Thạc Sĩ Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990 - 2004)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội; ra đời cách đây hàng ngàn năm, cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Từ lâu, tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân ở hầu hết các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Từ rất sớm, một số tôn giáo du nhập vào nước ta như: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do nhu cầu của một bộ phận lớn quần chúng nhân dân khu vực Nam Bộ đã hình thành nên những tôn giáo mới như: Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo. Đến nay Vịêt Nam được xem là quốc gia đa tôn giáo (có 6 tôn giáo chính thức).
    Vấn đề tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm ở Việt Nam. Vì vậy, Đảng ta đã sớm nhận thức và có phương hướng giải quyết đúng vấn đề tôn giáo, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta có nhận thức mới về vấn đề này, mở đầu bằng Nghị quyết 24-NQ/BCT của Bộ Chính trị (ngày 16-10-1990) về tôn giáo. Nghị quyết này đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong công tác tôn giáo.
    Quán triệt Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, từ 1990, Đảng bộ tỉnh An Giang đã lãnh đạo thực hiện thắng lợi công tác tôn giáo ở một tỉnh biên giới đa dân tộc, đa tôn giáo, với nhiều nét sáng tạo. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ về công tác tôn giáo là rất cần thiết, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ nói riêng, vào việc nghiên cứu, tổng kết công tác tôn giáo của toàn Đảng nói chung. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh An Giang lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo (1990 - 2004)” làm luận văn tốt nghiệp. Với Luận văn này, tác giả mong muốn góp phần tìm hiểu nét đặc thù của tôn giáo ở An Giang và sự lãnh đạo của Đảng bộ trong một lĩnh vực đang rất cần được tổng kết, rút kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo ở các giai đoạn cách mạng tiếp theo của Đảng bộ.

    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Vấn đề tôn giáo ở Việt Nam nói chung, ở An Giang nói riêng đã được đề cập ở nhiều công trình, bài viết dưới nhiều góc độ khác nhau, như: “Một số tôn giáo ở Việt Nam” của Ban Tôn giáo Chính phủ (1993), “Vài nét cơ bản về tôn giáo ở An Giang” của Trần Thanh Phương (1984), “Vài nét cơ bản về các tôn giáo ở An Giang” của Trương Thanh Sơn và Lê Hoàng Lộc (1993), “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của PGS,TSKH Trần Ngọc Thêm (1996), “Văn hoá tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Đăng Duy (1997), "Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay" do GS Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1996), "Xã hội học tôn giáo" của Sabino Acquaviva (1998), “Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ” do GS,TS Đỗ Quang Hưng chủ biên (2001), “Di tích lịch sử văn hoá An Giang” (2001). Năm 1996, Phạm Bích Hợp có Luận án PTS Dân tộc học về “Đời sống xã hội và tâm lý nhân dân Việt Nam ở làng Hòa Hảo tại An Giang trước và sau 1975”. Năm 1997, Bùi Thị Thu Hà có Luận văn thạc sĩ bàn về “Đảng bộ An Giang vận động quần chúng tín đồ Hoà Hảo tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975”. Năm 1999, Nguyễn Hoàng Sa có Luận án tiến sĩ “Phật giáo Hoà Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long”
    Các công trình nghiên cứu và luận văn sau đại học nói trên đã đề cập đến những nội dung và phạm vi khác nhau về tình hình tôn giáo ở An Giang. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở An Giang nói chung, công tác tôn giáo của Đảng bộ tỉnh An Giang nói riêng là một vấn đề lớn, cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu.

    3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Mục đích

    Trên cơ sở nghiên cứu sự lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ (từ năm 1990 đến năm 2004), Luận văn bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, góp phần vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ trên lĩnh vực tôn giáo nói riêng, trong công tác dân vận ở địa phương nói chung.
    3.2. Nhiệm vụ
    - Trình bày đặc điểm tôn giáo ở An Giang và công tác tôn giáo của Đảng bộ.
    - Làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ (từ năm 1990 đến năm 2004); trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế, rút ra kinh nghiệm về công tác tôn giáo của Đảng bộ.
    3.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Tôn giáo và công tác tôn giáo là một vấn đề phức tạp. Dưới góc độ lịch sử, Luận văn chỉ đi sâu tìm hiểu công tác tôn giáo của Đảng bộ và tập trung vào thời kỳ 1990 - 2004.

    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận

    Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đổi mới của Đảng ta về tôn giáo.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn vận dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra.

    5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    Luận văn trình bày một cách có hệ thống đường lối, chủ trương và quá trình lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng bộ An Giang, từ năm 1990 đến năm 2004. Trên cơ sở đó, rút ra một số kinh nghiệm về công tác tôn giáo của Đảng bộ.
    Việc thực hiện luận văn này góp phần vào việc tổng kết lịch sử của Đảng ở địa phương.
    6. Ý nghĩa của Luận văn
    - Luận văn góp phần khẳng định những quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về công tác tôn giáo và sự vận dụng sáng tạo của Đảng bộ An Giang vào điều kiện cụ thể của địa phương.
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở trường chính trị, cao đẳng, đại học và là tài liệu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ nhận thức của đảng bộ các cấp ở An Giang.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...