Thạc Sĩ Đảng bộ Kiểm toán nhà nước lãnh đạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên trong giai đoạn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Đảng bộ Kiểm toán nhà nước lãnh đạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên trong giai đoạn hiện nay


    Luận văn năm 2010 dài 124 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Một trong những công cụ rất quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế có hiệu quả theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đó là kiểm toán Nhà nước (KTNN).
    Kiểm toán Nhà nước ra đời theo nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Sau 10 năm hoạt động, KTNN đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò của mình và đó được xem như là một công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước. Để làm tốt hơn nữa vị trí, vai trò của KTNN, ngày 14/6/2005 Luật KTNN được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006. Theo đó, Điều 13 quy định: "Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" và Điều 14 quy định: "Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước". Với những quy định trên đã khẳng định vai trò to lớn của KTNN trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. Là công cụ kiểm tra tài chính công của Nhà nước, KTNN góp phần quan trọng đảm bảo việc thu nộp, chi tiêu ngân sách, quản lý tiền và tài sản nhà nước tiết kiệm và có hiệu quả, ngăn ngừa lãng phí và tiêu cực, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.
    Thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ ngày càng nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao cho thì Ban Cán sự đảng, Đảng bộ KTNN không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò của mình là lãnh đạo toàn diện các hoạt động của KTNN.
    Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và các nhiệm vụ khác, Đảng bộ đã xác định nhiệm vụ quan trọng và bao trùm là lãnh đạo thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm, đồng thời các nhiệm vụ khác đều tích cực quan tâm thực hiện. Nhận thức đúng đắn điều đó, Đảng bộ KTNN đã tập trung bám sát mục tiêu, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực hoạt động, đổi mới công tác quản lý hoạt động kiểm toán ở tất cả các khâu của quy trình kiểm toán, nâng cao chất lượng công tác kiểm toán, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm toán, nên hàng năm đều hoàn thành tốt kế hoạch kiểm toán với quy mô ngày càng lớn, đa dạng về loại hình và phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng và hiệu quả kiểm toán.
    Bên cạnh những kết quả đã đạt được khá toàn diện, quan trọng và cơ bản, Báo cáo chính trị Ban Chấp hành Đảng bộ KTNN nhiệm kỳ IV, trình bày tại Đại hội V cũng chỉ rõ một số hạn chế, thiếu sót như: Quy mô kiểm toán còn rất nhỏ so với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; chất lượng kiểm toán và tiến độ kiểm toán còn khoảng cách so với yêu cầu của Luật KTNN. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng kiểm toán, trong đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên (KTV) là hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất.
    Về đạo đức nghề nghiệp của KTV, trong những năm qua, Ban Cán sự đảng, Đảng bộ KTNN đã quan tâm lãnh đạo để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho KTV nhà nước, nhờ vậy: "Tuyệt đại đa số có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với ngành, với nghề, trình độ chuyên môn vững, được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn" [22]. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm là cơ bản vẫn còn những hạn chế: "Một số cán bộ, Kiểm toán viên nhà nước còn hạn chế, yếu kém về năng lực, trình độ, phong cách, tác phong ứng xử, đạo đức nghề nghiệp" [25, tr. 23].
    Lãnh đạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho KTV, Đảng bộ đã thực hiện nhiều biện pháp, nhất là đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và "Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí" là một nhiệm vụ lớn lao của toàn Đảng, toàn dân, trong đó lực lượng KTV vừa là đối tượng thực hiện chống tham nhũng, nhưng đồng thời cũng là đối tượng cần phải được ngăn ngừa và khắc phục những hạn chế của KTV hiện nay và cũng là tình trạng chung mà Đảng ta đã cảnh báo: "Thoái hóa biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi" [10, tr. 262-263]. Đây thực sự là vấn đề rất quan trọng của Đảng bộ và cơ quan KTNN bởi: KTNN là công cụ quan trọng thực hiện chống tham nhũng lãng phí, thực hành tiết kiệm đối với các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Muốn vậy KTNN trước hết là phải chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm đối với chính mình, trong đó KTV là quan trọng nhất. Nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của KTV thì không những không chống được tham nhũng, mà còn hạn chế chất lượng hoạt động kiểm toán, trực tiếp gây tác động xấu, làm giảm uy tín của KTV, của ngành, làm mất lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với cơ quan KTNN.
    Lãnh đạo giữ vững và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho KTV được Ban Cán sự đảng, Đảng bộ KTNN và các tổ chức cơ sở đảng xác định là nhiệm vụ then chốt, là đòi hỏi khách quan của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với nhiệm vụ đặc thù của ngành.
    Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của KTNN trong giai đoạn mới (2010 - 2020), đòi hỏi cán bộ, công chức, KTV phải có đủ tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, đồng thời phải nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Việc chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Cán bộ, công chức, KTV trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là một vấn đề lớn, trọng tâm và cực kỳ khó khăn trong công tác Xây dựng Đảng mà Đảng bộ KTNN phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho tốt.
    Vì lý do đó, tôi chọn đề tài: "Đảng bộ Kiểm toán nhà nước lãnh đạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

    MỤC LỤC


    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ LÃNH ĐẠO NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO KIỂM TOÁN VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
    8
    1.1.
    Khái quát về cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Đảng bộ Kiểm toán nhà nước hiện nay
    8
    1.2.
    Đạo đức nghề nghiệp và lãnh đạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên
    19

    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ LÃNH ĐẠO NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO KIỂM TOÁN VIÊN Ở ĐẢNG BỘ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY - NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
    38
    2.1.
    Thực trạng đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán viên ở Đảng bộ Kiểm toán nhà nước hiện nay
    38
    2.2.
    Thực trạng lãnh đạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên ở Đảng bộ Kiểm toán nhà nước hiện nay - Nguyên nhân và kinh nghiệm
    45

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO KIỂM TOÁN VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    72
    3.1.
    Những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Kiểm toán nhà nước trong nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên
    72
    3.2.
    Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ Kiểm toán nhà nước trong nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho Kiểm toán viên
    78

    KẾT LUẬN
    111

    CÁC CễNG TRèNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CễNG BỐ
    113

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    114

    PHỤ LỤC
    119


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    KTNN
    : Kiểm toán nhà nước
    KTV
    : Kiểm toán viên
    NSNN
    : Ngân sách nhà nước
    XHCN
    : Xã hội chủ nghĩa
     
    nguyenhien.tc3 thích bài này.
Đang tải...