Tài liệu Đảng chính trị và điều kiện cầm quyền

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đảng chính trị và điều kiện cầm quyền




    Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, về thực chất, đã tồn tại chế độ một đảng cầm quyền, mặc dù có một thời gian dài ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn có Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cùng hoạt động chính trị. Và có lẽ vì thế, mọi chủ trương xây dựng Đảng đều tập trung vào vấn đề nâng cao năng lực cầm
    quyền, ít và dường như không đề cập đến vấn đề điều kiện để Đảng giữ vững được


    vị thế cầm quyền.




    Về mặt pháp luật, Bộ luật Dân sự Việt Nam đã xác định cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là những pháp nhân dân sự, nhưng không xác định rõ tổ chức nào là tổ chức chính trị. Điều đó làm cho khái niệm “tổ chức chính trị”, tiêu chí phân biệt nó với các tổ chức khác, nhất là với tổ chức chính trị - xã
    hội trở nên không rõ ràng. Trên thực tế, người ta có thể hiểu tổ chức chính trị rộng hơn, không chỉ là Đảng và các tổ chức của Đảng, vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh mà các nhà lập pháp xác định.


    Cũng từ yêu cầu và chủ trương chính trị nên nhiều chương trình, đề tài khoa học chỉ khuôn vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về đảng cầm quyền, trong đó có khái niệm “đảng cầm quyền”; khái niệm “tổ chức chính trị”, “đảng chính trị” ít được chú ý làm rõ. Nhưng, thực tiễn chính trị cả trong quá khứ và hiện tại, ở tất cả các quốc gia đều cho thấy, không một đảng cầm quyền nào lại trước hết không là đảng chính trị. Công đoàn Đoàn kết Ba Lan trước đây đã trở thành lực lượng chính trị cầm quyền, mà thực chất là đảng chính trị, mang bản chất và thuộc tính của
    đảng chính trị, phai lạt, mất đi các thuộc tính vốn là thiên chức của Công đoàn.




    Như vậy, làm rõ những đặc trưng bản chất của đảng chính trị, từ đó đặt cơ sở cho việc xác định khách quan những điều kiện để một đảng chính trị cầm quyền giữ được vị thế cầm quyền, dù trong chế độ đa đảng hay một đảng, là hết sức có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

    Cũng như sự phức tạp của chính trị, của chính trường chính trị, quan niệm về đảng


    chính trị không kém phần phức tạp. Trước đây, trong một đạo luật về đảng chính trị của Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra khái niệm “đảng chính trị” và các khái niệm về hội, hiệp hội - những thành viên của xã hội dân sự, làm nên diện mạo và sức sống của xã hội ấy. Theo đạo luật này thì Đảng chính trị là một tổ chức được hình thành trên cơ sở các thành viên có chung một thế giới quan và chung mục
    đích là đấu tranh (tranh giành) giành quyền lực nhà nước; còn Hội hoặc hiệp hội là sự tập hợp của những cá nhân có chung những lợi ích nhất định, nhằm hình thành
    ý chí tập thể và để bảo vệ những lợi ích chung đó của các thành viên.




    Theo quan niệm trên và từ nghiên cứu thực tiễn chính trị các nước, có thể thấy sự khác nhau giữa đảng chính trị và tổ chức xã hội (hội, hiệp hội) căn cứ chủ yếu vào hai tiêu chí sau:


    Một là, Cơ sở hình thành tổ chức, với đảng chính trị là thế giới quan, gắn với nó là lợi ích chính trị của một giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định; với tổ chức xã hội là lợi ích, chủ yếu là lợi ích nghề nghiệp. Như thế, đảng chính trị mang tính giai cấp, là đảng của giai cấp, trong khi tổ chức xã hội mang tính xã hội, của xã hội.


    Biểu hiện tập trung của thế giới quan của đảng chính trị là ở hệ tư tưởng và chủ thuyết cầm quyền, thể hiện ra ở cương lĩnh chính trị của đảng, ở quan điểm của đảng về các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế, về quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc và các vấn đề quốc tế khác, nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc mà đảng chính trị có tham vọng đại diện. Ở các nước có hệ thống chính trị đa đảng, cương lĩnh chính trị của đảng thể hiện ở cương lĩnh tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện, tổng thống, các hội đồng địa phương. Từ cương lĩnh tranh cử và bằng một bộ máy vận động bầu cử hết sức phức tạp, sôi động mà đảng chính trị tranh đua số phiếu với ứng cử viên của các đảng chính trị khác. Trước đó, một cuộc tranh đua không kém phần quyết liệt đã được diễn ra ngay trong nội bộ đảng chính trị, giữa các đảng viên để được đảng giới thiệu là ứng cử viên. Như

    vậy, tranh cử giữa các đảng chính trị không chỉ là tranh giành quyền lực mà còn là hoạt động tổ chức quan trọng để đánh giá, lựa chọn người đứng đầu đảng, thay mặt đảng để sử dụng các cơ cấu quyền lực xã hội phục vụ lợi ích của đảng. Đó cũng là sự đánh giá của xã hội đối với tính đúng đắn của hệ tư tưởng, cương lĩnh của đảng, là sự tham gia của xã hội vào sự lựa chọn chính xác người đứng đầu đảng.


