Luận Văn Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo hoạt động thương mại Lào Cai - Vân Nam giai đoạn 1991- 2010

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là Kinh tế đối ngoại và Kinh tế cửa khẩu. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam - Trung Quốc có đầy đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông. Từ đó tạo ra những tiềm năng to lớn cho Lào Cai phát triển trao đổi thương mại với thị trường rộng lớn hơn 300 triệu dân phía Tây Nam Trung Quốc, trong đó thị trường chủ yếu và truyền thống của hàng hóa tỉnh Lào Cai sản xuất và xuất khẩu là tỉnh Vân Nam.
    Từ sau ngày tái lập tỉnh (10/1991), thực hiện đường lối đổi mới, tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế. Lào Cai là một trong số bảy tỉnh biên giới phía Bắc (Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh) sớm khai thông và mở rộng quan hệ giữa Đảng, chính quyền hai địa phương của hai nước Việt - Trung. Thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X (1991 - 1995), khóa XI (1996 - 2000), khóa XII (2001 - 2005), khóa XIII (2006 - 2010) về hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu, phát huy lợi thế đắc địa của cửa khẩu quốc tế, toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Lào Cai đoàn kết, năng động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, đã đạt được những thành tựu hết sức cơ bản trong hoạt động trao đổi thương mại với thị trường Vân Nam - Trung Quốc.
    Hoạt động cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu luôn là “tâm điểm” của hai tỉnh, vì đây là cửa ngõ của hai quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, điểm nút giao thông quan trọng trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). Hai bên đã nỗ lực đầu tư hạ tầng khu vực cửa khẩu, từng bước xây dựng cửa khẩu văn minh, hiện đại; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh sôi động hơn.
    Việc nghiên cứu sự lãnh đạo Đảng bộ Lào Cai đối với hoạt động thương mại Lào Cai - Vân Nam giai đoạn 1991- 2010 là điều cần thiết. Thông qua đề tài này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về các chủ trương của Đảng bộ Lào Cai về phát triển quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, thấy được kết quả hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai- Vân Nam từ 1991 đến 2010, những bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai - Vân Nam. Qua đó có thể khẳng định chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại, kinh tế cửa khẩu, mở rộng trao đổi thương mại với thị trường Vân Nam - Trung Quốc của Đảng bộ Lào Cai là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế đang diễn ra sôi động trong khu vực và trên toàn thế giới.
    Xuất phát từ những lý do trên, em quyết định chọn vấn đề: “Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo hoạt động thương mại Lào Cai - Vân Nam giai đoạn 1991- 2010” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

