Thạc Sĩ Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU. 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 7
    Chương 1: CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI (2001-2005) 24
    1.1. Khái niệm và những yếu tố tác động đến đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Lào Cai 24
    1.2. Đảng bộ tỉnh Lào Cai vận dụng chủ trương của Đảng về đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh (2001 - 2005) 36
    1.3. Đảng bộ tỉnh Lào Cai chỉ đạo thực hiện đào tạo nguồn nhân lực (2001 - 2005) 54
    Chương 2: ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC (2006-2010) 81
    2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lào Cai về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa 81
    2.2. Chỉ đạo thực hiện các đề án đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển 98
    Chương 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 129
    3.1. Đánh giá 129
    3.2. Một số kinh nghiệm 145
    KẾT LUẬN. 157
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 161
    PHỤ LỤC. 181
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

    ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á
    BCH : Ban Chấp hành
    CTQG : Chính trị quốc gia
    CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    CNKT : Công nhân kỹ thuật
    CNTT : Công nghệ thông tin
    GDP : Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân
    GDPT : Giáo dục phổ thông
    HĐND : Hội đồng nhân dân
    HTCT : Hệ thống chính trị
    KHCN : Khoa học công nghệ
    LLCT : Lý luận chính trị
    NNL : Nguồn nhân lực
    Nxb : Nhà xuất bản
    QLHC : Quản lý hành chính
    QLNN : Quản lý nhà nước
    THCS : Trung học cơ sở
    THPT : Trung học phổ thông
    UBND : Ủy ban nhân dân
    UNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốc
    XNK : Xuất nhập khẩu

    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN


    Trang

    Bảng 1.1: Phân kỳ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở 2002-2005 62
    Bảng 1.2: Kết quả đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở giai đoạn 2001-2005 66
    Bảng 1.3: Kết quả bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở giai đoạn 2001-2005 66
    Bảng 1.4: Nhu cầu đào tạo cán bộ cho HTCT cấp tỉnh, huyện giai đoạn 2001-2005 68
    Bảng 1.5: Kết quả đào tạo cán bộ, công chức khối dân, khối Đảng tính đến năm 2005 68
    Bảng 1.6: Kết quả đào tạo cán bộ, công chức khối nhà nước tính đến năm 2005 69
    Bảng 1.7: Chỉ tiêu và ngân sách cho đào tạo 2001-2005 76
    Bảng 2.1: Chất lượng đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục phổ thông năm học 2010-2011 100
    Bảng 2.2: Kết quả đào tạo đội ngũ cán bộ theo Đề án 28 (2006-2008) 106
    Bảng 2.3: Cán bộ đã qua đào tạo tính đến cuối năm 2008 107
    Bảng 2.4: Mục tiêu đào tạo của Đề án 29 114
    Bảng 2.5: Học sinh diện cử tuyển đi học các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2010 120
    Bảng 2.6: Thành phần dân tộc trong số học sinh cử tuyển giai đoạn 2006-2010 120

    [​IMG]

















