Thạc Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm 3 chương, 9 tiết
    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các phương tiện thông tin đại chúng nói chung, báo chí nói riêng, có vai trò đặc
    biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí cung cấp thông tin, định hướng, tác động
    dư luận xã hội. Báo chí cách mạng là “người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ
    chức tập thể”, là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng Cộng sản.
    Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới báo chí nước ta đã có sự chuyển biến
    tích cực cả về số lượng và chất lượng Tuy nhiên, báo chí cũng bộc lộ những yếu kém,
    khuyết điểm chậm khắc phục như: một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị,
    chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hoá, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự
    quản lí của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, thông tin không trung thực, thiếu chính
    xác, khuynh hướng tư nhân hoá, thương mại hoá báo chí. Năng lực, phương thức lãnh
    đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí chưa theo kịp bước phát triển nhanh chóng, phức tạp của
    báo chí, đồng thời công tác quản lí báo chí còn buông lỏng, bị động, xử lí sai phạm
    thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh kéo dài, vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản
    báo chí còn thụ động chưa theo kịp sự phát triển của tình hình.
    Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, hội
    nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trên nhiều lĩnh vực trong đó
    có lĩnh vực thông tin, văn hoá, để báo chí thực hiện đầy đủ chức năng của mình, phát
    triển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và
    phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của
    Đảng, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, lí tưởng xã hội chủ nghĩa,
    những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, những tinh hoa văn hoá thế
    giới chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Từ thực tế đó, đòi hỏi phải đổi
    mới mạnh mẽ nội dung, phương thức, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh
    đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí để báo chí thật sự là
    tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân
    dân, bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng
    của hoạt động báo chí, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân
    tộc.
    Trong quá trình quán triệt, vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
    tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng đối với công tác báo chí có
    nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ thêm, nhất là nội dung và
    phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong giai đoạn hiện nay.
    Với các lý do trên tác giả chọn đề tài: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
    báo chí từ năm 1996 đến 2006" làm đề tài nghiên cứu chính là nhằm làm sáng tỏ tính
    khách quan, sự cần thiết và nội dung cơ bản sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Các nước XHCN trước đây, nhất là Liên Xô đã xuất bản một số công trình khoa
    học nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Một số công trình, tài liệu đó
    đã được dịch và đăng trên sách, báo ở nước ta. Tuy nhiên, các quan điểm trong các tài
    liệu đó không còn hoặc ít phù hợp với đổi mới tư duy lý luận và thực tiễn hiện nay.
    Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có
    nhiều nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo công tác báo chí như: Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-
    1997 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý
    công tác báo chí, xuất bản. Thông báo kết luận số 162-TB/TW ngày 1-12-2004 của Bộ
    Chính trị (khoá IX) về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện
    nay. Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị (khoá X) về một
    số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí. Thông báo kết luận số 68-TB/TW
    ngày 30-3-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục thực hiện thông báo số 41-TB/TW,
    ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo
    chí. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm khoá X (8/2007) về công
    tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới Trên phương diện quản lý nhà nước,
    vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí đã được thể chế hoá trong Luật Báo chí, các nghị định,
    Thông tư . của Chính phủ, của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền
    thông) "Quản lý Nhà nước về báo chí qua 8 năm thi hành Luật Báo chí" (Đỗ Quý Doãn
    - Chuyên san Nhà báo và Công luận, số 4 - 1998). Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg
    ngày 09 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển
    thông tin đến năm 2010 .
    Đã có một số bài báo, tạp chí trong nước đề cập ở mức độ khác nhau đến vấn đề
    này như: "Chung quanh vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí" (Hà Xuân Trường - Báo chí,
    những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, H. 1997); "Vai trò lãnh đạo
    của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước" (Nguyễn Trọng Phúc -
    Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1999); "Một số vấn đề về báo chí trong thời kỳ mới", "Tiếp
    tục phát huy sức mạnh của báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước" (Hữu Thọ - Nghĩ

    về nghề báo, Nxb Giáo dục, H. 1997). Ban Tuyên giáo Trung ương, tháng 6/2007 xuất
    bản cuốn sách "Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, tạo điều kiện để báo chí nước ta phát
    triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới" (Nxb Lý luận Chính trị, H.
