Luận Văn đảng bộ tỉnh an giang vận dụng tư tưởng hồ chí minh vào việc thực hiện chính sách văn hóa đối với đồ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VĂN HÓA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI



    LỜI CẢM ƠN
    Được làm luận văn Tốt nghiệp là một mong muốn của rất nhiều sinh viên sau bốn năm miệt mài dưới mái trường Đại học. Đó là bước nhảy cuối cùng để sinh viên có thể khẳng định mình sau một thời gian dài học tập. Do đó, ngay từ bước đầu thực hiện, sinh viên nào cũng phải suy nghĩ rất nhiều để chọn cho mình một đề tài mới, hay và mang tính cấp thiết. Và trong suốt quá trình thực hiện luận vãn đòi hỏi sinh viên tốn rất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu. Cũng như bao bạn sinh viên khác, tôi cũng đã đắn đo, trăn trở, nghĩ suy và cuối cùng tôi đã chọn một đề tài cho riêng mình, đó là: “Đảng bộ tỉnh An Giang vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chỉnh sách văn hóa đối với đồng bào dân tộc Chăm trong sự nghiệp đổi mới’’ làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình học tập, do đã nhiều lần làm các bài Niên luận, Tiểu luận nên khi bắt tay vào làm Luận vãn Tốt nghiệp tôi không có nhiều bỡ ngỡ vì đã nắm được các bước đi căn bản. Tuy nhiên, vì đây là một công trình nghiên cứu mang tính chất khoa học, thực tiễn và sâu sắc nên tôi cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Khoa Khoa học chính trị, quý Thầy Cô, đặc biệt là Thầy Phạm Văn Búa, kểt quả là tôi có được một luận vãn hoàn chỉnh như hiện nay.


    Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:


    - Ban lãnh đạo Khoa Khoa học chính trị, Thầy cố vấn học tập, Thầy hướng dẫn Phạm Văn Búa đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi tận tình .


    - ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Dân tộc tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo tỉnh An Giang, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, Ban Dân vận tỉnh An Giang, Cục Thống kê tỉnh An Giang, Chị Liên - Phòng Văn hóa huyện Tân Châu - tỉnh An Giang, Nhà sách Chính trị thành phố cần Thơ đã cung cấp cho tôi nguồn tài liệu quý giá.


    - Tập thể lớp Sư phạm Giáo dục công dân Khóa 31 đã động viên và nhắc nhở tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.


    Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn để bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện sâu sắc hơn.


    Xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài .1


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .3


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 3


    5. Kết cấu của đề tài .3


    NỘI DUNG


    Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VĂN HÓA4


    1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 4


    1.1.1. Khái niệm vãn hóa 4


    1.1.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa .9


    1.1.3. Nội dung cơ bản của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh 10


    1.2. Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa 18


    Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH AN GIANG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VĂN HÓA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI 28


    2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh An Giang và đồng bào dân tộc Chăm ở tỉnh An Giang 28


    2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh An Giang 28


    2.1.2. Người Chăm ở An Giang - Những vấn đề lịch sử 30


    2.2. Chính sách vãn hóa của Đảng đối với đồng bào dân tộc 50


    2.3. Chính sách văn hóa của Đảng bộ tỉnh An Giang đối với đồng bào dân tộc Chăm


    trong sự nghiệp đổi mới .53


    2.4. Quá trình và kết quả thực hiện chính sách vãn hóa của Đảng bộ tỉnh An Giang đối


    với đồng bào dân tộc Chăm 56


    2.4.1. Thành tựu .56


    2.4.2. Hạn chế 67
    2.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hoá của người Chăm An Giang


    trong sự nghiệp đổi mới .69


    KẾT LUẬN 75


    PHỤ LỤC .77


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Văn hóa là từ có nội hàm rất rộng bao trùm cả lĩnh vực lịch sử, giáo dục, xã hội . Văn hóa giúp cho lịch sử con người nhận thức được không gian, và mọi vật xã hội tiến tới chân - thiện - mỹ. Trải qua bao biến chuyển của lịch sử, nếu có một điều đáng tự hào của nhân loại nói chung, đó chính là thành tựu văn hóa. Lịch sử trên thế giới đã chứng minh: lớp bụi thời gian sẽ làm phai mờ tất cả, trừ giá trị văn hóa vẫn mãi mãi lưu truyền. Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì vãn hóa dân tộc trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa ữong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu “Xây dựng một nền vãn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.


