Luận Văn Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn từ 1961 - 1968

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạophong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn từ 1961 - 1968

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Một trong những bài học cơ bản được đúc kết từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975) là kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Nói đến lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang là nói tới những yếu tố phát sinh “lực”, còn đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang là các hình thức vận động, tương tác của các loại “lực”. Dĩ nhiên, kết hợp giữa hai loại “lực” nêu trên không giản đơn chỉ là phép cộng để tìm tổng số, mà đó là nghệ thuật tạo lực dụng lực trong quan hệ biện chứng với lập thếtranh thời. Sức mạnh của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được sử dụng, kết hợp hợp lý ở từng không gian và thời gian cụ thể cho phép tạo nên một chất lượng mới của thực lực cách mạng và hạn chế tối đa sức mạnh vật chất - kỹ thuật của kẻ thù, phát huy ở mức cao nhất sức mạnh của dân tộc được quy định bởi tính chất cuộc chiến tranh giải phóng.
    Trên tổng thể là như vậy, nhưng đi vào tình tiết cụ thể từng phong trào thì đấu tranh chính trị ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lại diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Nơi này có thể bộc lộ vai trò rõ rệt của một tầng lớp xã hội nào đó (phụ nữ, thanh niên - sinh viên, trí thức hay tín đồ tôn giáo); nhưng nơi khác lại thu hút được rộng rãi nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia. Có phong trào ban đầu nảy sinh từ những phản ứng tự phát của quần chúng, nhưng rồi được Đảng dẫn dắt, đưa vào quỹ đạo đấu tranh mang tính hướng đích. Có phong trào lại hình thành từ ý đồ chiến lược và toàn bộ quá trình vận động, phát triển của nó được Đảng lãnh đạo tỷ mỷ, sát sao, . Sự khác biệt của đấu tranh chính trị ở từng địa bàn, từng địa phương, từng nơi, từng lúc . được quy định bởi yếu tố địa - chính trị, địa - văn hóa từng địa phương và đặc biệt là vai trò dẫn dắt của chủ thể lãnh đạo ở từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Những sắc thái phong phú, đa dạng của phong trào đấu tranh chính trị nêu trên rất cần được nghiên cứu với cả quy mô chiều rộng lẫn mức độ chiều sâu, nhằm cắt nghĩa đầy đủ hơn tầm vóc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa bàn nông thôn Quảng Nam là nơi có phong trào đấu tranh chính trị khá tiêu biểu, với sắc thái địa phương rõ rệt, do sự chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Khu biệt hóa đặc điểm về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn Quảng Nam từ 1961-1968 sẽ làm sáng rõ hơn nghệ thuật tạo lực dụng lực của Đảng ở một địa phương có tầm quan trọng đặc biệt trên phương diện địa - chính trị và từ đó đúc rút những bài học hữu dụng về xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, về xử lý mối quan hệ giữa sử dụng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, về sự vận động phong phú của hình thức và phương pháp đấu tranh ở từng nơi, từng lúc.
    Hơn thế nữa, vấn đề tạo lậpsử dụng lực lượng chính trị trước đây vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong công cuộc đổi mới hiện nay. Trên con đường đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, con người là tài nguyên quý giá nhất, là động lực quyết định sự phát triển, nhất là trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt. Đành rằng, nhân tố con người được hiểu không chỉ là cá thể con người đơn lẻ, mà phải là tập hợp những cá thể con người trong một cộng đồng chính trị - xã hội, được tổ chức, dẫn dắt bởi vai trò của Đảng cầm quyền. Phát huy cao nhất sức mạnh nội sinh của con người phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH ở Quảng Nam hiện nay chính là sự vận dụng, phát triển trong một hoàn cảnh mới bài học xây dựng và sử dụng lực lượng chính trị thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    Trên ý nghĩa đó, việc chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phong trào đấu tranh chính trị ở nông thôn từ 1961 - 1968” làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ là cần thiết, xuất phát từ cả nhu cầu của khoa học lẫn đòi hỏi của thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam là một chủ đề lớn, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới khoa học trong và ngoài nước. Đã có một số công trình đề cập đến phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam nói chung và ở nông thôn Quảng Nam nói riêng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thể hiện qua mấy nhóm nghiên cứu sau:
