Tiến Sĩ Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đổi mới nội dung, phương thứ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU . 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
    Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN
    HIỆP PHỤ NỮ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC
    HOẠT ĐỘNG (1997 - 2005) 18
    1.1. Yêu cầu khách quan đòi hỏi Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải
    Dương đổi mới nội dung, phương thức hoạt động 18
    1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo Hội
    Liên hiệp Phụ nữ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
    (1997-2005) . 37
    Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN
    HIỆP PHỤ NỮ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG,
    PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG (2005 -2012) 66
    2.1. Yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội
    Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương trong tình hình mới . 66
    2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh
    Hải Dương trong lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ đổi mới nội
    dung, phương thức hoạt động (2005 - 2012) 75
    Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 106
    3.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội Liên
    hiệp Phụ nữ đổi mới nội dung, phương thức hoạt động từ năm
    1997 đến năm 2012 . 106
    3.2. Một số kinh nghiệm . 133
    KẾT LUẬN . 147
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
    BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    PHỤ LỤC 168
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định
    mục tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng là một trong những
    nhiệm vụ quan trọng. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận của sự
    nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Ngay từ năm 1930, Đảng đã
    sớm thành lập tổ chức phụ nữ để tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh của các
    tầng lớp phụ nữ, phát động và hướng dẫn phong trào cách mạng của phụ nữ,
    quan tâm chăm lo đến sự tiến bộ của phụ nữ. Trong các giai đoạn cách mạng,
    Đảng thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo để tổ chức Hội trở thành trung tâm đoàn
    kết các tầng lớp phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã
    không ngừng lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam; đại
    diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham
    gia quản lý nhà nước, tham gia xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức,
    hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
    Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hội LHPN Việt
    Nam thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với đông đảo quần chúng phụ nữ,
    góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân
    dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ
    to lớn của phụ nữ quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam .
    Tuy nhiên, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt động của Hội LHPN Việt
    Nam và công tác vận động phụ nữ đã bộc lộ những hạn chế và đối mặt với
    những thách thức mới. Xuất phát từ yêu cầu của thời kỳ mới và thực tiễn hoạt
    động của các cấp Hội những năm qua, để phát huy vai trò của Hội LHPN, đẩy
    mạnh phong trào phụ nữ, để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động
    hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất
    nước và thực hiện bình đẳng giới, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ nói chung, đặc biệt là tăng cường lãnh đạo đổi mới tổ
    chức, nội dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam nói riêng
    càng trở nên quan trọng.
    Hải Dương là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (thành lập năm 1940), tổ chức và phong
    trào phụ nữ tỉnh Hải Dương sớm hình thành và phát triển khá mạnh, có nhiều
    đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của quê hương, đất nước. Tuy
    nhiên, khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, CNH, HĐH và hội nhập quốc
    tế, cùng với phong trào phụ nữ cả nước, tổ chức Hội và phong trào phụ nữ tỉnh
    Hải Dương cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, khiến nhiều nội dung,
    phương thức hoạt động vốn có của Hội không còn phù hợp: các hoạt động Hội
    chủ yếu mới chỉ tập trung huy động, vận động lực lượng phụ nữ thực hiện các
    nghĩa vụ với xã hội, với đất nước; việc tuyên truyền giáo dục tập trung nhiều
    vào nâng cao nhận thức về truyền thống cách mạng, cuộc đấu tranh về hai con
    đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; động viên phụ nữ vượt khó khăn
    thực hiện nghĩa vụ người công dân, người vợ, người mẹ mà chưa chú trọng
    tới chăm lo lợi ích thiết thực cho phụ nữ (nâng cao đời sống vật chất, tạo việc
    làm ), phát huy quyền làm chủ và nâng cao trình độ của phụ nữ; trình độ
    năng lực của đội ngũ cán bộ Hội 3 cấp của tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều hạn



    chế (nhất là ở cấp cơ sở), chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội,
    việc tham mưu, chỉ đạo, điều hành tổ chức hoạt động của Hội còn nhiều lúng
    túng; trong tư tưởng chỉ đạo, có nơi, có lúc còn thỏa mãn về thành tựu giải
    phóng phụ nữ trong lĩnh vực chính trị, chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu, nội
    dung giải phóng phụ nữ về kinh tế - xã hội; một số cấp ủy Đảng vẫn coi công
    tác phụ nữ là việc riêng của Hội LHPN . Để phát huy tốt, có hiệu quả vai trò
    của tổ chức Hội trong vận động, tập hợp các tầng lớp phụ nữ tích cực tham
    gia công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, chăm lo đến lợi ích thiết thân
    của phụ nữ và từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp phụ
    nữ, Hội LHPN tỉnh Hải Dương thực sự cần phải đổi mới ND, PT hoạt động. Đứng trước những yêu cầu chung và riêng nêu trên, từ khi tái lập tỉnh
    (1997), Đảng bộ tỉnh Hải Dương bên cạnh quan tâm lãnh đạo HTCT trong tỉnh
    không ngừng kiện toàn, đổi mới ND, PT hoạt động nói chung, lãnh đạo đổi
    mới công tác vận động quần chúng nói riêng đã rất quan tâm xây dựng nhiều
    chủ trương, nghị quyết cụ thể và chỉ đạo sát sao, chặt chẽ để lãnh đạo Hội
    LHPN tỉnh liên tục đổi mới ND, PT hoạt động. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
    đối với Hội LHPN trong đổi mới ND, PT hoạt động trở thành một nhân tố quan
    trọng đưa tới những thành công nổi bật của công tác Hội và phong trào phụ nữ
    tỉnh Hải Dương kể từ năm 1997.
    Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội LHPN đổi
    mới nội dung và phương thức hoạt động trong những năm (1997 – 2012), nhằm
    khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ
    tỉnh; đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân của ưu điểm, hạn
    chế đó, từ đó đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử để vận dụng, thực hiện tốt
    hơn trong những năm tiếp theo, góp phần thúc đẩy phong trào phụ nữ tỉnh Hải
    Dương, phong trào phụ nữ Việt Nam phát triển vững mạnh, ngang tầm với yêu
    cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế
    là việc làm hết sức cần thiết.
    Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Hải Dương
    lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt
    động từ năm 1997 đến năm 2012” làm Luận án Tiến sỹ khoa học Lịch sử,
    chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
     
Đang tải...