Luận Văn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006)

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kể từ những năm trước cho đến khi tách tỉnh (1991), chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh Nghệ Tĩnh, sau đó là Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu chú trọng vào phát triển nông nghiệp. Trong khi đó, cả về lý luận và thực tiễn, Đảng ta đã chỉ ra rằng, muốn nhanh chóng phát triển thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế, nước ta chỉ có thể lựa chọn con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với bước đi ban đầu là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
    Nhận thức được điều đó, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh sau khi tái lập đã có sự thay đổi trong tư duy lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Từ sau khi tái lập tỉnh (1991), nhất là các nhiệm kỳ khoá XV, XVI, Đảng bộ Hà Tĩnh đã rất chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bên cạnh việc tiếp tục truyền thống về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Điều đó đã được thể hiện qua các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ nêu trong các văn kiện, nghị quyết của các kỳ Đại hội, của Tỉnh uỷ và hoạt động thực tiễn của Đảng bộ tỉnh từ năm 1996 đến 2006 nhằm phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
    Đối với Hà Tĩnh, sự đổi mới tư duy lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho kinh tế địa phương có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đây chỉ là quá trình khởi đầu đang đặt ra. Do vậy, nghiên cứu, làm rõ sự vận dụng đường lối Trung ương vào địa phương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong giai đoạn hiện nay có giá trị khoa học, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn hết sức cấp bách. Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006)” làm luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, chủ trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là những quan điểm, chủ trương, chính sách cùng những tổng kết, đánh giá rút ra những kinh nghiệm về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự tổng kết, đánh giá đó được phản ánh trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - từ Đại hội VI đến Đại hội X và các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị Những đánh giá chính thức và quan trọng của Đảng ta phản ánh nhận thức lý luận và thực tiễn của Đảng về lãnh đạo công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình đổi mới. Vì vậy, những đường lối, chủ trương về công nghiệp luôn được các nhà lãnh đạo,lý luận, khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có những công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn một cách khái quát, các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau:
    Nhóm thứ nhất: Một số công trình nghiên cứu chuyên khảo đã xuất bản
    Nhóm thứ hai: Gồm một số luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã bảo vệ, nghiên cứu về quá trình thực hiện đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng.
    Ngoài ra còn có nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã đề cập đến vấn đề đường lối xây dựng và phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của nước ta trước đây và hiện nay.
    - Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên những thành công và hạn chế của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ trước và sau khi có đường lối đổi mới, đề cập đến vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế. Đồng thời, các tác giả đã đề ra những kiến nghị, giải pháp để tiếp tục phát triển, đổi mới nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nước ta. Tuy nhiên, có thể thấy còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cụ thể ở các địa phương. Hà Tĩnh là địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được thực hiện một số năm gần đây, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề đó một cách hệ thống. Cho nên đề tài luận văn là mới, không trùng lặp với các vấn đề đã nghiên cứu.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích nghiên cứu
    - Làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực đẩy mạnh một bước căn bản xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào điều kiện thực tiễn của địa phương từ năm 1996 đến năm 2006.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...