    Thứ nhất, những công trình của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có tính chất tổng kết bài học và kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra quyết liệt, đã có những bài viết, tác phẩm tổng kết bước đầu để kịp thời rút kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn. Tiêu biểu là ba công trình của Lê Duẩn: “Ta nhất định thắng lợi”, Nxb ST, HN, 1965, “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới”, Nxb ST, HN, 1970, “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta”, Nxb ST, HN,1970; của Nguyễn Chí Thanh: “Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân”, Nxb ST, HN, 1970. Đặc biệt, sau khi chiến tranh kết thúc, vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được coi trọng và đẩy mạnh, tiêu biểu là công trình của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học”, Nxb CTQG, HN, 1995. Theo một hướng khác là tổng kết của các tướng lĩnh đã trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc kháng chiến, được biểu hiện dưới dạng hồi ký, như: “Mùa xuân Đại thắng” của Văn Tiến Dũng, Nxb QĐND, HN, 1976; “Kết thúc 30 năm chiến tranh” của Trần Văn Trà, Nxb QĐND, HN, 2005; “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” của Võ Nguyên Giáp, Nxb CTQG, HN, 2002; v.v . Những công trình nêu trên tổng kết đường lối cách mạng miền Nam của Đảng, trong đó có đúc rút bài học quan trọng về vai trò của nhân tố con người, về xây dựng lực lượng chính trị và chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị. Mặt khác, những nghiên cứu trên còn nêu các quan điểm, nguyên tắc, cách tiếp cận khi nghiên cứu cuộc kháng chống chống Mỹ, cứu nước - trở thành một cơ sở quan trọng cho những nghiên cứu cụ thể khác. Tuy vậy, do đề cập những vấn đề chung nhất của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nên những nghiên cứu này chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu phong trào đấu tranh chính trị với nhiều sắc thái riêng biệt của nó và càng chưa thể đề cập đến đấu tranh chính trị ở một địa bàn cụ thể như nông thôn tỉnh Quảng Nam.
    Thứ hai, những công trình tổng kết hoặc nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ hiện đại, như “Lịch sử Việt Nam 1954-1965” và “Lịch sử Việt Nam 1965-1975” của Viện sử học, Nxb KHXH, HN, 1996; “Khu V 30 năm chiến tranh giải phóng tập 1 và 2, Bộ Tư lệnh Quân khu V, 1989; “Quân khu V - Thắng lợi và những bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Bộ Tư lệnh Quân khu V, 1987; “Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm chiến đấu và chiến thắng”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, năm 1988; Những nghiên cứu trên đã cung cấp nhiều tài liệu - sự kiện quan trọng về quá trình xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị ở nông thôn Quảng Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, được gắn chặt với diễn biến phong trào và toàn bộ cuộc kháng chiến. Các công trình này, mặc dù sự kiện được trình bày rất phong phú, nhưng do tiếp cận từ góc độ lịch sử dân tộc hoặc lịch sử quân sự, nên vấn đề xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị mới được đề cập một cách giản lược, thiếu những phân tích, đánh giá sâu sắc từng sự kiện, từng phong trào đấu tranh chính trị.
    Thứ ba, những công trình tổng kết Lịch sử Đảng ở nhiều cấp độ và loại hình khác nhau. Đây là nhóm nghiên cứu tiếp cận phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam dưới góc độ lịch sử Đảng, bao gồm cả chủ thể lãnh đạođối tượng lãnh đạo. Mỗi sự kiện, phong trào đấu tranh chính trị đều gắn với phân tích vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, từ lãnh đạo chính trị, tư tưởng đến tổ chức. Đáng chú là nhóm công trình của Viện Lịch sử Đảng: “Lịch sử biên niên Xứ uỷ Nam bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954- 1975), Nxb CTQG, HN, 2002; “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975), Nxb CTQG, HN, 1995. Cụ thể và sát hơn đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công trình: “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng 1954-1975”,
     
Đang tải...