Tiến Sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Báo chí cách mạng Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
    tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
    Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và
    nhân dân, thúc đẩy phong trào hành động cách mạng, đưa sự nghiệp cách
    mạng của Đảng và dân tộc đến thắng lợi. Hiện nay, Đảng và nhân dân ta đang
    thực hiện sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
    đất nước, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủ
    nghĩa (XHCN). Đây là sự nghiệp cách mạng vĩ đại, nhưng đầy khó khăn, thử
    thách. Trong sự nghiệp đó, Đảng cần phát huy vai trò của báo chí để báo chí
    tham gia, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tính tự giác cách
    mạng của các tầng lớp nhân dân, tranh thủ thời cơ, khắc phục các nguy cơ,
    thật sự xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân.
    Báo chí nước ta hiện nay đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
    Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Báo chí phải không ngừng
    nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính tư tưởng, tính chân
    thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí, góp
    phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình
    hình mới. Để đáp ứng yêu cầu đó, Nghị quyết Hội nghị Trung ương năm khóa
    X “về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” yêu cầu phải
    đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
    lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.
    Báo điện tử là loại hình báo chí mới, truyền tải thông tin trên các trang
    thông tin điện tử. Báo điện tử ra đời từ sự kết hợp của ứng dụng công nghệ
    thông tin và truyền thông. Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại
    hình báo chí truyền thống, với dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin
    nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia.
    Đặc điểm nội bật nhất của báo điện tử là thông tin luôn được cập nhật và độc giả
    2
    có thể đọc mọi lúc, mọi nơi, rất tiện lợi. Một đặc điểm quan trọng nữa của báo
    điện tử là tính tương tác rất cao với người viết, có thể tạo ra giao lưu với người đọc
    bằng nhiều hình thức khác nhau. Với những ưu điểm đó, báo điện tử ngày càng
    trở nên gần gũi với cộng đồng, có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội.
    Kể từ khi xuất hiện đến nay, hệ thống báo điện tử ở Việt Nam phát triển
    khá nhanh và mạnh. Báo điện tử đã bám sát thực tiễn đời sống xã hội, thực
    hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước,
    thông tin nhanh nhạy, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh
    tế, xã hội trong nước và thế giới.
    Ngày 22-7-2005, Ban Bí thư (BBT) Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ
    thị số 52-CT/TW “về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay”.
    Thực hiện Chỉ thị của BBT, Ban Tư tưởng - Văn hóa (TT-VH) Trung ương
    (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) đã có các văn bản hướng dẫn, Bộ Văn
    hóa - Thông tin đã ban hành các văn bản quản lý đối với báo điện tử. Các cơ
    quan lãnh đạo và quản lý đã hình thành cơ chế lãnh đạo, quản lý đối với các
    báo điện tử, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Cấp ủy, thủ trưởng cơ
    quan chủ quản báo điện tử đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện đối với cơ
    quan báo điện tử của mình. Tuy nhiên, lãnh đạo báo điện tử vẫn là vấn đề
    mới, còn có sự lúng túng nhất định. Một số cấp ủy đảng, thủ trưởng cơ quan
    chủ quản và một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức rõ vị trí, tầm quan
    trọng của báo điện tử, cả mặt tích cực cũng như tác hại của nó, dẫn đến tình
    trạng khắt khe hoặc dễ dãi, buông lỏng lãnh đạo, quản lý. Sự lãnh đạo, quản
    lý báo điện tử của Đảng và Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển nhanh
    chóng, có phần phức tạp của loại hình báo chí này; thiếu các văn bản cần thiết
    để lãnh đạo, quản lý mạng internet nói chung, đối với báo điện tử nói riêng;
    nhiều điều khoản trong Luật Báo chí đã tỏ ra lạc hậu, không theo kịp với sự
    phát triển của báo chí, nhất là với báo điện tử. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ,
    đồng bộ giữa các cơ quan liên quan trong chỉ đạo, quản lý về lĩnh vực này.
    3
    Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Đảng Cộng sản
    Việt Nam lãnh đạo báo điện tử trong giai đoạn hiện nay”, làm rõ thêm
    những vấn đề lý luận và thực tiễn để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
    hệ thống báo điện tử ở nước ta, thúc đẩy phát triển và phát huy mạnh mẽ vai
    trò, tác dụng của loại hình báo chí tiện ích này có tính cấp thiết cả về lý luận và
    thực tiễn.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của
    Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp khả thi
    nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt
    Nam đáp ứng yêu cầu công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ
    - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Làm rõ vai trò, đặc điểm của báo điện tử và những vấn đề lý luận liên
    quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam. - Đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở
    Việt Nam, xác định rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự
    lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo của Đảng đối với báo
    điện tử ở Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài luận án chủ yếu khảo sát sự lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung
    ương (Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ), Bộ Chính trị (BCT), (BBT),
    ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy lãnh đạo báo điện tử có số lượt
    người truy cập lớn) đối với báo điện tử ở Việt Nam từ năm 1998 (từ khi có
    4
    báo điện tử ở Việt Nam) đến nay. Các giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến
    năm 2020.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
    tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác tư
    tưởng, báo chí; về sự lãnh đạo, quản lý báo chí nói chung, báo điện tử nói
    riêng. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
    bố có liên quan đến đề tài.
    4.2. Cơ sở thực tiễn
    Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng hoạt động báo điện tử và sự
    lãnh đạo đối với báo điện tử của cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương. Luận án
    tham khảo các báo cáo, thống kê, tư liệu có liên quan.
    4.3. Phương pháp nghiên cứu
    - Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
    Mác - Lênin. - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng kết
    thực tiễn; khảo sát, thống kê; lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; quy nạp
    và diễn dịch; chuyên gia; so sánh
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Làm rõ đặc điểm của báo điện tử ở Việt Nam và quan niệm, nội dung,
    phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam. - Rút ra 5 bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp có tính khả
    thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo điện tử ở Việt Nam
    trong giai đoạn hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu các cấp ủy, tổ chức
    đảng tham khảo trong lãnh đạo báo điện tử, góp phần nâng cao hiệu quả sự
    5
    lãnh đạo và xây dựng báo điện tử ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu
    nhiệm vụ. - Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
    giảng dạy và xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước ở Học viện Chính trị
    quốc gia Hồ Chí Minh.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
    kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...