    1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Vấn đề sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai - Vân Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên những lĩnh vực khác nhau.
    Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” tập I (1930 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 1994 đề cập đến vị thế và truyền thống của Lào Cai trong lịch sử Việt Nam; việc khai thông luồng lạch trên tuyến sông Hồng, tăng cường trao đổi hàng hóa với vùng Vân Nam dưới các thời Lê, Nguyễn.
    Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lào Cai” (1947- 2007), Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2010 đề cập đến quá trình lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong sự nghiệp bảo vệ những thành quả cách mạng của Tổ quốc và địa phương; những chủ trương khai thác thế mạnh hoạt động mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) sau ngày tái lập tỉnh (tháng 10/1991); những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp sau.
    Ngày 28/11/2008, Hội thảo quốc tế “Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, vai trò của tỉnh Lào Cai” được tổ chức tại Lào Cai. Các báo cáo tham luận tại hội thảo đã đề cập nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động trao đổi buôn bán giữa vùng Bắc Bộ Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của tỉnh Lào Cai trong các hoạt động này. Có thể kể tới một số báo cáo như: “Điểm qua tư liệu về giao lưu kinh tế Lào Cai - Vân Nam qua sông Hồng trong lịch sử” Nguyễn Hữu Tâm - Nguyễn Quang Trung, “Giao lưu văn hóa trao đổi kinh tế giữa Lào Cai - Vân Nam qua lưu vực sông Hồng” Trần Hữu Sơn
    Cuốn “Lào Cai vận hội mới”, Nxb Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2005 đề cập đến mối quan hệ hợp tác về các mặt kinh tế, văn hóa giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung và nhân dân hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng; khái quát hoạt động trao đổi kinh tế thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu qua các năm
    Cuốn “Đặc san báo Lào Cai - Vị thế Lào Cai”, Công ty cổ phần in và thương mại Lào Cai xuất bản năm 2010 viết về những nỗ lực khôi phục và tăng cường quan hệ hữu nghị trên tuyến biên giới Việt - Trung của Đảng bộ Lào Cai sau ngày tái lập tỉnh (tháng 10/1991); việc mở lại cửa khẩu Lào Cai- Hà Khẩu và tình hình trao đổi kinh tế thương mại Lào Cai - Vân Nam.
    Cuốn “Lào Cai - một thế kỷ phát triển và hội nhập”, Nxb Thông tấn xã Việt Nam - Công ty văn hóa trí tuệ Việt, xuất bản năm 2007. Đây là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về con người, xã hội, kinh tế, văn hóa Lào Cai nhân kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (12/7/1907- 12/7/2007). Những bài viết nêu lên truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, tích cực khai thác tiềm năng, thế mạnh về kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu của địa phương của Đảng bộ và nhân dân Lào Cai trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước; những thành tựu hết sức cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh khi thực hiện thành công các nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh sau ngày được tái lập.
    Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xuất bản cuốn “Lào Cai - cơ hội đầu tư và kinh doanh: Doanh nghiệp phát tài, Lào Cai phát triển” nhằm quảng bá cho hoạt động kinh tế thương mại của tỉnh. Cuốn sách đã chỉ ra vị trí, vai trò của cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu trong tuyến hành lang kinh tếCôn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; nêu lên các lĩnh vực hợp tác, các Đề án phát triển thương mại và dịch vụ của Lào Cai với Vân Nam.
    Tỉnh ủy Lào Cai,“7chương trình công tác trọng tâm với các đề án thực hiện chương trình khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu khẩu và du lịch” của Ban chấp hành Đảng bộ Lào Cai khóa XII (2000 – 2005).
    Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu nói trên, em nhận thấy chưa có công trình nào chuyên sâu về vấn đề: “Đảng bộ Lào Cai lãnh đạo hoạt động thương mại Lào Cai- Vân Nam giai đoạn 1991- 2010”. Tuy vậy, nội dung của các công trình trên đây là tài liệu quý giá, cung cấp những thông tin cần thiết giúp em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Lào Cai trong hoạt động thương mại Lào Cai - Vân Nam
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Về mặt không gian: Tỉnh Lào Cai
    Về mặt thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2010


    3.3. Nhiệm vụ đề tài
    - Khái quát về tỉnh Lào Cai và mối quan hệ thương mại Lào Cai- Vân Nam trước năm 1991.
    - Làm rõ chủ trương của Đảng bộ Lào Cai về phát triển thương mại Lào Cai- Vân Nam từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.
    - Tìm hiểu về kết quả hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai- Vân Nam từ 1991 đến 2010.
    - Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong lãnh đạo thương mại Lào Cai - Vân Nam
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Nguồn tài liệu
    - Tư liệu thành văn: Các cuốn sách tham khảo, các bài viết về quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam của Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Thương mại, Đặc san báo Lào Cai, Đặc san báo Thế giới và Việt Nam
    - Tư liệu lưu trữ: Các báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Lào Cai các khóa X, XI, XII, XIII; các Đề án thực hiện chương trình khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu, phát triển thương mại và dịch vụ Lào Cai; các Dự án tăng cường quảng bá xúc tiến thương mại và đầu tư Lào Cai; các Báo cáo về tình hình thực hiện kinh tế đối ngoại và kinh tế cửa khẩu; các Báo cáo kết quả thực hiện Đề án phát triển thương mại và dịch vụ lưu trữ tại Tỉnh ủy Lào Cai, Sở Công thương Lào Cai, thư viện tổng hợp Lào Cai, Cục lưu trữ và thống kê Lào Cai
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng hai phương pháp chủ yếu là: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp



    5. Đóng góp của đề tài
    - Góp phần tìm hiểu sâu hơn và có tính hệ thống các chủ trương của Đảng bộ Lào Cai về phát triển quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam từ sau khi Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.
    - Góp phần tìm hiểu về kết quả hoạt động trao đổi thương mại Lào Cai - Vân Nam từ 1991 đến 2010.
    - Tổng kết một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong lãnh đạo thương mại Lào Cai - Vân Nam
    - Kết quả của đề tài là một tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về lịch sử địa phương.
    6. Cấu trúc đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về tỉnh Lào Cai và quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam trước 1991.
    Chương 2: Quan hệ thương mại Lào Cai - Vân Nam từ 1991 đến 2010.
    Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm của Đảng bộ Lào Cai trong lãnh đạo thương mại Lào Cai - Vân Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...