Luận Văn đảng cộng sản việt nam chỉ đạo xây dựng tuyến đường trường sơn trong kháng chiến chống mỹ cứu nước

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC



    LỜI CẢM ƠN
    Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm tòi bắt đầu viết cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều lời động viên, chỉ dạy, giúp đỡ từ thầy cô, gia đình và bè bạn. Chính điều này, đã cho tôi thêm nhiều nghị lực để hoàn thành luận văn. Việc hoàn thành tốt luận văn sẽ giúp bản thân tôi có thêm nhiều điều bổ ích về tri thức và những kinh nghiệm quý báu cho công tác giảng dạy về sau .


    Chính vì lẽ đó, trang đầu tiên của luận văn tốt nghiệp là lời cảm ơn chân thành của tôi đến toàn thể thày cô, gia đình và bè bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị út Thanh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, gớp ý cho bài viết của tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô thuộc khoa Khoa Học Chính Trị trường Đại Học cần Thơ đã truyền đạt kiến thức trong những niên học vừa qua, đồng thòi tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài luận văn. Tiếp đến, tôi xin gởi lời cảm ơn đến tập thể lớp sư phạm giáo dục công dân khóa 32. Các bạn là những người bạn đồng hành lý tưởng. Và cuối cùng đó là lời tri ân đến cả gia đình, đây là nơi đã cho tôi thêm nhiều nghị lực.


    Tuy nhiên, hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.


    Chân thành cảm !
    MỤC LỤC
    Trang


    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .5


    4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5


    5. Phương pháp nghiên cứu 5


    6. Đóng góp của luận văn .6


    7. Kết cấu luận văn .6


    PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN (1959 - 1975) 7


    1.1 về tên gọi 7


    1.2 Chủ trương xây dựng con đường chiến lược trên dãy Trường Sơn của Đảng 9


    1.3 Quá trinh xây dựng rà mở rộng Đường Trường Sơn (1959-1975) 11


    Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẢY MẠNH HOẠT ĐỘNG CHI VIỆN TRÊN ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN GIAI ĐOẠN 1965-1975 .22


    2.1 Khái quát hoạt động cửa đường Trường Sơn giai đoạn 1959-1964 22


    2.2 Đẩy mạnh chi viện cho chiến trường miền Nam trên đường Trường


    Sơn giai đoạn 1965-1975 .25


    2.2.1 Quyết tâm bảo vệ đường Trường Sơn của Đảng và dân tộc Việt Nam 25


    2.2.2 Đẩy mạnh chi viện cho tiền tuyến miền Nam trên đường Trường Sơn36


    2.3 Đường Trường sơn trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước sau


    1975 .42


    KÉT LUẬN .44


    PHỤ LỤC .46


    « «


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .54
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài


    Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi (30/4/1975) đã đánh dấu chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thời gian qua đi nhưng ký ức về cuộc chiến chưa bao giờ mờ phai trong tâm trí nhiều thế hệ người Việt. Đó là những năm tháng Việt Nam phải đối đầu với cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, ác liệt của chủ nghĩa đế quốc mà trực tiếp là đế quốc Mỹ. Trong cuộc đọ sức đó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam, dân tộc ta đã đoàn kết thành một khối thống nhất quyết vượt qua gian khổ hy sinh tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


    Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là kết quả tổng họp của nhiều nhân tố, trong đó, việc thành lập và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống đường Trường Sơn là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định. Ngày 19 tháng 5 năm 1959, xuất phát từ nhu cầu chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam, Đoàn 559 phụ trách xây dựng tuyến đường vận tải chiến lược trên dãy Trường Sơn naõ được thành lập. Với sự quyết tâm của Đòan 559, đường Trường Sơn đã đi từ thô sơ rồi cứ ngày càng được mở rộng và trở thành con đường vĩ đại thời chiến tranh chống Mỹ. Từ tuyến đường mòn bí mật gùi bộ đầu tiên, trong mười sáu năm kháng chiến chống Mỹ tuyến giao thông vận tải này đã ngày càng được mở rộng và trở thành một hệ thống đường cho xe cơ giới dài đến 16.790 kilômét, với sáu trục dọc phía Đông, Tây Trường Sơn nối liền hậu phương miền Bắc với chiến trường miền Nam, vùng giải phóng của cách mạng hai nước Lào, Campuchia. Song song đó, sự chi viện của hậu phương Miền Bắc cho tiền tuyến Miền Nam bằng con đường này cũng ngày càng tăng lên. Chỉ 9 tháng đầu năm 1973, Miền Bắc đã đưa vào tiền tuyến 140.000 tấn hàng các loại, gấp 4 lần so với năm 1972, trong đó có 80.000 tấn hàng quân sự, 40.000 tấn gạo .
    Để thực hiện nhiệm vụ chi viện hết sức quan trọng đó, quân và dân Miền Bắc mà trực tiếp là bộ đội, thanh niên xung phong cùng nhân dân sống và hoạt động trên đường Trường Sơn đã phải vượt bao khó khăn gian khổ, chiến đấu với lòng dũng cảm, không ngại hy sinh để bảo vệ con đường huyết mạch này, tiến tới giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cùng những đóng góp của đường Trường Sơn đã chứng tỏ đây là một công trình có giá trị cả về mặt thực tiễn lẫn trong chính trị, tư tưởng, là một bức tranh hoành tráng phản ánh trung thực ý chí, sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ.


    Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi đến việc chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chổng Mỹ cứu nước (1959-1975) ” làm đề tài cho luận vãn tốt nghiệp của mình.


    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


    * Từ trước đến nay, nghiên cứu về giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu như: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, tập VI; Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thẳng lợi và bài học kinh, nghiệm; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập II (1954 - 1975 ); Việt Nam cuộc chiến không quên . Các công trình nghiên cứu này đã cho người đọc một cái nhìn tổng quát về những sự kiện, những biến cố đã xảy ra trong giai đoạn hết sức khỏ khăn của cách mạng Việt Nam, giai đoạn mà đất nước ta phải đối đầu với kẻ thù xâm lược lớn mạnh-đế quốc Mỹ, trong đó có đề cập đến việc thành lập và hoạt động của Đường Trường Sơn.


    * Các công trình nghiên cứu cụ thể về đường Trường Sơn và vai trò của tuyến đường này trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước:


    Chính vì vai trò hết sức quan trọng của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ nên ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này,
    đặc biệt là các tác phẩm dưới dạng hồi ký của chính những người đã từng tham gia chiến đấu trực tiếp ở Trường Sơn.


    - Tác phẩm Những năm tháng sôi động trên đường Trường Sơn của Thiếu tướng Võ Bẩm được Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1995. Đen với quyển sách chúng ta như trở lại những năm tháng đầu triển khai tuyến vận tải quân sự chiến lược ở Trường Sơn và không khí sôi nổi trong việc chuẩn bị chiến trường, đón thời cơ lớn, tiến lên phục vụ các chiến dịch tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


    - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - người trực tiếp chỉ đạo, gắn bó với tuyến đường Trường Sơn đã công bố Tập hồi ức: Đường xuyên Trường Sơn vào năm 2004. Với tập hồi ức này, tác giả đã thể hiện chặng đường hơn mười năm hoạt động trong đạn bom khốc liệt, nhưng rất đỗi hào hùng của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, cũng là quãng thời gian tác giả ở cương vị phụ trách tuyến chi viện này. Tập hồi ức được thể hiện qua sự chắt lọc những mảng lớn ký ức, nhật ký công tác của bản thân và đóng góp của một số đồng đội đã từng chiến đấu, công tác ở Trường Sơn.


    - Nguyễn Việt Phương với tác phẩm Trường Sơn- đường Hồ Chỉ Minh huyền thoại, xuất bản năm 2005. Bằng hệ thống câu hỏi - đáp, tác phẩm đã giúp người đọc dẽ dàng nắm bắt những vấn đề liên quan đến địa danh, con người, các sự kiện đã xảy ra trên tuyến đường Trường Sơn.


    - Tác phẩm Con đường máu lửa do Nguyễn Thị Súy và Lê Ngọc Tú chủ biên, xuất bản năm 2007. Với tác phẩm này, các tác giả đã tái hiện lại những cuộc hành quân, những đợt chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trên đường mòn Hồ Chí Minh, đồng thời lên án những âm mưu thủ đoạn đánh phá mà đế quốc Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam mà trực tiếp là trên tuyến đường Trường Sơn.


    - Năm 2008, tác giả Đặng Phong đã cho ra đời tác phẩm 5 đường mòn Hồ Chí Minh. Tác phẩm này là một công trình rất quý giá vì đây là lần đầu tiên tư
    liệu trong và ngoài nước được tập họp trong một cuốn sách để miêu tả và giải thích tầm quan trọng và quan hệ của 5 đường mòn Hồ Chí Minh: Trên bộ, trong lòng đất, trên biển, vận chuyển quá cảnh và con đường chuyển ngân trong việc chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam cũng như trong việc giữ liên lạc giữa miền Nam với miền Bắc.


    - Năm 2009, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đường 559 - đường Trường Sơn, Nhà xuất Bản Tổng Họp thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời tác phẩm Trường Sơn con đường huyền thoại, chủ biên là nhà nghiên cứu Lan Anh. Tác phẩm gồm hai phàn: phần một là những bài ký do chính những người lãnh đạo là những chiến sĩ đã tham gia trực tiếp vào việc triển khai, mở rộng con đường Trường Sơn huyền thoại và phần hai là những bút ký trở lại Trường Sơn hôm nay để tìm lại những hồi ức, những chứng tích của một cuộc đấu tranh YÌ chính nghĩa.


    Đó là những công trình nghiên cứu hết sức công phu, là những tài liệu tham khảo hết sức quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.


    3. Đổi tượng và phạm vỉ nghiên cứu


    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của hệ thống đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).


    - Phạm vi nghiên cứu của luận vãn:


    + về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu về hệ thống đường Trường Sơn trên mặt đất.


    + về mặt thời gian: Luận vãn tìm hiểu về đường Trường Sơn giai đoạn (1959- 1975).


    4. Mục đích và nhiệm vụ


    - Mục đích: Luận văn tập trung làm sáng tỏ về việc chỉ đạo xây dựng tuyến đường Trường Sơn của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...