    Trong khi đó, sự hình thành tổ chức xã hội chỉ là sự tập hợp, liên kết các thành viên trên cơ sở những lợi ích tinh thần, vật chất nhất định, cùng chia sẻ và bảo vệ những lợi ích ấy. Đương nhiên, các đảng chính trị cũng có lợi ích, nhưng đó không phải là lợi ích nghề nghiệp, mà là lợi ích chính trị, lợi ích quyền lực, không gắn
    với ngành nghề mà gắn với vị trí, địa vị của giai cấp, tầng lớp xã hội mà đảng đại diện. Nếu lợi ích của các tổ chức xã hội chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, chủ yếu là quy luật kinh tế, các quy tắc kỹ thuật, thì lợi ích của đảng chính trị lại phụ thuộc và chịu sự tác động bởi tương quan so sánh giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, và ở một mức độ đáng kể, trực tiếp phụ thuộc vào sự đánh giá của xã hội, sự lựa chọn của cử tri.


    Hai là, Phân biệt về mục đích thành lập và tính chất hoạt động của tổ chức. Đối với đảng chính trị, đó chính là mục đích tranh giành quyền lực nhà nước, nhằm chia sẻ hoặc nắm giữ toàn bộ quyền lực nhà nước. Đây cũng là lý do chính trị sâu xa mà ở các nước có hệ thống đa đảng, mô hình phân quyền trong tổ chức quyền
    lực nhà nước được áp dụng phổ biến để tạo ra trạng thái ổn định và cơ hội chia đều cho các đảng trong cuộc tranh giành quyền lực. Trong khi đó, mục đích hình thành tổ chức xã hội là để hình thành ý chí tập thể, trên cơ sở những lợi ích chung của
    các thành viên, nhằm chia sẻ, bảo vệ, phối hợp các hoạt động cho lợi ích chung ấy,


    và chống lại có hiệu quả các tác động có tính xâm phạm từ phía Nhà nước, cá


    nhân và các tổ chức xã hội khác. Vì mục đích thành lập như vậy nên hoạt động của

    các tổ chức xã hội có tính chất xã hội, đôi khi cũng gay gắt, quyết liệt song không có nguy cơ làm thay đổi định hướng phát triển xã hội, đảo lộn thể chế.


    Ba là, Phân biệt về tính chặt chẽ và ổn định về tổ chức. Dù là đảng chính trị, ngay cả đảng chính trị cầm quyền hay tổ chức xã hội thì việc tổ chức, từ thành lập, xây dựng cương lĩnh, điều lệ và toàn bộ hoạt động của nó đều phải theo những nguyên tắc nhất định và đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, đối với đảng chính trị, việc kết nạp đảng viên, thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ, đến việc quản lý, kiểm tra, đánh giá, kỷ luật đảng viên . đều hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt. Trong khi đó, đối với các tổ chức xã hội, những yếu tố trên mềm dẻo, linh hoạt hơn. Đảng chính trị hay tổ chức xã hội - theo pháp luật các nước, trong đó có pháp luật Việt Nam - đều là các pháp nhân dân sự, song ngay cả điều này giữa đảng chính trị và tổ chức xã hội cũng có sự khác nhau. Người đứng đầu tổ chức xã hội chỉ có tư cách thay mặt tổ chức (pháp nhân) để thực hiện các quyền và nghĩa vụ ấy, mà pháp luật quy định cho tổ chức, trong khi với đảng
    chính trị, người đứng đầu không chỉ thay mặt đảng thực hiện quyền và nghĩa vụ, mà còn đại diện, thay mặt cho cả một giai cấp, tầng lớp xã hội, vì lợi ích của giai cấp, tầng lớp xã hội này. Tổ chức xã hội có thể được thành lập, giải thể dễ dàng, bởi nó phụ thuộc vào những lợi ích nghề nghiệp, sở thích . do đó, phụ thuộc vào những rủi ro nghề nghiệp, vào tiến bộ của khoa học công nghệ, vào trạng thái tâm lý xã hội . Trong khi đó, đảng chính trị lại hết sức ổn định về tổ chức, thể hiện tính vững bền và tính đúng đắn của cương lĩnh chính trị của đảng, ở sự kiên định của đội ngũ đảng viên của đảng, ở sự hiện diện với tính cách là một lực lượng của các giai cấp và tầng lớp xã hội mà đảng chính trị đại diện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...