Tiến Sĩ Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62.22.03.15

    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc

    PGS. TS Vũ Quang Vinh

    Cơ sở đào tạo: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh



    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN





    1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội của địa phương và góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến năm 2010, có thể vận dụng phục vụ lãnh đạo đẩy mạnh công tác này trong giai đoạn hiện nay.

    2. Thành công chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 là: Đảng bộ tỉnh Thái bình đã vận dụng chủ trương của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp từng bước phù hợp với đặc thù của địa phương; từng bước nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, vai trò của nguồn nhân lực nông nghiệp trong tình hình mới; xã hội hóa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp trong tỉnh được đẩy mạnh và từng bước đạt những kết quả đáng ghi nhận; từng bước hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp.

    3. Một số kinh nghiệm có tính khái quát thực tiễn, có ý nghĩa về mặt lý luận rút ra từ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010: 1) Nắm vững quan điểm, đường lối của Trung ương Đảng, đồng thời vận dụng sáng tạo, phù hợp với đặc điểm truyền thống của địa phương để hoạch định chủ trương và chỉ đạo về đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp có hiệu quả; 2) Chủ trương đúng đắn gắn liền quyết tâm chỉ đạo thực hiện là điều kiện tiên quyết để đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp có kết quả; 3) Chú trọng khai thác các nguồn lực tại chỗ, phát huy thế mạnh của tỉnh, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm và có những bước đi, giải pháp thích hợp trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp; 4) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp gắn liền mật thiết và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

    BRIEF INFORMATION ON THE CONTRIBUTION OF DOCTORAL THESIS

    Title: Thai Binh Province’s Party Committee lead the human resource training for agriculture from 2001 to 2010

    Field of Study: The History of Vietnam Communist Party Code: 62.22.03.15

    PhD Candidate: Pham Thi Kim Lan

    Supervisors: 1. Assoc.Prof., Dr. Nguyen Trong Phuc

    2. Assoc.Prof., Dr. Vu Quang Vinh

    Training Institution: Ho Chi Minh National Academy of Politics

    SUMMARY OF THE MAJOR CONCLUSIONS

    1. The leadership and direction of the Thai Binh Province’s Party Committee towards the training of human resource for agriculture plays a vital role in economic development, political and social stability in the locality, contributing to realizing the agricultural and rural industrialization and modernization targets. The study and summarization of experience in human resource training for agriculture by the provincial Party Committee between 2001 and 2010 can be used to facilitate the leadership to accelerate this work at present.

    2. Key successes of the Thai Binh Province’s Party Committee in directing the training of human resource for agriculture from the year 2001 to 2010 include: (1) The provincial Party Committee utilized the Central Party Committee’s guidelines on agricultural human resource training, which is suitable with the local conditions; (2) Gradually raising the awareness of social strata in the province of the training of human resource for agriculture, and of the role of agricultural human resource in the new circumstance; (3) The privitisation of agricultural human resoruce training was intensified and gradually achieved remarkable results; growingly completing the State management on agricultural human resource training.

    3. A number of theoretical and practical experiences withdrawn from the direction of the Thai Binh Province’s Party Committee in agricultural human resource training from 2001 to 2010: (1) Thoroughly understanding of standpoints and guidelines of the Central Party Committee in order to creatively and properly employ these standpoints and guidelines in accordance with provincial features and traditions to effectively make planning and instruction for the agricultural human resource training; (2) Right guidelines in assocation with determination to instruct and implement the task to train quality human resource for agriculture; (3) Attaching much importance to available resources, bringing into full play the provincial advantages, and paying due attention to focal areas to have proper steps and solutions in agricultural human resource training; (4) Training and developing agricultural human resource is closely associated with accelerated agricultural and rural industrialization and modernization and the construction of new-style rural areas.
     
Đang tải...