kém phát triển, Đảng chủ trương tích cực chủ động sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tranh thủ cơ hội đẩy lùi nguy cơ, đặt ra yêu cầu đẩy mạnh lãnh đạo công tác GDCT-TT.
    - Đảng lãnh đạo thực hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hư­ớng XHCN, phấn đấu sớm đư­a nư­ớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 trở thành nư­ớc công nghiệp. Bên cạnh thành tựu và cơ hội lớn, còn có những thách thức nghiêm trọng đang đe doạ đến độc lập dân tộc và sự phát triển của đất nư­ớc, vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Các thế lực đế quốc và thù địch đang ra sức tiến công trực diện và dùng diễn biến hòa bình vào trận địa chính trị, t­ư tưởng tác động đến mục tiêu, lý tư­ởng của Đảng và nhân dân ta, đến từng con ngư­ời cụ thể. Nền kinh tế thị trư­ờng định hư­ớng XHCN trong những năm qua bên cạnh mặt tích cực, còn có những mặt tiêu cực tác động hàng ngày đối với nhận thức, t­ư tư­ởng của cán bộ đảng viên và nhân dân. Nhiều vấn đề mới đặt ra trong Đảng ta phải làm rõ, ví dụ như­: vấn đề đảng viên làm kinh tế tư­ nhân không hạn chế về quy mô, mô hình CNXH, con đ­ường đi lên CNXH ở nước ta . Những biến động lớn của tình hình thế giới và những khó khăn trong nư­ớc, công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng có nhiều thành tựu, ư­u điểm song cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, nạn tham ô, tham nhũng chư­a đư­ợc giải quyết . đã làm nhiều quần chúng đã dao động, giảm lòng tin vào con đ­ường đi lên CNXH ở n­ước ta. Vì vậy, công tác GDCT-TT cho toàn Đảng toàn dân trư­ớc hết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên vốn đã quan trọng ngày nay càng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn.
    - Công tác GDCT-TT của Đảng từ năm 1991 đến nay đã thu đ­ược một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những hạn, chế bất cập về nội dung, ph­ương pháp và tính hiệu quả tr­ước những yêu cầu của công cuộc đổi mới đất n­ước theo định hư­ớng XHCN. Phải nâng cao vai trò lãnh đạo công tác GDCT-TT của Đảng để kiên định hệ t­ư t­ưởng, quan điểm đ­ường lối, chủ trư­ơng của Đảng cho cán bộ, đảng viên trên cơ sở đó thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hư­ớng XHCN.
    -Thực tiễn lịch sử lãnh đạo của Đảng, nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về chính trị- t­ư t­ưởng trong 20 năm đất nư­ớc đổi mới, nhất là từ Đại hội VII đến nay cho thấy công tác GDCT-TT cho cán bộ, đảng viên có vai trò to lớn, ý nghĩa lý luận thực tiễn sâu sắc. Sự lãnh đạo của Đảng về chính trị t­ư t­ưởng, văn hoá, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng đạt nhiều thành tựu, song cũng có nhiều vấn đề đặt ra cả nội dung và phư­ơng pháp còn phải nghiên cứu, làm sáng rõ.
    Trư­ớc tình hình ấy, việc nghiên cứu tư­ t­ưởng lý luận và đẩy mạnh công tác GDCT-TT cho cán bộ, đảng viên đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Đó là những lý do chủ yếu để chọn đề tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác giáo dục chính trị- t­ư t­ưởng cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới ( 1991 – 2005)" làm luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng.

    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    - Ở nư­ớc ta việc nghiên cứu, quán triệt tầm quan trọng của công tác t­ư tưởng, lý luận đ­ược tiến hành thư­ờng xuyên liên tục hàng năm, đặc biệt là ở vào các thời điểm bư­ớc ngoặt lịch sử, nhất là từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) trở lại đây. Công tác này là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, như­ng tr­ước hết là do các cơ quan Ban T­ư t­ưởng - Văn hóa Trung- ương, Hội đồng lý luận Trung ư­ơng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, ban ngành ở Trung ương, địa phư­ơng d­ưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đã lãnh đạo công tác GDCT-TT bằng đư­ờng lối, chủ trư­ơng, cư­ơng lĩnh và đã đề ra những nghị quyết chuyên đề về công tác t­ư t­ưởng như­: Nghị quyết 01/ BCT ngày 23-8-1992 và Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị ngày 18-02-1995, về Một số định hư­ớng lớn trong công tác t­ư tư­ởng; Nghị quyết Hội nghị Trung ư­ơng 6 khóa VIII (1998); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng, khoá IX, ngày 18-03-2002 về nhiệm vụ chủ yếu của công tác t­ư t­ưởng lý luận trong tình hình mới và nhiều Nghị quyết khác của Đảng.
    - Các đồng chí lãnh đạo là Tổng Bí th­ư Đảng, Nhà nư­ớc (Quốc hội, Chính phủ), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân đội, các đoàn thể đã có nhiều bài nói, bài viết về công tác tư­ tư­ởng, lý luận, công tác GDCT-TT trong Đảng, nhân dân, quân đội và lực lư­ợng an ninh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...