Luận Văn đảng bộ tỉnh kiên giang phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: ĐẢNG BỘ TỈNH KIÊN GIANG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU


    1.Tính cấp thiết của đề tài 4


    2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5


    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài .5


    5.Kết cẩu của đề tài 6


    NỘIDUNG Chưong 1


    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC


    1.1 Nguồn gốc hình thành và phát triển tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh 7


    1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh .15


    1.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo 26


    Chưong 2


    ĐẢNG BỘ TỈNH KIÊN GIANG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁO DỤC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI


    2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình giáo dục ở tỉnh Kiên Giang 29


    2.1.1 Các nhân tố .29


    2.1.2 Tình hình giáo dục tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới .37
    2.2 Những chủ trương của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về giáo dục trong sự nghiệp đổi


    mới 43


    2.3 Quá trình thực hiện của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang


    2.3.1 Giáo dục góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ


    quản lý giáo dục .43


    2.3.2 Giáo dục góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí .46


    2.3.3 Giáo dục lòng yêu nước của thế hệ trẻ .47


    2.3.4 Giáo dục góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tể 52


    2.3.5 Giáo dục góp phần phát triển khoa học kỹ thuật .55


    2.3.6 Giáo dục với văn hoá thể dục thể thao 61


    2.3.7 Giáo dục đạo đức cách mạng, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo


    đức Hồ Chí Minh .64


    2.4 Những giải pháp và kiến nghị .78


    KẾT LUẬN 83


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
    MỞ ĐẦU
    l.Tính cấp thiết của đề tài


    Xu thế toàn cầu hóa đã tạo ra động lực thúc đẩy nền giáo dục phát triển và biến đổi sâu sắc. Sự hình thành một thị trường toàn cầu về việc làm, vốn, công nghệ và đặc biệt là thông tin đã và đang trở thành hiện thực. Những năm cuối của thể kỷ XX, một số nước tư bản phát triển đã có những bước phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ hiện đại, nhờ đó đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tể tương đối cao trong một thời gian dài. Dự báo thể kỷ XXI, cách mạng khoa học - công nghệ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực: công ghệ thông tin, công nghệ phỏng sinh học, công nghệ gen, công nghệ nano, công nghệ lượng tử, công nghệ vật liệu mới .


    Đe phù hợp với xu hướng quốc tế hóa và lực lượng sản xuất cũng thay đổi theo hướng quốc tế hóa ngày càng tăng. Lúc đó, của cải vật chất làm ra dào dạt, y học hiện đại phát triển cao và tuổi thọ của con người sẽ được nâng cao. Các phương tiện và điều kiện phục vụ con người ngày càng tiện lợi và hiện đại, có thể đáp ứng nhu cầu cho mỗi cá nhân. Khái niệm về không gian và địa điểm của thị trường sẽ dần biến mất và tiến tới toàn thế giới sẽ là một thị trường.


    Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn đó là kinh tế tri thức mới bắt đầu xuất hiện, nhiều nước mới bắt đâu tiếp cận nền kinh tể ấy, do đó, Việt Nam đi vào kinh tế tri thức không phải là muộn và phù hợp với ưu thế của con người Việt Nam là thông minh và khéo léo. Nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội này thì chắc chắn khoảng cách tụt hậu của chúng ta ngày càng cách xa hơn so với các nước phát triển. Nhưng chúng ta cũng đang đứng trước một thách thức lớn, đó là tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao của chúng ta còn thấp, số lao động được qua đào tạo của chúng ta còn ít, thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại, bên cạnh đó một số nước phát triển đã vượt xa chúng ta về nhiều mặt. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục Đại học, cao
    đẳng trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước. Đào tạo nguồn nhân lực là động lực quan trọng nhất hiện nay, công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra những chuyển biến tích cực trong phong cách chỉ đạo chuyên môn, phương pháp giảng dạy và học tập.


    Kiên Giang là nơi có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế-xã hội nhưng nguồn lực lao động có trình độ kỹ thuật lại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh. Nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang coi quá trình giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu và từng bước đổi mới cho phù hợp với tiềm năng phát triển của tỉnh và theo yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để tìm hiểu về giáo dục ở tỉnh Kiên Giang nên tác giả chọn “Đảng bộ tỉnh Kiên Giang phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới ” làm đề tài luận văn của mình.


    2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


    Mục đích: Phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp đổi mới ở tỉnh Kiên Giang.


    Nhiệm vụ: Luận văn đề cập đến lí luận tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Phân tích đặc điểm vị trí địa lí, kinh tế-xã hội và con người tỉnh Kiên Giang. Tìm hiểu về tình hình giao dục và Đảng bộ tỉnh Kiên Giang vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phát huy vai trò giáo dục. Qua đó đưa ra một số giải pháp để phát triển giáo dục của tỉnh Kiên Giang trong những năm tới.


    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Đối tượng: Tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Để từ đó thấy được vai trò to lớn của giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    Phạm vi: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Kiên Giang trong sự nghiệp đổi mới ( 2000-2008).


    4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài


    Cơ sở lý luận: luận văn dựa ữên cơ sở lý luận Hồ Chí Minh về giáo dục; các quan điểm; các chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục -đào tạo.
    Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; thu thập thông tin và phương pháp thống kê.


    5.Kết cấu của đề tài


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

    • 34-.pdf
      Kích thước:
      22.9 MB
      Xem:
      0
    • 34-.pdf
      Kích thước:
      22.9 MB
      Xem:
      0
Đang tải...