Thạc Sĩ Đảng bộ liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 - 1954)

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đảng bộ liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân pháp (1945 - 1954)

    Luận văn dài 105 trang
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài
    Xây dựng hậu phương đảm bảo nguồn lực về kinh tế có vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh cách mạng. Lênin khẳng định, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, "nhân tố kinh tế vẫn là quyết định, đó là một chân lý" [44, tr. 55].
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xuất phát từ mục đích của cuộc kháng chiến, từ đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Lênin, từ kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ địa thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng ta đã chủ động xây dựng căn cứ địa, hậu phương của kháng chiến, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế kháng chiến, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
    Với tầm nhìn chiến lược, căn cứ vào những yếu tố chủ quan, khách quan: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người, . của vùng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm lựa chọn và quyết định xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh thành hậu phương lớn mạnh của cuộc kháng chiến. Quán triệt chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Liên khu IV đã trực tiếp lãnh đạo nhân dân ba tỉnh từng bước xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh vững mạnh. Công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, trong đó nổi bật lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV.
    Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp ở vùng tự do Liên khu IV là cần thiết, góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, khoa học của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và chủ trương xây dựng nền kinh tế kháng chiến của Trung ương Đảng; làm sáng rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu đối với công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở địa bàn Thanh - Nghệ - Tĩnh; lý giải rõ hơn một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến. Qua đó, thấy được vai trò và sự đóng góp to lớn của Đảng bộ Liên khu IV và của quân dân Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến. Qua nghiên cứu có thể rút ra những kinh nghiệm về lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
    Vì lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề "Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là một chủ đề lớn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên các góc độ khác nhau. Trước hết, các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng, các công trình tổng kết lịch sử chiến tranh như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I (sơ thảo) (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập I, II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994; Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, . đã trình bày một cách khái quát, toàn diện quá trình Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tất cả các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. Trên cơ sở trình bày khách quan, khoa học cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, các công trình trên đã rút ra ý nghĩa, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến; trong đó phân tích sâu sắc bài học về xây dựng hậu phương. Trong bức tranh tổng thể đó, xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh được đề cập ở một vài khía cạnh mang tính chất minh họa kết quả.
    Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế của Viện Kinh tế học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Kinh tế Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi (1945-1954), Nxb Khoa học, Hà Nội, 1966;
    45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990; Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập I của Đặng Phong, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000 . đã phản ánh khá sinh động nền kinh tế Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đi sâu phân tích những đặc điểm, mục đích, thành tựu của nền kinh tế kháng chiến; các nguyên tắc kinh tế, chính sách kinh tế, bộ máy kinh tế kháng chiến, từng ngành kinh tế; trong đó điểm vài nét về xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Liên khu IV.
    Đặc biệt, một số công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ được bảo vệ thành công đã xuất bản thành sách như: Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Liên khu IV (1945-1954) của Viện Lịch sử Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954, của PGS.TS Ngô Đăng Tri, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Luận án tiến sĩ, bảo vệ năm 1993, tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của PTS Đào Trọng Cảng và các công trình lịch sử Đảng bộ các địa phương Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh . đã dựng lại bức tranh tổng thể về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở Liên khu IV hoặc phản ánh trực tiếp công cuộc xây dựng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh nhưng dừng lại ở mức khái quát toàn diện mọi mặt từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và nêu ra ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm của công cuộc xây dựng hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh một cách chung nhất. Cho đến nay, chưa có một công trình lịch sử nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc, toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV đối với công cuộc xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh thời kỳ này, từ đó rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng kinh tế.
    Tuy nhiên, những công trình lịch sử trên đây là nguồn kiến thức hết sức quý giá, là nguồn tư liệu phong phú và là cơ sở quan trọng để học viên kế thừa giúp cho việc xây dựng bản thảo luận văn của mình.
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    a) Mục đích của luận văn
    Làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trên mặt trận kinh tế.
    b) Nhiệm vụ của luận văn
    - Làm rõ vai trò, vị trí chiến lược của Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến và những điều kiện để xây dựng Thanh - Nghệ - Tĩnh trở thành hậu phương vững chắc về kinh tế của cuộc kháng chiến.
    - Làm rõ quá trình Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế trong cuộc kháng chiến.
    - Đánh giá những thành tựu, nêu rõ những đóng góp về mặt kinh tế
    của Thanh - Nghệ - Tĩnh đối với cuộc kháng chiến, rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kinh tế của Đảng bộ Liên khu IV trong 9 năm kháng chiến.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV trên mặt trận xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
    - Nội dung nghiên cứu: Sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu IV đối với công cuộc xây dựng kinh tế ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.
    - Thời gian: trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).
    - Không gian: ở địa bàn vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.
    5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    a) Cơ sở lý luận
    Trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta về vai trò của kinh tế, vai trò của hậu phương trong chiến tranh cách mạng.
    b) Nguồn tư liệu
    - Các văn kiện của Bộ Chính trị, Trung ương; bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các văn kiện, báo cáo của Liên khu ủy IV, của Đảng bộ ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được xác định là nguồn tài liệu chính, chủ yếu.
    - Một số công trình khoa học, luận án, luận văn có liên quan đến đề tài là tài liệu tham khảo.
    c) Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu, ngoài ra là các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh nhằm làm nổi bật quá trình xây dựng kinh tế của nhân dân vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1945-1954.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hóa quá trình Trung ương Đảng lãnh đạo xây dựng nền kinh tế kháng chiến và Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế ở vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
    - Rút ra một số kinh nghiệm về vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến.
    - Là tài liệu tham khảo, góp phần nghiên cứu sâu hơn lịch sử toàn Đảng và lịch sử Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo xây dựng kinh tế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU IV LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC KINH TẾ VÀ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG KINH TẾ KHÁNG CHIẾN Ở VÙNG TỰ DO LIÊN KHU (1945-1950)
    1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng tự do Liên khu IV khi bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
    1.2.Đảng bộ Liên khu IV lãnh đạo khôi phục và bước đầu xây dựng kinh tế kháng chiến ở vùng tự do (1945-1950)
    Chương 2: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU IV LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG TỰ DO, GÓP PHẦN ĐƯA CUỘC KHÁNG CHIẾN ĐẾN THẮNG LỢI (1951-1954)
    2.1.Tình hình mới và chủ trương của Đảng bộ Liên khu về xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, góp phần phục vụ yêu cầu ngày càng cao của kháng chiến
    2.2.Đảng bộ Liên khu IV chỉ đạo xây dựng kinh tế vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh (1951-1954)
    2.3.Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng kinh tế trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng bộ Liên khu IV
    KẾT LUẬ­N
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...