    Đối với từng quốc gia đều có những nét văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của quốc gia dân tộc mình gắn liền với sắc thái văn hóa của tất cả các dân tộc sinh sống trên quốc gia đó. Đối với từng đơn vị hành chính (tỉnh, huyện) của một quốc gia, bên cạnh tất cả các sắc thái văn hóa của các dân tộc đang sinh sống còn có những địa danh, khu di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống . góp phần tạo nên những nét văn hóa rất đơn nhất, rất đặc sắc của đơn vị hành chính đó. Do đó, nếu biết phát huy và phát triển các giá tri văn hóa của mỗi con người, của các cộng đồng dân tộc, của từng khu di tích lịch sử, của từng lễ hội truyền thống một cách lành mạnh thì càng có điều kiện thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.


    Việt Nam có 64 tỉnh, thành trải dài từ Bắc chí Nam hầu như nơi nào cũng có di tích và thắng cảnh. Mỗi di tích và thắng cảnh như mỗi bông hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. An Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, vùng đất có lợi thế về thiên nhiên, là vùng đồng bằng bỗng dưng có núi. Đây còn là vùng đất giàu di tích lịch sử văn hóa. Vùng đất này trở thành trung tâm du lịch hành hương điển hình biểu tượng của miền Tây; một hình ảnh An Giang trong lòng mọi người. Từ vị trí địa lý đặc biệt của mình, An Giang xưa đã trở thành trung tâm văn hóa
    Óc Eo nổi tiếng trong chín tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, nền vãn hóa của An Giang có thể nói là phong phú, đa dạng và độc đáo hơn cả so với các tỉnh khác vì có sự đóng góp của đồng bào dân tộc Chăm.


    Dân tộc Chăm là một trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một trong 54 bông hoa rực rỡ sắc màu trong vườn hoa dân tộc. Đó cũng là nguồn lực vô giá cho sức mạnh Việt Nam trên bước đường tiếp tục đổi mới đất nước. Người Chăm sống chủ yếu tại các địa bàn Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang là địa bàn duy nhất ở miền Tây Nam Bộ có người Chăm cư trú. Nhờ đó mà nền vãn hóa của tỉnh An Giang có sự nối trội khác biệt so với các vùng lân cận.


    Hưởng ứng chính sách của Đảng về vấn đề “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, những năm gàn đây, Đảng bộ tinh An Giang đã có những chủ trương, chính sách nhằm chăm lo phát triển đời sống vãn hóa của đồng bào dân tộc Chăm, để cho họ có thể theo kịp sự phát triển chung của đất nước. Nhận thấy đây là một vấn đề khá mới mẻ, tôi quyết định chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh An Giang vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiện chính sách văn hóa đổi với đồng bào dân tộc Chăm trong sự nghiệp đỗi mới”, một mặt để tôi có dịp tìm hiểu sâu hơn về nền vãn hóa của dân tộc này, mặt khác, tôi mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa của đồng bào Chăm nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng trong sự nghiệp đổi mới.


    Trong quá trình đi khảo sát thực tế ở từng địa phương có đồng bào Chăm sinh sống cũng như là quá trình đi xin số liệu, tài liệu ở các cơ quan hành chính, tôi được biết đề tài mà tôi nghiên cứu là một vấn đề khá mới, do đó về phần tài liệu, số liệu còn rất hạn chế. Vì vậy mà luận văn của tôi có lẽ vẫn còn ít nhiều thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm và đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn để đề tài này được phong phú hơn, hoàn chỉnh hơn.


    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:


    Mục đích nghiên cứu của đề tài là: tìm hiểu các hoạt động văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang hiện nay, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống văn hóa của họ.


    Đe thực hiện mục đích trên, luận văn tập trang giải quyết một số nhiệm vụ: tìm hiểu mọi mặt trong đời sống vãn hóa của đồng bào Chăm, trong đó chú ý một khía
    cạnh nổi bật nhất, độc đáo nhất. Từ đó tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm ở An Giang trong sự nghiệp đổi mới.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:


    * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình văn hóa của người Chăm An Giang, chính sách của Đảng đối và Đảng bộ tỉnh An Giang đối với văn hoá của đồng bào dân tộc Chăm.


    * Phạm vi nghiên cứu: Các ấp, xã có người Chăm sinh sống ở các huyện: Tân Châu, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, Châu Thành thuộc tỉnh An Giang. Trong đó tôi đi sâu tìm hiểu về lễ hội văn hoá Ramadan của dân tộc này.


    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:


    * Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vãn hóa trong sự nghiệp đổi mới. Vận dụng những quan điểm, tư tưởng đó vào việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của cả nước nói chung và việc thực hiện chính sách văn hóa của Đảng bộ An Giang đối với đồng bào dân tộc Chăm trong sự nghiệp đổi mới nói riêng.


    * Phương pháp nghiên cứu:


    Để thực hiện được đề tài này tôi đã sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích tổng hợp, đối chiếu thống kê, so sánh, điều tra xã hội học.


    5. Kết cấu của đề tài:


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương và 7 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...