Tiến Sĩ Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
    Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 33
    1.1 Yêu cầu khách quan xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội 33
    1.2 Chủ trương của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2005) 53
    1.3 Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2005) 61
    Chương 2 ĐẢNG BỘ QUÂN ĐỘI LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 82
    2.1 Những yếu tố mới tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội 82
    2.2 Chủ trương của Đảng bộ Quân đội đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2006 - 2010) 93
    2.3 Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những năm 2006 - 2010 102
    Chương 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 125
    3.1 Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010 125
    3.2 Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị (2001 - 2010) 141
    KẾT LUẬN 165
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 167
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
    PHỤ LỤC 187

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
    01 Ban Chấp hành Trung ương BCHTW
    02 Chính trị quốc gia CTQG
    03 Chính ủy, chính trị viên CU, CTV
    04 Chủ nghĩa xã hội CNXH
    05 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
    06 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT
    07 Đảng ủy Quân sự Trung ương ĐUQSTW
    08 Giáo dục lý luận chính trị quân sự GDLLCTQS
    09 Nhà xuất bản Nxb
    10 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN
    11 Quốc phòng toàn dân QPTD
    12 Tổng cục Chính trị TCCT
    13 Trang Tr.
    14 Xã hội chủ nghĩa XHCN





    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010”, được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề đã được tác giả quan tâm từ rất sớm, sau khi xin ý kiến một số chuyên gia, một số cán bộ cao cấp trong quân đội và các thầy hướng dẫn, tác giả đã quyết định chọn đề tài trên làm luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng. Đề tài luận án trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản như: Những nhân tố tác động và yêu cầu khách quan phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị. Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo; đồng thời, đưa ra những nhận xét ban đầu, trên cơ sở đó rút ra kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội từ năm 2001 đến năm 2010.
    Những vấn đề được luận giải trong đề tài luận án là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ và kế thừa có chọn lọc những nội dung cơ bản trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố. Đề tài là một công trình khoa học độc lập, mới mẻ, không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” và “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém” [122, tr. 309]. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Theo Người, xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận phải được coi là công việc gốc của Đảng, là điều kiện bảo đảm cho cách mạng phát triển không ngừng. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” [124, tr. 622].
    Đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quân đội có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng nòng cốt tiến hành các hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cho quân đội luôn trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân; là công cụ bạo lực sắc bén của quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc, vì CNXH, luôn nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, ngay trong Nghị quyết về Đội Tự vệ được thông qua tại Đại hội I (3/1935), Đảng đã khẳng định: “Trung đội có một người chánh, một người phó trung đội trưởng và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy” [48, tr. 203]. Quan điểm nhất quán trên đây của Đảng đã đặt nền móng cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng.
    Quán triệt quan điểm đó, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, Đảng bộ Quân đội thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị các cấp một cách toàn diện. Đặc biệt, từ khi quán triệt và thực hiện Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khóa IX) Về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị quyết số 513/NQ-ĐUQSTW của ĐUQSTW về lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trên tất cả các lĩnh vực; tạo cơ sở để nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng công tác của đội ngũ CU, CTV nói riêng, đội ngũ cán bộ chính trị trong toàn quân nói chung; góp phần nâng cao chất lượng xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị vẫn còn một số hạn chế như: Công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị chất lượng chưa cao; số lượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu về tổ chức, biên chế; năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của một số đồng chí chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Nhìn chung “cán bộ chính trị còn mỏng và yếu về kiến thức khoa học xã hội, nhân văn” [56, tr. 2], nhất là đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội.
    Hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và mục tiêu xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng quân đội về chính trị làm cơ sở. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với nhiều thủ đoạn nham hiểm. Trong đó, QĐNDVN được xác định là một trọng điểm chống phá với những chiêu bài như: Xuyên tạc bản chất, truyền thống và nhiệm vụ chính trị; phủ nhận thành quả cách mạng của quân đội, đòi thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội; chúng đang tìm mọi cách để móc nối, lôi kéo và làm tha hóa đội ngũ cán bộ các cấp trong quân đội . Thực tiễn đó đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động CTĐ, CTCT, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng quân đội về chính trị; trước hết phải tập trung nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị vững mạnh toàn diện là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
    Vì vậy, nghiên cứu và tổng kết quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm chủ yếu giúp gợi mở cho việc hoạch định các chủ trương và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tiếp theo là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn.
    Đây là những lý do cơ bản để nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu
    Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu, luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị quân đội từ năm 2001 đến năm 2010.
    Trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010.
    Nhận xét và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010 của Đảng bộ Quân đội.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Về nội dung: Nghiên cứu những chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ chính trị giữ cương vị chủ trì CTĐ, CTCT.
    Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm (2001 – 2010). Tuy nhiên, để vấn đề nghiên cứu có tính hệ thống, luận án có đề cập một số nội dung liên quan trong thời gian trước và sau 10 năm nói trên.
    Về không gian: Luận án nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chính trị do các tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân đội quản lý ở phạm vi toàn quân.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận
    Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ.
    * Cơ sở thực tiễn
    Luận án thực hiện trên cơ sở thực tiễn quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất là trong những năm 2001 - 2010.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc; ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân kỳ và phương pháp chuyên gia để thực hiện luận án.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án trình bày có hệ thống chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Quân đội về xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010.
    Đưa ra một số nhận xét về quá trình Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong những năm 2001 - 2010.
    Rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng vào công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong thời gian tới.
    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    Luận án góp phần tổng kết về lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị của Đảng bộ Quân đội trong giai đoạn 2001 - 2010.
    Luận án là tài liệu để các tổ chức đảng tham khảo trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị; đồng thời, là tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng trong các học viện, nhà trường quân đội.
    8. Kết cấu của luận án
    Kết cấu luận án gồm: Phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...