    2007);“Những quan điểm hàng đầu đối với công tác báo chí, xuất bản”, (Nguyễn Đức
    Bình - Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 5, tháng 9, 10/1997); "Khuynh hướng chính
    trị - tư tưởng trong báo chí" (Tạ Ngọc Tấn - Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 8 -
    1996); "Vai trò của báo chí trong hệ thống công tác tư tưởng" (Nguyễn Đức Bình - Tạp
    chí Báo chí và Tuyên truyền, số 1 - 1995); "Chung quanh vấn đề đạo đức nghề nghiệp
    của người làm báo" (Nguyễn Phú Trọng - Tạp chí Cộng sản, số 7 - 1993); "Báo chí với
    nhiệm vụ tuyên truyền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh
    tế - xã hội do Đại hội VIII đề ra" (Phạm Quang Nghị - Tạp chí Báo chí và Tuyên
    truyền, số 6 - 1996); "Bước phát triển của báo chí trong quá trình đổi mới" (Phạm
    Quang Nghị - Tạp chí Cộng sản, số 11, tháng 6 - 1997); "Báo chí qua mấy năm đổi
    mới" (Phan Quang - Theo dòng thời cuộc, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 1995); "Báo chí
    với sự nghiệp đổi mới đất nước" (Ngọc Đản - Nxb Lao động, H. 1995); "Sự nghiệp báo
    chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh" (T.S Nguyễn Thành - Nxb Khoa học xã hội, 1988); "70
    năm Đảng lãnh đạo báo chí với những vấn đề nóng hổi tính thời sự" (Tạ Ngọc Tấn -
    Tạp chí Cộng sản, số 12, tháng 6 - 2000) . Đó là những tài liệu tham khảo rất quan
    trọng cho luận văn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề rộng lớn và phức tạp này.
    Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên mới chỉ dừng ở mức độ bài báo, tạp chí, đề
    cập các nguyên lý chung, giải quyết một số khía cạnh của các vấn đề lý luận cơ bản,
    một vài vấn đề cụ thể của báo chí. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu có
    hệ thống, đầy đủ và toàn diện về quá trình lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí
    trong từng thời kỳ và nhất là từ năm 1996 đến nay.
    Tác giả cố gắng nghiên cứu một cách có hệ thống, tìm hiểu cơ sở lý luận và tổng
    kết thực tiễn hoạt động công tác báo chí 10 năm gần đây (1996-2006), đề xuất một số
    kinh nghiệm bước đầu lãnh đạo công tác báo chí của Đảng nhằm tăng cường hơn nữa sự
    lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
    đại hoá đất nước và những năm tiếp theo.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung, phương thức quá
    trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo chí từ năm 1996 đến 2006.

    Qua làm rõ kết quả của quá trình lãnh đạo đó để rút ra những kinh nghiệm bước
    đầu trong công tác lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng nhằm phát huy vai trò của báo
    chí trong giai đoạn cách mạng mới.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
    - Làm rõ căn cứ khoa học, nội dung, phương thức Đảng lãnh đạo công tác báo chí.
    - Khái quát tình hình lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí 10 năm đầu đổi
    mới và những yêu cầu đặt ra cho sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí từ năm
    1996 đến 2006.
    - Nghiên cứu, phân tích quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác báo chí. Trên cơ
    sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và đề xuất một số kinh nghiệm
    bước đầu của Đảng trong lãnh đạo công tác báo chí nhằm phát huy cao độ vai trò của
    báo chí trong thời kỳ mới, thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và
    là diễn đàn tin cậy của nhân dân
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
    + Các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, các bài viết, bài nói của lãnh
    đạo Đảng và Nhà nước về báo chí.
    + Các công trình nghiên cứu, tổng kết về hoạt động báo chí
    + Thực tiễn hoạt động báo chí
    - Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
    + Báo chí bao gồm nhiều loại hình: Báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử .; có
    các báo, tạp chí chính trị - xã hội và các báo, tạp chí chuyên ngành; báo của Trung
    ương, báo của ngành, địa phương. Luận văn không nghiên cứu về hoạt động của báo chí
    đó
    + Công tác báo chí cũng có nhiều nội dung như: công tác toà soạn, ban biên tập,
    công tác phóng viên, công tác phát hành . Luận văn không đi vào công tác báo chí mà
    chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
    báo chí.
    + Thời gian khảo sát từ sau Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) đến nay. Đây là
    thời thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, đồng thời
    cũng là thời kỳ báo chí nước ta phát triển sôi động về số lượng, nội dung, hình thức .
    Do đó, rất cần có sự lãnh đạo của Đảng nhằm làm cho báo chí hoạt động đúng hướng,
    thực hiện tốt chức năng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là diễn đàn tin cậy của nhân
    dân.

    5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu luận văn
    Nguồn tài liệu là các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước, các bài viết,
    bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước về báo chí; kỷ yếu hội
    thảo khoa học về báo chí . cũng được sử dụng như các tư liệu khoa học của luận văn.
    Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương
    pháp lô gíc. Phương pháp lịch sử được sử dụng để làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo báo
    chí từ năm 1996 đến 2006, phương pháp lôgíc để khái quát kết quả, rút ra kinh nghiệm
    chủ yếu . Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, khái quát và tổng
    hợp trong từng chương, mục và toàn bộ luận văn.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Luận văn hệ thống hoá quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo
    chí 1996 - 2006 làm rõ thêm một lĩnh vực lãnh đạo của Đảng. Luận văn vừa là một
    chuyên đề Lịch sử Đảng, vừa làm rõ quá trình và nội dung Đảng lãnh đạo báo chí trong
    một thời kỳ; là một chương về lịch sử báo chí Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
    đất nước.
    Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm xã hội của báo chí
    và nhà báo, đặc biệt nêu rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết phải tăng cường sự lãnh đạo
    của Đảng, sự quản lý Nhà nước đối với công tác báo chí trong giai đoạn cách mạng hiện
    nay.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn (khảo sát các văn kiện của Đảng, Nhà nước; các
    tác phẩm của các lãnh tụ Đảng, Nhà nước . về báo chí trong thời kỳ 1996 - 2006) có thể
    làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử Đảng, lịch sử công tác tư
    tưởng, lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam.
    Luận văn có thể cung cấp nguồn tư liệu tham khảo tin cậy cho sinh viên, giáo viên,
    các nhà báo và người nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác báo
    chí thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
    Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ Đảng và các cơ
    quan chủ quản báo chí trong quá trình lãnh đạo, quản lý công tác báo chí hiện nay.
    Luận văn này được thực hiện trong khi toàn Đảng triển khai các Nghị quyết Ban
    Chấp hành Trung ương lần thứ năm khoá X (8/2007), trong đó có Nghị quyết về công
    tác tư tưởng, lý luận và báo chí. Vì vậy, luận văn còn góp phần vào công tác nghiên

    cứu, tuyên truyền, giáo dục các nội dung cơ bản của nghị quyết, đưa nghị quyết vào
    cuộc sống.

    Chương 1
    Báo chí cách mạng Việt Nam và sự lãnh đạo của đảng đối với công tác báo chí

    1.1. Một số khái niệm chung
    1.1.1. Khái niệm về báo chí
    * Báo chí: “Báo và tạp chí; xuất bản phẩm định kỳ (nói khái quát)” [92, tr.54], là tên gọi
    chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
    “Báo chí nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại
    chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng,
    cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [84, tr.7].
    Báo chí được các nhà chuyên môn định nghĩa: là toàn bộ những ấn phẩm có tính
    chất định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi
    trong xã hội.
    - Báo in: là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in (báo,
    tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn)
    - Báo nói: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh (chương
    trình phát thanh).
    - Báo hình: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình (chương
    trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện
    khác nhau).
    - Báo điện tử: là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin máy tính
    (Internet).
    - Số phụ: là ấn phẩm phụ định kỳ ngoài số báo chính gồm các loại: tuần, cuối
    tuần, tháng, cuối tháng.
    - Phụ trương: là trang tăng thêm ngoài số trang quy định của báo và được phát
    hành cùng số báo chính.
    - Đặc san: là ấn phẩm có tính chất báo chí xuất bản không định kỳ tập trung vào
    một sự kiện, một chủ đề.
    * Thông tin: là nội dung được thể hiện trên báo chí băng chữ viết, tiếng nói, âm
    thanh, hình ảnh hoặc đồ hoạ.
    * Cơ quan chủ quản báo chí: là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động
    báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
    Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây.
    1- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ và
    phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng, ngôn
    ngữ thể hiện được quy định trong giấy phép.
    2- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế
    hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí.
    3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trực
    thuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí.
    4- Kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí.
    5- Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoạt động.
    6- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
    của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc[84, tr.14].
    * Cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về báo chí bao gồm:
    - Cơ quan chỉ đạo về báo chí ở Trung ương là Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung
    ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương); cơ quan chỉ đạo về báo chí ở địa phương là
    Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
    - Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương là Bộ Văn hoá - Thông tin
    (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông); cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương
    là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
    1.1.2. Khái niệm về lãnh đạo công tác báo chí
    * Lãnh đạo: là đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện [92,
    tr.540].
    *Lãnh đạo cơ quan báo chí: tổng biên tập, phó tổng biên tập, tổng giám đốc,
    phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc cơ quan báo chí.
    * Định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung thông tin trên báo chí:
    hoạt động của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí nhằm định hướng, chỉ đạo các cơ quan
    báo chí thông tin đúng đắn, chính xác, kịp thời các vấn đề chính trị, tư tưởng theo quy
    định của pháp luật và quy định của Đảng, phù hợp lợi ích của đất nước, của Đảng.