    BẢN ĐỒ TỈNH LÀO CAI

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh và động lực thúc đẩy phát triển của mỗi quốc gia. Lịch sử cho thấy không một nước nào công nghiệp hóa thành công mà không chú trọng phát triển NNL. Trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại đã bước vào nền kinh tế tri thức, khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, NNL càng trở nên quan trọng. Xây dựng NNL đáp ứng được yêu cầu phát triển là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, dân tộc.
    Chúng ta tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện tiềm lực vật chất còn hạn chế, tích luỹ từ nội bộ kinh tế còn thấp, tài nguyên khoáng sản không nhiều Để tiếp cận với trình độ khoa học, kỹ thuật đang tiến nhanh như vũ bão của thế giới, từng bước rút ngắn và đuổi kịp với sự phát triển của các nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển NNL là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để tiến hành thành công nhiệm vụ trên, giáo dục và đào tạo giữ vai trò hết sức quan trọng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những, động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [44, tr.108-109], "Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước" [44, tr.201]. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng đặt mục tiêu: "Nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức" [45, tr.187]. Để nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, một trong những việc quan trọng cần thực hiện đó là vấn đề về đào tạo NNL.
    Về vấn đề này, Nghị quyết 26/NQ-CP (5/2010) của Chính phủ nhận định: "Công tác đào tạo NNL theo nhu cầu xã hội đã góp phần tạo chuyển biến quan trọng trong nhận thức từ nhà trường, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, việc đào tạo NNL cho xã hội cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt chưa tạo được chuyển biến về chất lượng lao động qua đào tạo trên diện rộng" [143].
    Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH:
    Các bộ, ngành, địa phương cần triển khai thực hiện quy hoạch NNL cho phát triển ngành, địa phương mình giai đoạn 2011-2015. Chính phủ yêu cầu phải đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, phát triển NNL thành lợi thế quốc gia trong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011-2015 [143].
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) chỉ ra một trong những đột phá chiến lược là "Phát triển nhanh NNL, nhất là NNL chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển NNL với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ" [50, tr.106]. Đồng thời Đại hội cũng khẳng định:
    Phát triển NNL chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hóa đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đồng thời chú trọng đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt đối với người bị thu hồi đất; nâng cao tỉ lệ người lao động qua đào tạo [50, tr.216-217].
    Là một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, Lào Cai giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc. Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có, những năm qua, Lào Cai đang phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư, phát triển công nghiệp, giao thông, du lịch và kinh tế cửa khẩu Để tạo bước chuyển biến mang tính đột phá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu đưa Lào Cai sớm ra khỏi tỉnh nghèo, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XII (12/2000) chỉ rõ:
    Yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH đòi hỏi phải có NNL tương xứng, nghĩa là cần phải có con người - một đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, vì mục đích lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc của nhân dân, trên tất cả mọi lĩnh vực, như quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, xây dựng Đảng, đoàn thể và đội ngũ công nhân có tay nghề cao phát triển NNL đồng bộ với chất lượng cao [5, tr.57-58].
    Thực hiện chủ trương của Đại hội, các cấp bộ Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai đã tập trung đánh giá, quy hoạch, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị và đào tạo đội ngũ kỹ sư, các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp giỏi của tỉnh để từng bước tiếp cận tham gia quản lý, điều hành HTCT cũng như các cơ sở kinh tế; đào tạo nghề cho lực lượng lao động trẻ nhằm từng bước đáp ứng đủ NNL cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cùng với đó, tỉnh đã tăng cường hợp tác, liên kết để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, từ các dự án quốc tế, các tổ chức phi chính phủ phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo nguồn lao động ở địa phương. Nhờ những nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh, đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học- kỹ thuật Lào Cai cũng như lực lượng lao động của tỉnh đã từng bước đáp ứng được nhu cầu cơ bản trong giai đoạn hiện tại, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, NNL của Lào Cai vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Đặc biệt, thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia đầu ngành trên các lĩnh vực, cơ cấu cán bộ giữa các ngành cũng chưa phù hợp, cán bộ khoa học kỹ thuật ở cơ sở còn ít, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, thiếu công nhân lành nghề.
    Bởi vậy, nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác đào tạo NNL của các cấp bộ Đảng và chính quyền tỉnh Lào Cai trong thập niên đầu thế kỉ XXI, là giai đoạn Lào Cai đã đạt được những kết quả quan trọng về xây dựng và phát triển NNL sau 10 năm tái lập, đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu sớm thoát khỏi tỉnh nghèo theo tinh thần của Đại hội khóa XII và XIII của Đảng bộ tỉnh. Qua đó, khẳng định những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, tìm ra nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, tổng kết kinh nghiệm để làm cơ sở thực hiện công tác này tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo là rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn vấn đề: "Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2010", làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích
    Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai thực hiện đường lối của Đảng về đào tạo NNL trên địa bàn tỉnh; đánh giá những thành quả đạt được, những hạn chế của công tác này trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010, từ đó rút ra những kinh nghiệm chủ yếu cho giai đoạn tiếp theo.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Phân tích hệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực.
    - Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai tác động đến quá trình thực hiện đào tạo NNL trên địa bàn.
    - Trình bày chủ trương và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đào tạo NNL của Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong 10 năm (2001-2010).
    - Nêu rõ những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân.
    - Nhận xét quá trình lãnh đạo thực hiện đào tạo NNL của Đảng bộ tỉnh Lào Cai từ đó rút một số kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng
    - Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai đối với đào tạo NNL trên địa bàn tỉnh.
    - Thực tiễn công tác đào tạo NNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, quá trình chỉ đạo thực hiện đối với đào tạo NNL của tỉnh (tập trung chủ yếu vào: giáo dục phổ thông- yếu tố tạo nguồn cho đào tạo nhân lực; đào tạo cán bộ, công chức cho HTCT; đào tạo nghề cho người lao động).
    - Không gian: Địa bàn tỉnh Lào Cai.
    - Thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010, qua 02 nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XII và khóa XIII.
    4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò con người, về NNL trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quan điểm của Đảng về đào tạo NNL.
    4.2. Nguồn tư liệu
    Tư liệu để hình thành luận án chủ yếu dựa vào hệ thống các văn kiện, nghị quyết của BCH Trung ương Đảng, các văn bản của Nhà nước, các Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo của Tỉnh ủy, các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai; các đề án, các báo cáo tổng kết hàng năm, tổng kết giai đoạn, quá trình đào tạo NNL của tỉnh Lào Cai; các công trình khoa học liên quan đến phát triển, đào tạo NNL; kết quả điều tra thực tế; các bài báo, tạp chí liên quan được đăng tải trên báo Trung ương, địa phương, trên các trang web của các cơ quan, các tổ chức
    4.3. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Ngoài ra, nghiên cứu sinh sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát, điều tra xã hội học . để làm nổi bật thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo đào tạo NNL của Đảng bộ tỉnh Lào Cai những năm từ 2001 đến năm 2010.
    5. Những đóng góp của luận án
    - Bước đầu tổng kết quá trình Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo NNL từ năm 2001 đến năm 2010.
    - Làm rõ những yếu tố tự nhiên, dân cư, xã hội tác động đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đào tạo NNL của Đảng bộ tỉnh Lào Cai.
    - Phân tích, làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng tỉnh Lào Cai trong lãnh đạo, chỉ đạo đào tạo NNL cho tỉnh.
    - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp một phần vào công tác tổng kết quá trình lãnh đạo đào tạo NNL của Đảng bộ tỉnh Lào Cai nói riêng; là cơ sở khoa học để các cấp bộ Đảng ở tỉnh Lào Cai, cũng như Đảng và Nhà nước để có những điều chỉnh, bổ sung chính sách đối với công tác đào tạo, phát triển NNL cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời góp phần làm rõ chủ trương đào tạo, phát triển NNL của Đảng trong thời kỳ CNH, HĐH; Khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả qua thực tiễn tại địa bàn đặc thù như tỉnh Lào Cai. Qua đó, làm rõ hơn về vai trò Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong việc cụ thể hóa đường lối của phát triển NNL của Đảng; góp phần vào việc tổng kết một số kinh nghiệm lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới trên vấn đề phát triển con người và NNL ở cấp độ của một tỉnh.
    Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học và gợi mở một số suy nghĩ có thể vận dụng vào thực tiễn đào tạo NNL ở Lào Cai và các tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.
     
Đang tải...