    * Quan điểm chỉ đạo của Đảng
    - Quan điểm: là điểm xuất phát quy định phương hướng suy nghĩ, cách xem xét và
    hiểu các hiện tượng, các vấn đề; là cách nhìn, cách suy nghĩ; ý kiến.
    - Chỉ đạo: Hướng dẫn cụ thể, theo một đường lối, chủ trương nhất định.
    Như vậy, các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí là cách nhìn, cách nghĩ có
    tính chất xuất phát điểm của Đảng về lĩnh vực báo chí, nhằm để hướng dẫn cụ thể công
    tác báo chí theo đường lối, chủ trương của Đảng trong từng thời kỳ.
    - Nội dung chỉ đạo: bao gồm chỉ đạo nhận thức, tư tưởng và chỉ đạo hoạt động
    thực tiễn.
    Về nhận thức, Đảng chỉ đạo các cấp uỷ, cán bộ, phóng viên và nhân dân nhận
    thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của báo chí. Về tư tưởng,
    Đảng chỉ đạo thống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân, quán triệt sâu sắc trong tất
    cả các hoạt động của báo chí cách mạng và nguyên tắc Đảng trực tiếp lãnh đạo báo chí.
    Về hoạt động thực tiễn, Đảng giao nhiệm vụ cho các cấp uỷ, các cơ quan chủ
    báo chí, cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí thực hiện và kiểm tra việc thực hiện sự chỉ
    đạo của Đảng đối với báo chí ở những định hướng cụ thể trong từng giai đoạn cách
    mạng cụ thể.
    * Phương thức lãnh đạo của Đảng
    Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của Đảng và căn cứ vào bối cảnh trong
    nước và quốc tế, Đảng ta luôn có những phương thức lãnh đạo báo chí phù hợp với đặc
    điểm, nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ đó.
    Phương thức là phương pháp và hình thức tiến hành; còn phương pháp là cách
    thức tiến hành công việc, hoạt động của con người và tổ chức do con người lập ra nhằm
    đạt hiệu quả cao. Khi điều kiện vật chất, bao gồm cả vật chất dưới dạng xã hội, hạ tầng
    cơ sở có sự thay đổi, thì phương thức tiến hành cũng có sự thay đổi. Với ý nghĩa đó
    phương thức lãnh đạo của Đảng là phương pháp và hình thức tiến hành lãnh đạo của
    Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng phụ thuộc trước hết vào vị trí của Đảng trong xã
    hội. Đồng thời luôn phát triển theo sự phát triển của hệ thống chính trị, sự trưởng thành
    của đội ngũ cán bộ trong mỗi giai đoạn cách mạng cụ thể. Cùng với công tác tổ chức và
    cán bộ, phương thức lãnh đạo của Đảng hợp thành nội dung chủ yếu của công tác xây
    dựng Đảng.
    * Đảng lãnh đạo công tác báo chí
    Đảng lãnh đạo công tác báo chí là trực tiếp và toàn diện. Nhưng khái quát lại
    gồm ba nội dung cơ bản là các hoạt động vạch ra chiến lược phát triển và định hướng
    thông tin, tuyên truyền; công tác tổ chức cán bộ; hoạt động kiểm tra, uốn nắn kịp thời
    những sai lầm, lệch lạc.
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Ban Bí thư (2007), Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Ban Bí thư về
    việc ban hành quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ
    lãnh đạo cơ quan báo chí.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2001), Công văn số 3412-CV/TTVH ngày
    20-3-2001 về tiêu chuẩn đề bạt vào các chức danh tổng biên tập, phó tổng
    biên tập cơ quan báo chí; giám đốc, phó giám đốc cơ quan phát thanh truyền
    hình.
    Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện
    để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nxb
    Lý luận chính trị, Hà Nội.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vụ Báo chí và xuất bản (1992), Nâng cao
    chất lượng, hiệu quả công tác báo chí - xuất bản, Nxb Tư tưởng - Văn hóa,
    Hà Nội.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Vụ Báo chí và xuất bản (1994), Báo cáo một
    số nét về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1997), Báo cáo tình hình và kết quả thực
    hiện Chỉ thị 08/CT-TW (tháng 3 năm 1992) trong thời gian qua và những
    nhiệm vụ cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin (1997), Tiếp tục đổi
    mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí - xuất bản, Tập 1 (Kỷ yếu
    Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc), Hà Nội.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin (1997), Tiếp tục đổi
    mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí - xuất bản, Tập 2 (Kỷ yếu
    Hội nghị báo chí xuất bản toàn quốc), Hà Nội.
    Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1997), Hướng dẫn việc quán triệt và thực

    hiện Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đổi mới và tăng cường
    công tác báo chí - xuất bản”, số 932-HD/TTVH
    10. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (29-31/10/2001), Tình hình báo chí xuất bản
    sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 22/CT-TW và một số phương hướng giải pháp
    thực hiện chủ yếu. (Báo cáo của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương), Hà
    Nội.
    11. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (20-9-2006), Báo cáo đổi mới, nâng cao năng
    lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác
    báo chí trong tình hình mới.
    12. Nguyễn Đức Bình (1997), “Những quan điểm hàng đầu đối với công tác báo chí
    xuất bản”, Tạp chí Báo chí - Tuyên truyền, (5), tr.6- 8.
    13. Nguyễn Đức Bình (1997), “Nâng cao hơn nữa tính đảng của hoạt động báo chí
    xuất bản”, Tạp chí Tư tưởng- văn hóa, (9), tr.3 - 5.
    14. Nguyễn Đức Bình (1997), “Nắm vững các quan điểm cơ bản về công tác báo chí
    xuất bản”, Tạp chí Cộng sản, (18), tr.11 - 15.
    15. Nguyễn Đức Bình (1998), “Các tạp chí đóng góp tích cực hơn nữa vào việc thực
    hiện nhiệm vụ của Học viện và công tác tư tưởng - lý luận của Đảng”, Tạp
    chí Nghiên cứu - lý luận, (6), tr.3-5.
    16. TS. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    17. TS. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    18. TS. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội, Nxb
    Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    19. Bộ Chính trị (2004), Thông báo kết luận số 162 - TB/TW ngày
    1-12-2004 về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình
    hiện nay.
    20. Bộ Chính trị (2006), Thông báo kết luận số 41-TB/TW ngày 11-10-2006 về một số
    biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí.
    21. Bộ Chính trị (2007), Kết luận số 68/CT-TW ngày 30-3-2007 về tiếp tục thực hiện
    thông báo số 41-TB/TW, ngày 11-10-2006 của Bộ Chính trị về một số biện
    pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí.
    22. Bộ Văn hóa - Thông tin (29-4-1994), Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp
    chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan báo chí, số 34/TC-CV.
    23. Bộ Văn hóa - Thông tin (1-2000), Đề cương chiến lược phát triển thông tin báo
    chí Việt Nam đến năm 2010 (dự thảo).
    24. Bộ Văn hóa - Thông tin (29-31/10-2001), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về
    báo chí - xuất bản qua 4 năm thực hiện Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị.
    25. Bộ Văn hóa - Thông tin (29-31/10-2001), Phụ lục báo cáo công tác quản lý nhà n-
    ước về báo chí - xuất bản.

    26. Lê Đăng Doanh (1997), Cơ sở khoa học của công tác đổi mới kinh tế ở Việt Nam,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao động, Hà Nội.
    28. Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1-1984), Chỉ thị số 32/CT-TW về tăng cường công
    tác quản lý báo chí.
    29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    30. Đảng Cộng sản Việt Nam (25 -7-1990), Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự
    lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí - xuất bản, số 63/CT-TW.
    31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
    độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    32. Đảng Cộng sản Việt Nam (31-3-1992), Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự
    lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí,
    xuất bản, số 08/CT-TW.
    33. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn
    hóa, văn nghệ (từ Đại hội VI đến Đại hội VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.
    34. Đảng Cộng sản Việt Nam (18-2-1995), Nghị quyết số 09/NQ-TW về một số định
    hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay.
    35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    37. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương (17-10-1997), Chỉ thị số
    22/CT-TW về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác
    báo chí, xuất bản.
    38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    39. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    40. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    41. Đảng Cộng sản Việt Nam (22-12-2000), Nghị quyết số 60/CT-TW của Bộ Chính trị
    Trung ương Đảng về công tác của Tạp chí Cộng sản trong tình hình mới.
    42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
    Trung ương khoá IX (lưu hành nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
    Trung ương (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu
    mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    46. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
    Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    47. Hà Minh Đức (2002), Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb Giáo
    dục, Hà Nội.
    48. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
    (1995) Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí, Hà Nội.
    49. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
    (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo, quản lý, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    50. Hội Nhà báo Việt Nam (3-1995), Văn kiện Đại hội lần thứ VI Hội Nhà báo Việt
    Nam, Hà Nội.
    51. Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà
    báo, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
    52. Hội Nhà báo Việt Nam (9-2000), Văn kiện Đại hội lần thứ VII Hội Nhà báo Việt
    Nam, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...